Nguy cơ tai nạn từ hàng trăm lò ngói bỏ hoang ở làng Cừa

(Baonghean.vn) - Mặc dù đã bị dừng hoạt động theo chủ trương xóa bỏ lò ngói thủ công từ hơn 4 năm trước, nhưng đến nay hàng trăm lò ngói này vẫn chưa được tháo dỡ để hoàn trả mặt bằng do khiếu kiện kéo dài, trong khi chính quyền vẫn thấp thỏm lo xảy ra tai nạn.
Làng ngói Cừa (xã Nghĩa Hoàn, Tân Kỳ), từng là làng nghề sản xuất ngói lớn nhất miền Trung, là thương hiệu rất được ưa chuộng. Tuy nhiên, vì đấu đá nội bộ giữa các thành viên trong hợp tác xã, làng nghề một thời trù phú này trở nên xơ xác. Dù chính quyền các cấp nhiều lần vào cuộc trong suốt nhiều năm qua, nhưng đến nay mâu thuẫn vẫn chưa được giải quyết, để lại nhiều hệ lụy. Trong đó có thể kể đến là nguy cơ tai nạn từ hàng trăm lò ngói thủ công không được phá dỡ để hoàn trả mặt bằng. Ảnh: Mỹ Hà
Làng ngói Cừa (xã Nghĩa Hoàn, Tân Kỳ), từng là làng nghề sản xuất ngói lớn nhất miền Trung, là thương hiệu rất được ưa chuộng. Tuy nhiên, vì đấu đá nội bộ giữa các thành viên trong hợp tác xã, làng nghề một thời trù phú này trở nên xơ xác. Dù chính quyền các cấp nhiều lần vào cuộc trong suốt nhiều năm qua, nhưng đến nay mâu thuẫn vẫn chưa được giải quyết, để lại nhiều hệ lụy. Trong đó có thể kể đến là nguy cơ tai nạn từ hàng trăm lò ngói thủ công không được phá dỡ để hoàn trả mặt bằng. Ảnh: Mỹ Hà
Nắm được chủ trương xóa bỏ lò gạch, lò ngói thủ công, từ năm 2013, nhiều hộ dân ở làng Cừa thành lập hợp tác xã để chung tay góp vốn mua sắm thiết bị, lắp đặt dây chuyền sản xuất ngói công nghệ cao. Các chủ lò đã góp được hàng chục tỷ đồng, được giao nhiều hecta đất để bắt đầu sản xuất. Tuy nhiên, do bất đồng quan điểm, hàng chục hộ khác sau đó cũng thành lập một hợp tác xã thứ 2. Hai hợp tác xã cứ thế liên tục kiện tụng nhau, khiến thanh tra cho đến cơ quan công an nhiều lần vào cuộc giải quyết. Cho đến khi được sáp nhập, các xã viên chủ chốt vẫn không tìm được tiếng nói chung. Dẫn đến việc dây chuyền thiết bị được mua sắm từ lâu, đến nay vẫn chưa thể hoạt động. Các xã viên bỏ tiền góp vốn vì thế chưa được thu một đồng tiền lãi nào... Ảnh: Tiến Hùng
Nắm được chủ trương xóa bỏ lò gạch, lò ngói thủ công, từ năm 2013, nhiều hộ dân ở làng Cừa thành lập hợp tác xã để chung tay góp vốn mua sắm thiết bị, lắp đặt dây chuyền sản xuất ngói công nghệ cao. Các chủ lò đã góp được hàng chục tỷ đồng, được giao nhiều hecta đất để bắt đầu sản xuất. Tuy nhiên, do bất đồng quan điểm, hàng chục hộ khác sau đó cũng thành lập một hợp tác xã thứ 2. Hai hợp tác xã cứ thế liên tục kiện tụng nhau, khiến thanh tra cho đến cơ quan công an nhiều lần vào cuộc giải quyết. Cho đến khi được sáp nhập, các xã viên chủ chốt vẫn không tìm được tiếng nói chung. Dẫn đến việc dây chuyền thiết bị được mua sắm từ lâu, đến nay vẫn chưa thể hoạt động. Các xã viên bỏ tiền góp vốn vì thế chưa được thu một đồng tiền lãi nào... Ảnh: Tiến Hùng
 
Trong khi đó, từ năm 2017, toàn bộ lò ngói thủ công ở đây bị buộc phải dừng hoạt động theo chủ trương đã có từ trước. Chính quyền sau đó đã yêu cầu các hộ dân tháo dỡ lò ngói thủ công, hoàn thổ để trả lại mặt bằng nhưng không nhận được sự hợp tác. Trải qua mưa gió, những lò ngói này đã bị hư hại nặng, nguy cơ đổ sập bất cứ lúc nào. Chỉ cần một cơn gió nhẹ, những tấm mái che phía trên đã bị thổi xiêu vẹo, rơi xuống đất. Ảnh: Mỹ Hà.
Trong khi đó, từ năm 2017, toàn bộ lò ngói thủ công ở đây bị buộc phải dừng hoạt động theo chủ trương đã có từ trước. Chính quyền sau đó đã yêu cầu các hộ dân tháo dỡ lò ngói thủ công, hoàn thổ để trả lại mặt bằng nhưng không nhận được sự hợp tác. Trải qua mưa gió, những lò ngói này đã bị hư hại nặng, nguy cơ đổ sập bất cứ lúc nào. Chỉ cần một cơn gió nhẹ, những tấm mái che phía trên đã bị thổi xiêu vẹo, rơi xuống đất. Ảnh: Mỹ Hà.
Ông Nguyễn Đình Hưng - Chủ tịch UBND xã Nghĩa Hoàn cho biết, theo quy định, các hộ dân sẽ phải tự tháo dỡ, hoàn thổ rồi trả lại mặt bằng cho xã để xã tiếp tục kêu gọi đầu tư. Tuy nhiên, 4 năm qua số hộ chủ động tháo dỡ chỉ đếm trên đầu ngón tay. "Mỗi lần mưa gió chính quyền rất lo lắng vì sợ lò ngói sập xuống, gây tai nạn. Cũng may đến nay chưa có vụ nào. Thời gian tới, có thể chính quyền sẽ phải thuê máy móc để phá dỡ toàn bộ lò ngói này", ông Hưng nói. Trong ảnh là mái lợp của một nhà xưởng vừa bị gió Lào thổi bay gần một nửa. Ảnh: Tiến Hùng
Ông Nguyễn Đình Hưng - Chủ tịch UBND xã Nghĩa Hoàn cho biết, theo quy định, các hộ dân sẽ phải tự tháo dỡ, hoàn thổ rồi trả lại mặt bằng cho xã để xã tiếp tục kêu gọi đầu tư. Tuy nhiên, 4 năm qua số hộ chủ động tháo dỡ chỉ đếm trên đầu ngón tay. "Mỗi lần mưa gió chính quyền rất lo lắng vì sợ lò ngói sập xuống, gây tai nạn. Cũng may đến nay chưa có vụ nào. Thời gian tới, có thể chính quyền sẽ phải thuê máy móc để phá dỡ toàn bộ lò ngói này", ông Hưng nói. Trong ảnh là mái lợp của một nhà xưởng vừa bị gió Lào thổi bay gần một nửa. Ảnh: Tiến Hùng
Những hầm lò nguội lạnh suốt hơn 4 năm nay. Theo trần tình của các chủ lò thì bao nhiêu vốn liếng, họ đã góp vào hợp tác xã để mua thiết bị sản xuất ngói công nghệ cao. Tuy nhiên, đến nay hợp tác xã chưa thể đi vào hoạt động do đấu đá nội bộ khiến nhiều hộ lâm vào cảnh nợ nần. "Vì thế mà mỗi lần xã yêu cầu phá dỡ, các hộ dân đều trình bày do không có kinh phí", Chủ tịch UBND xã Nghĩa Hoàn nói. Ảnh: Mỹ Hà.
Những hầm lò nguội lạnh suốt hơn 4 năm nay. Theo trần tình của các chủ lò thì bao nhiêu vốn liếng, họ đã góp vào hợp tác xã để mua thiết bị sản xuất ngói công nghệ cao. Tuy nhiên, đến nay hợp tác xã chưa thể đi vào hoạt động do đấu đá nội bộ khiến nhiều hộ lâm vào cảnh nợ nần. "Vì thế mà mỗi lần xã yêu cầu phá dỡ, các hộ dân đều trình bày do không có kinh phí", Chủ tịch UBND xã Nghĩa Hoàn nói. Ảnh: Mỹ Hà.
Trải qua mưa gió, các lò ngói xuống cấp nghiêm trọng, nguy cơ đổ sập xuống bất cứ lúc nào. Ảnh: Tiến Hùng
Trải qua mưa gió, các lò ngói xuống cấp nghiêm trọng, nguy cơ đổ sập xuống bất cứ lúc nào. Ảnh: Tiến Hùng
Trong khi đó, ngay bên dưới các lò ngói này thường xuyên có nhiều người chăn bò, cắt cỏ. Nhiều trẻ em cũng thường chọn khu vực này để vui chơi. Ảnh: Mỹ Hà
Trong khi đó, ngay bên dưới các lò ngói này thường xuyên có nhiều người chăn bò, cắt cỏ. Nhiều trẻ em cũng thường chọn khu vực này để vui chơi. Ảnh: Mỹ Hà
Một số máy móc còn sót lại. Ảnh: Tiến Hùng
Một số máy móc còn sót lại. Ảnh: Tiến Hùng
Tháng 6/2020, trong buổi tiếp công dân, đồng chí Thái Thanh Quý - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy yêu cầu các sở, ngành liên quan, đặc biệt là huyện Tân Kỳ phải quan tâm vào cuộc giải quyết các vướng mắc ở làng ngói Cừa. Bí thư Tỉnh ủy giao Chủ tịch UBND huyện Tân Kỳ, cùng với xã Nghĩa Hoàn tiếp tục vào cuộc cùng HTX giải quyết các vấn đề nội bộ, giao Liên minh HTX tỉnh cử cán bộ về phối hợp với huyện Tân Kỳ tư vấn cho HTX các bước thực hiện các thủ tục một các chặt chẽ. Các nội dung trên chậm nhất là trong năm 2020 phải giải quyết hoàn thành... Ảnh: Mỹ Hà
Tháng 6/2020, trong buổi tiếp công dân, đồng chí Thái Thanh Quý - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy yêu cầu các sở, ngành liên quan, đặc biệt là huyện Tân Kỳ phải quan tâm vào cuộc giải quyết các vướng mắc ở làng ngói Cừa. Bí thư Tỉnh ủy giao Chủ tịch UBND huyện Tân Kỳ, cùng với xã Nghĩa Hoàn tiếp tục vào cuộc cùng HTX giải quyết các vấn đề nội bộ, giao Liên minh HTX tỉnh cử cán bộ về phối hợp với huyện Tân Kỳ tư vấn cho HTX các bước thực hiện các thủ tục một các chặt chẽ. Các nội dung trên chậm nhất là trong năm 2020 phải giải quyết hoàn thành... Ảnh: Mỹ Hà
Tuy nhiên, cho đến nay, hơn một năm đã trôi qua, "mớ hỗn độn" ở HTX này vẫn chưa được giải quyết. Dự án sản xuất ngói công nghệ cao vẫn chưa có tiến triển gì. Ảnh: Tiến Hùng
Tuy nhiên, cho đến nay, hơn một năm đã trôi qua, "mớ hỗn độn" ở HTX này vẫn chưa được giải quyết. Dự án sản xuất ngói công nghệ cao vẫn chưa có tiến triển gì. Ảnh: Tiến Hùng

Tin mới