Nhà báo Hoa Kỳ cho rằng các chính trị gia Mỹ đạo đức giả trong đàm phán với Nga

Phương pháp tiếp cận chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ luôn dựa trên các nguyên tắc về phạm vi ảnh hưởng, nhưng Hoa Kỳ thích lên án các quốc gia khác tuân thủ theo nguyên tắc tương tự vì an ninh của chính họ, theo tờ báo Mỹ The New York Times.

Hoa Kỳ từ lâu đã phản bội các nguyên tắc dân chủ

Nhà báo Peter Beinart cáo buộc các chính trị gia Mỹ đạo đức giả vì trong bối cảnh các cuộc đàm phán với Moskva về đảm bảo an ninh, nước Mỹ vẫn tuân thủ cái gọi là "Học thuyết Monroe".

Ảnh minh họa Sputnik
Ảnh minh họa Sputnik.

"Hoa Kỳ đã theo đuổi chính sách "phạm vi ảnh hưởng" ở bán cầu của mình trong gần 200 năm, kể từ khi Tổng thống James Monroe, trong bài phát biểu thường niên lần thứ 7 trước Quốc hội, tuyên bố Hoa Kỳ "nên xem xét bất kỳ nỗ lực nào của các cường quốc nước ngoài mở rộng ảnh hưởng của họ đến bất kỳ phần nào của bán cầu như một sự xâm phạm nguy hiểm đối với hòa bình và an ninh của chúng ta", Beinart viết.

Đe dọa chính trị

Tác giả cũng nhắc lại các quan chức chính quyền Nhà Trắng trước đây thường đề cập đến Học thuyết Monroe, coi vẫn hữu dụng trong thời đại chúng ta, và người của Joe Biden không tìm cách ngăn chặn hành vi ép buộc kinh tế các nước trong phạm vi lợi ích Hoa Kỳ.

"Hãy nhớ đến lệnh cấm vận kéo dài hàng thập kỷ của Washington đối với Cuba. Các quan chức Mỹ có thể tuyên bố mục đích của lệnh cấm vận là để thúc đẩy dân chủ, nhưng hầu hết mọi chính phủ trên thế giới, kể cả các nước dân chủ, đều coi đó là một hành động đe dọa chính trị", nhà báo nói.

Trong bối cảnh đàm phán về đảm bảo an ninh với Moskva, cũng như giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine, Beinart đã so sánh sự gần gũi của Ukraine với Nga với mối quan hệ Hoa Kỳ - Mexico.

"Mexico, quốc gia có đường biên giới dài với Hoa Kỳ giống với sự gần gũi của Ukraine với Nga, có thể công khai không đồng ý với chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, nhưng nước này không thể tham gia liên minh quân sự với các đối thủ của Hoa Kỳ. Không thể tưởng tượng được việc Chính phủ Mexico sẽ mời quân đội Nga hoặc Trung Quốc đến bên bờ sông Rio Grande của họ", tác giả chắc chắn.

Đồng thời, Beinart cho rằng, Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu không có cơ hội thực sự dưới bất kỳ hình thức nào để giảm ảnh hưởng của Nga trong không gian hậu Xô viết.

"Các ưu tiên hàng đầu của Mỹ phải là ngăn chặn một cuộc chiến tranh lớn hơn và đảm bảo Ukraine vẫn là một xã hội tự do. Và chúng ta nên thực hiện một thỏa thuận thừa nhận quyền phủ quyết của Nga đối với các liên minh quân sự của Ukraine để đạt được những ưu tiên đó, bởi vì trên thực tế, Nga đã sở hữu quyền đó", ông kết luận.

Đàm phán với NATO

Hôm thứ Tư, diễn ra cuộc họp Hội đồng Nga - NATO ở Brussels. Tại cuộc gặp, Thứ trưởng Ngoại giao Alexander Grushko "trung thực, thẳng thắn và không cố gắng đi vòng vo" chỉ ra tình hình xấu đi thêm nữa trong quan hệ giữa Nga và phương Tây có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng và khó lường nhất đối với an ninh châu Âu.

Tin mới