Nhiều tuyến đê ở Nghệ An bị xâm hại

(Baonghean.vn) - Hàng tấn gỗ ngổn ngang; gạch, ngói, vật liệu xây dựng, rác thải... tập kết thành từng đống cao chất ngất trên các tuyến đê ở tỉnh Nghệ An. Tình trạng này diễn ra nhiều năm nay nhưng chưa được các cấp, ngành xử lý.
Đê Năm Nam (Nam Đàn) đi qua các xã Khánh Sơn, Nam Kim, Nam Trung, Nam Cường, Nam Phúc là tuyến đê xung yếu ngăn ngập lụt cho người dân vùng này nhưng hiện nay, đoạn đê này đang bị xâm hại nghiêm trọng, nhất là đoạn đi qua xã Nam Trung. Tình trạng tập kết gỗ thành hàng dài trên thân đê diễn ra nhiều năm nhưng chưa được xử lý dứt điểm. Ảnh: P.V

 Đê Năm Nam (Nam Đàn) đi qua các xã Khánh Sơn, Nam Kim, Nam Trung, Nam Cường, Nam Phúc là tuyến đê xung yếu ngăn ngập lụt cho người dân vùng này nhưng hiện nay, đoạn đê này đang bị xâm hại nghiêm trọng, nhất là đoạn đi qua xã Nam Trung. Tình trạng tập kết gỗ thành hàng dài trên thân đê diễn ra nhiều năm nhưng chưa được xử lý dứt điểm. Ảnh: P.V

Tại xóm 3, xã Nam Trung, mặt đê cũng bị "hô biến" thành xưởng mộc. Ông Nguyễn Văn Phượng, Chủ tịch UBND xã Nam Trung cho hay: “Vấn đề lấn chiếm, xâm hại đê điều ở địa phương khá nhức nhối. Trong đó, đáng chú ý nhất là việc tập kết gỗ của các hộ sản xuất mộc trên địa bàn xã. Hàng năm, địa phương đã ra quân giải tỏa hành lang an toàn giao thông, xử lý vi phạm hành chính… nhưng sau mỗi đợt ra quân họ lại tái lấn chiếm. Bởi việc tịch thu gỗ vượt quá thẩm quyền của xã”. Ảnh: P.V
Tại xóm 3, xã Nam Trung, mặt đê cũng bị "hô biến" thành xưởng mộc. Ông Nguyễn Văn Phượng, Chủ tịch UBND xã Nam Trung cho hay: “Vấn đề lấn chiếm, xâm hại đê điều ở địa phương khá nhức nhối. Trong đó, đáng chú ý nhất là việc tập kết gỗ của các hộ sản xuất mộc trên địa bàn xã. Hàng năm, địa phương đã ra quân giải tỏa hành lang an toàn giao thông, xử lý vi phạm hành chính… nhưng sau mỗi đợt ra quân họ lại tái lấn chiếm. Bởi việc tịch thu gỗ vượt quá thẩm quyền của xã”. Ảnh: P.V
Để tránh tình trạng lấn chiếm đê của các xưởng mộc, chính quyền xã Nam Trung đã quy hoạch khu vực tập kết gỗ cho các hộ dân, di dời xưởng mộc ra khỏi khu dân cư song không nhận được sự đồng tình của các hộ dân này. Các xưởng mộc vẫn ngang nhiên để gỗ, làm việc trên thân đê, làm tăng nguy cơ sụt lún, hư hại đê; nguy cơ mất an toàn mùa mưa lũ và khó xử lý khi sự cố xảy ra. Ảnh: P.V

 Để tránh tình trạng lấn chiếm đê của các xưởng mộc, chính quyền xã Nam Trung đã quy hoạch khu vực tập kết gỗ cho các hộ dân, di dời xưởng mộc ra khỏi khu dân cư song không nhận được sự đồng tình của các hộ dân này. Các xưởng mộc vẫn ngang nhiên để gỗ, làm việc trên thân đê, làm tăng nguy cơ sụt lún, hư hại đê; nguy cơ mất an toàn mùa mưa lũ và khó xử lý khi sự cố xảy ra. Ảnh: P.V

Dọc tuyến đê Tả Lam từ huyện Hưng Nguyên đến Nam Đàn xuất hiện nhiều bãi rác, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Tình trạng này đã phản ánh nhiều lần nhưng không có dấu hiệu thuyên giảm. Ảnh. P.V
Dọc tuyến đê Tả Lam từ huyện Hưng Nguyên đến Nam Đàn xuất hiện nhiều bãi rác, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Tình trạng này đã phản ánh nhiều lần nhưng không có dấu hiệu thuyên giảm. Ảnh. P.V
Các hộ dân kinh doanh còn ngang nhiên dựng biển quảng cáo trên thân đê. Ảnh: P.V
Các hộ dân kinh doanh còn ngang nhiên dựng biển quảng cáo trên thân đê. Ảnh: P.V
Ông Võ Văn Cầm, Hạt trưởng hạt quản lý đê Hưng Nguyên 1 thừa nhận còn những tồn tại tại các tuyến đê như đổ rác thải, xâm phạm hành lang đê... tuy nhiên việc xử lý dứt điểm những vi phạm này còn gặp khó khăn do lịch sử để lại, bên cạnh đó một số địa phương vào cuộc chưa quyết liệt trong công tác phối hợp, giải tỏa lấn chiếm hành lang đê. Ảnh: P.V

 Ông Võ Văn Cầm, Hạt trưởng hạt quản lý đê Hưng Nguyên 1 thừa nhận còn những tồn tại tại các tuyến đê như đổ rác thải, xâm phạm hành lang đê... tuy nhiên việc xử lý dứt điểm những vi phạm này còn gặp khó khăn do lịch sử để lại, bên cạnh đó một số địa phương vào cuộc chưa quyết liệt trong công tác phối hợp, giải tỏa lấn chiếm hành lang đê. Ảnh: P.V

Các tuyến đê biển cũng bị xâm lấn, xuống cấp.Tuyến đê biển từ Quỳnh Long, Quỳnh Thuận, Sơn Hải (Quỳnh Lưu) bị chiếm dụng thành nơi để vật liệu xây dựng và chất thải rắn. Ảnh: P.V
Các tuyến đê biển cũng bị xâm lấn, xuống cấp.Tuyến đê biển từ Quỳnh Long, Quỳnh Thuận, Sơn Hải (Quỳnh Lưu) bị chiếm dụng thành nơi để vật liệu xây dựng và chất thải rắn. Ảnh: P.V

Tin mới