Nhiều bản làng ở huyện vùng cao Tương Dương bị cô lập

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(Baonghean.vn) - Những ngày qua, tại huyện Tương Dương có mưa lớn kéo dài, nước từ thượng nguồn đổ về nên mực nước ở các con suối dâng cao, làm chia cắt nhiều tuyến đường, khiến cho nhiều bản làng bị cô lập.

Ông Lê Hồng Thái - Bí Thư Đảng uỷ xã biên giới Tam Hợp, huyện Tương Dương cho biết: Hoàn lưu bão số 4 đã gây mưa to liên tục trên diện rộng tại địa bàn xã và các xã lân cận, bắt đầu từ chiều 28/9. Theo đó, nước từ các sông suối dâng cao gây ngập cầu tràn nằm ngay cửa ngõ vào xã Tam Hợp, đây là tuyến đường độc đạo để người dân xã Tam Hợp ra trung tâm huyện. Vì vậy, tất cả các bản của xã của Tam Hợp đều bị cô lập.

Để đảm bảo an toàn cho học sinh, các trường trên địa bàn đã cho học sinh nghỉ học. Hiện chính quyền địa phương đã cắt cử lực lượng túc trực không cho người dân đi qua khu vực nguy hiểm này.

Cầu tràn bản Xốp Cốc, xã Yên Thắng đang bị ngập nghiêm trọng. Ảnh: Đình Tuân

Cầu tràn bản Xốp Cốc, xã Yên Thắng đang bị ngập nghiêm trọng. Ảnh: Đình Tuân

Tương tự, tại hai bản vùng trong của xã Yên Thắng là Xốp Cốc và bản Tạt cũng bị cô lập từ ngày 28/9 đến nay.

Tuyến đường từ bản Trung Thắng, xã Yên Thắng vào bản Xốp Cốc và bản Tạt có 2 cầu tràn, một cầu ở đầu bản Xốp Cốc, một cầu ở cuối bản Tạt. Mỗi khi có mưa, nước khe Chon dâng lên rất nhanh khiến cho 2 bản vùng trong này đều bị cô lập, mọi hoạt động giao thương của nhân dân bị chia cắt hoàn toàn. Được biết, bản Xốp Cốc và bản Tạt, xã Yên Thắng có khoảng hơn 200 hộ với khoảng hơn 800 nhân khẩu.

Tuyến đường 543c (Yên Tĩnh đi xã Hữu Khuông) nhiều điểm bị sạt lở, vùi lấp. Ảnh: Lô Khăm Kha

Tuyến đường 543c (Yên Tĩnh đi xã Hữu Khuông) nhiều điểm bị sạt lở, vùi lấp. Ảnh: Lô Khăm Kha

Đại diện chính quyền địa phương xã Yên Thắng cho biết, do chiều rộng của khe Chon khá lớn, nên mỗi khi nước dâng, nếu để người dân qua lại rất nguy hiểm, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn tính mạng, tài sản. Bởi vậy, hiện chính quyền địa phương lập chốt cấm người dân đi lại.

Ngoài ra, hiện cầu tràn thuộc địa phận bản Con Mương, xã Lưu Kiền cũng bị ngập, khiến cho hai bản Xoóng Con và Lưu Phong bị cô lập.

Hỗ trợ di dời tài sản cho các hộ dân trên địa bàn xã Xiêng My. Ảnh: Lô Khăm Kha

Hỗ trợ di dời tài sản cho các hộ dân trên địa bàn xã Xiêng My. Ảnh: Lô Khăm Kha

Hiện chính quyền địa phương xã Lưu Kiền đang huy động máy móc để khắc phục sự cố ngập cầu tràn tại bản Con Mương. Ảnh: Đình Tuân

Hiện chính quyền địa phương xã Lưu Kiền đang huy động máy móc để khắc phục sự cố ngập cầu tràn tại bản Con Mương. Ảnh: Đình Tuân

Theo số liệu của Ban Chỉ huy PCTT-TKCN của huyện Tương Dương: Tính đến 17h ngày 29/9 trên địa bàn huyện đã có 57 ngôi nhà bị ảnh hưởng (trong đó: 4 nhà di dời khẩn cấp, 30 nhà sạt lở đất đá vào nhà, 24 nhà có nguy cơ sạt lở đất đá); 33 con gia súc, gia cầm bị chết, cuốn trôi; 28,38 ha lúa thuần và 0,8 ha màu bị gãy đổ; 1 điểm trường; 1 điểm UBND xã, 2 nhà văn hóa, 8 cầu tràn bị ngập và nhiều tuyến đường giao thông bị sạt lở.

Đồng chí Nguyễn Văn Hải - Bí Thư Huyện ủy Tương Dương kiểm tra, đốc thúc công tác khắc phục sạt lở tại địa bàn xã Lượng Minh. Ảnh: Lô Khăm Kha

Đồng chí Nguyễn Văn Hải - Bí Thư Huyện ủy Tương Dương kiểm tra, đốc thúc công tác khắc phục sạt lở tại địa bàn xã Lượng Minh. Ảnh: Lô Khăm Kha

Đồng chí Phan Đức Sơn - Phó Bí thư, Chủ tịch UBND huyện Tương Dương kiểm tra, đốc thúc công tác khắc phục hậu quả sạt lở trên tuyến đường 543C. Ảnh: Lô Khăm Kha

Đồng chí Phan Đức Sơn - Phó Bí thư, Chủ tịch UBND huyện Tương Dương kiểm tra, đốc thúc công tác khắc phục hậu quả sạt lở trên tuyến đường 543C. Ảnh: Lô Khăm Kha

Những ngày qua, các đồng chí lãnh đạo Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện Tương Dương đã đôn đốc chỉ đạo các địa phương triển khai công tác ứng phó và khắc phục hậu quả, đồng thời chỉ đạo Ban chỉ huy PCTT-TKCN huyện trực tiếp xuống các địa phương bị thiệt hại chỉ đạo UBND các xã huy động lực lượng tại chỗ để hỗ trợ khắc phục thiệt hại, nhất là các hộ có thiệt hại về nhà.

Tin mới