Nhiều trở ngại lớn khi triển khai mạng 5G

Thế hệ công nghệ ưu việt sắp tới có thể mang lại nhiều tiện ích mới, nhưng lại không dành cho tất cả người dùng.

5G được cho sẽ hiện thực hóa những điều chỉ có trong khoa học viễn tưởng. Một cuộc sống thông minh trong những ngôi nhà kết nối thông suốt, những chiếc xe tự lái, điều chỉnh tủ lạnh từ xa, hay thậm chí bệnh nhân được phẫu thuật bởi bác sĩ ở nơi khác sẽ không còn là điều viển vông.

Ngoài ra, 5G còn cho phép người dùng tải lên những video chất lượng Ultra HD với tốc độ nhanh. Công nghệ này còn được ca ngợi là tiền đề cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư khi mang lại cho con người những tiện nghi hoàn hảo. Thế nhưng, với những người không tiếp cận được 5G thì sao?

Với những hiệu quả được kỳ vọng, chỉ vài năm nữa công nghệ này sẽ thực sự mang lại bước đột phá cho tiện ích cuộc sống của con người. Thế nhưng liệu tốc độ phủ khắp tới người dùng có thực sự đồng đều khi mà hiện nay, nhiều nước vẫn đang nỗ lực để tiếp cận được với công nghệ 4G.

Nhiều trở ngại lớn khi triển khai mạng 5G ảnh 1
Nhiều nước trên thế giới còn chưa thể theo kịp công nghệ 4G. Ảnh: The Verge.

Trong một cuộc phỏng vấn gần đây, Sonia Jorge, giám đốc điều hành của A4AI khẳng định “5G có tiềm năng rất lớn, nhưng ở những thị trường mà chúng tôi đang làm việc thì cơ hội sử dụng cho người dùng lại rất nhỏ”.

Năm nay, nhiều nhà mạng như T-mobile hay Sprint ở Mỹ sẽ mang công nghệ này tới nhiều thành phố. Tuy nhiên, để tiếp cận với 5G, người ta còn cần những chiếc điện thoại tương thích được với công nghệ siêu việt này. Chi phí chi trả cho những chiếc điện thoại thông minh mới cũng là trở ngại lớn.

Ở châu Phi, các dòng điện thoại phổ thông (feature phones) vẫn chiễm lĩnh thị trường, trong khi điện thoại thông minh (smartphones) không có ưu thế. Chính vì vậy, việc khai thác công nghệ 5G ở khu vực này sẽ không thể tạo nên đột phá lớn nào. Chưa kể, để triển khai mạng 5G, các nhà mạng cũng cần có một khoản chi phí đầu tư rất lớn.

Nhiều trở ngại lớn khi triển khai mạng 5G ảnh 2
Nokia vẫn đang chiếm lĩnh thị trường điện thoại phổ thông ở Châu Phi. Ảnh: Cnet.

Các tổ chức, cơ quan và các công ty khai thác sẽ cần làm việc với nhau để tìm ra giải pháp hỗ trợ nếu có những bất bình đẳng xảy ra. Trong bài phát biểu quan trọng của mình tại MWC, chủ tịch Ngân hàng thế giới Jim Yong Kim đã đề cập tới những tiềm năng của 5G có thể thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, khi công nghệ này có thể được áp dụng cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

Ở những bước đầu, có thể 5G chưa được nhìn nhận tích cực bởi còn quá nhiều trở ngại để giúp thế giới hoàn thiện hơn trước những bất bình đẳng giàu nghèo. Tuy nhiên, các nhà khai thác sẽ nỗ lực để đưa công nghệ này tới nhiều người dùng nhất có thể.

Tin mới