Người vùng cao xứ Nghệ dùng động vật sống trong lễ Tết

(Baonghean) - Mỗi dân tộc thiểu số ở miền Tây xứ Nghệ có 1 phong tục cúng Tết khác nhau. Tuy nhiên, với người Mông, Khơ Mú họ lại có 1 điểm chung là đều dùng gà sống để dâng lên tổ tiên, thần linh ngày Tết. 

Ngày Tết truyền thống của người Mông, Khơ Mú ở Nghệ An đều có 1 điểm chung là dùng động vật sống để cúng tế tổ tiên, thần linh.
Ngày Tết truyền thống của người Mông, Khơ Mú ở Nghệ An đều có 1 điểm chung là dùng động vật sống để cúng tế tổ tiên, thần linh. Ảnh: Đào Thọ
Gà là loài vật không thể thiếu trong các cộng đồng dân tộc này. Tuy nhiên, cách cúng gà của người Mông, Khơ Mú cũng có nét khác biệt.
Gà là loài vật không thể thiếu trong các cộng đồng dân tộc này. Tuy nhiên, cách cúng gà của người Mông, Khơ Mú cũng có nét khác biệt. Ảnh: Đào Thọ
Người Khơ Mú dùng gà để cắt lấy huyết bôi vào đầu gối các thành viên trong gia đình để cầu mong sự may mắn, an lành trong năm mới.
Người Khơ Mú dùng gà để cắt lấy huyết bôi vào đầu gối các thành viên trong gia đình để cầu mong sự may mắn, an lành trong năm mới. Ảnh: Đào Thọ
Sau khi bôi huyết xong, gà được làm thịt nhưng khi dọn mâm để cúng tổ tiên, người Khơ Mú chỉ lấy bộ phận chân, đầu, cánh và nội tạng gà.
Sau khi bôi huyết xong, gà được làm thịt nhưng khi dọn mâm để cúng tổ tiên, người Khơ Mú chỉ lấy bộ phận chân, đầu và nội tạng gà. Ảnh: Đào Thọ
Người Khơ Mú cũng biết dùng chân gà để đoán định năm mới.
Người Khơ Mú cũng biết dùng chân gà để đoán định năm mới. Ảnh: Đào Thọ
Ngoài lễ Tết, những buổi lễ cúng như gọi vía, làm cúng người Khơ Mú cũng sử dụng gà sống làm vật tế.
Ngoài lễ Tết, những buổi lễ cúng như gọi vía, cúng trong gia đình người Khơ Mú cũng sử dụng gà sống làm vật tế. Ảnh: Đào Thọ
Lễ cúng Tết của người Mông phức tạp hơn, bao gồm cúng chung cả bản và riêng từng gia đình.
Lễ cúng Tết của người Mông phức tạp hơn, bao gồm cúng chung cả bản và riêng từng gia đình. Ảnh: Đào Thọ
Lễ cúng chung cả bản diễn ra vào chiều 30 tháng Chạp. Thầy cúng tay cầm gà trống dẫn mọi người đi quanh đống cỏ tranh 3 vòng cầu mong mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt.
Lễ cúng chung cả bản diễn ra vào chiều 30 tháng Chạp. Thầy cúng tay cầm gà trống dẫn mọi người đi quanh đống cỏ tranh 3 vòng cầu mong mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt. Ảnh: Đào Thọ
Ngoài lễ Tết, người Mông cũng dùng động vật sống khác dê, lợn để cúng tổ tiên, thần linh.
Ngoài lễ Tết, người Mông cũng dùng động vật sống khác dê, lợn để cúng tổ tiên, thần linh. Ảnh: Đào Thọ
Tuy nhiên, khi cúng xong người Mông dùng nội tạng động vật chôn sâu trước cửa ra vào để tránh điềm xấu bay vào nhà. Như vậy, có thể thấy rằng mỗi cộng đồng dân tộc ở miền Tây Nghệ An đều có những phong tục riêng, mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc mình trong ngày Tết cổ truyền.
Tuy nhiên, khi cúng xong người Mông dùng nội tạng động vật chôn sâu trước cửa ra vào để tránh điềm xấu bay vào nhà. Như vậy, có thể thấy rằng mỗi cộng đồng dân tộc ở miền Tây Nghệ An đều có những phong tục riêng, mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc mình trong ngày Tết cổ truyền. Ảnh: Đào Thọ

 Đào Thọ

TIN LIÊN QUAN

Tin mới