Nhiều vùng quê ở Nghệ An gói bánh chưng, làm đèn ông sao 'khủng' đón Trung thu

(Baonghean.vn) - Chuẩn bị cho Tết Trung thu, người dân nhiều làng quê trong tỉnh sôi nổi tổ chức gói bánh chưng, làm đèn ông sao, luyện tập múa lân.. Mọi người, mọi nhà, đều tích cực chăm lo cho con em mình có một Tết Trung thu ấm áp và vui tươi nhất.
Năm nay, sau sáp nhập, số hộ dân trong các thôn xóm tăng gấp đôi, gấp ba, sinh hoạt cộng đồng ban đầu còn gặp nhiều khó khăn, nhưng người dân một số làng quê trên địa bàn vẫn giữ truyền thống gói bánh chưng tặng thiếu nhi dịp Tết Trung thu. Ảnh: Huy Thư
Năm nay, sau sáp nhập, số hộ dân trong các thôn xóm tăng gấp đôi, gấp ba, sinh hoạt cộng đồng ban đầu còn gặp nhiều khó khăn, nhưng người dân một số làng quê trên địa bàn vẫn giữ truyền thống gói bánh chưng tặng thiếu nhi dịp Tết Trung thu. Ảnh: Huy Thư
Vui hội gói bánh chưng không chỉ làm cho ngày tết của con em thêm phần ấm cúng, đủ đầy mà còn là dịp giao lưu của bà con lối xóm. Ảnh: Huy Thư
Vui  hội gói bánh chưng không chỉ làm cho ngày tết của con em thêm phần ấm cúng, đủ đầy mà còn là dịp giao lưu của bà con lối xóm. Ảnh: Huy Thư
Cả xóm tập trung về nhà văn hóa cùng gói bánh chưng, người rọc lá, người viên nhân, người gói bánh, người cột dây… Trong ảnh: Người dân xóm 1, xã Thanh Lương (Thanh Chương) đang gói bánh tại nhà văn hóa. Ông Nguyễn Võ Mão, xóm trưởng xóm 1, xã Thanh Lương (Thanh Chương) cho biết: Năm nay xóm ông phải gói 500 chiếc bánh mới đủ phát cho các em thiếu nhi trong xóm. Ảnh: Huy Thư

Cả xóm tập trung về nhà văn hóa cùng gói bánh chưng, người rọc lá, người viên nhân, người gói bánh, người cột dây… Trong ảnh: Người dân xóm 1, xã Thanh Lương (Thanh Chương) đang gói bánh tại nhà văn hóa. Ông Nguyễn Võ Mão, xóm trưởng xóm 1, xã Thanh Lương (Thanh Chương) cho biết: Năm nay xóm ông phải gói 500 chiếc bánh mới đủ phát cho các em thiếu nhi trong xóm. Ảnh: Huy Thư

Sau khi gói bánh xong, bà con phải thức đêm nấu bánh. Những dãy nồi lớn đựng đầy bánh được nấu bằng bếp củi, người dân thay nhau canh bánh, giục lửa, đổ thêm nước... để bánh chín đều. Anh Nguyễn Văn Sơn - Bí thư Chi bộ xóm Đức Thanh, xã Thanh Khê (Thanh Chương) chia sẻ: Dịp này, xóm anh dùng 10 cái nồi lớn để nấu 500 chiếc bánh chưng, 5 nồi nấu tại nhà văn hóa, 5 nồi gửi nấu ở các hộ gia đình. Ảnh: Huy Thư
Sau khi gói bánh xong, bà con phải thức đêm nấu bánh. Những dãy nồi lớn đựng đầy bánh được nấu bằng bếp củi, người dân thay nhau canh bánh, giục lửa, đổ thêm nước... để bánh chín đều. Anh Nguyễn Văn Sơn - Bí thư Chi bộ xóm Đức Thanh, xã Thanh Khê (Thanh Chương) chia sẻ: Dịp này, xóm anh dùng 10 cái nồi lớn để nấu 500 chiếc bánh chưng, 5 nồi nấu tại nhà văn hóa, 5 nồi gửi nấu ở các hộ gia đình. Ảnh: Huy Thư
Tầm 11 - 12h đêm, khi bánh chưng đã chín mềm, bà con vẫn thức để vớt, rửa và "đồ" bánh cho đẹp. Ảnh: Huy Thư
Tầm 11 - 12h đêm, khi bánh chưng đã chín mềm, bà con vẫn thức để vớt, rửa và "đồ" bánh cho đẹp. Ảnh: Huy Thư
Những chiếc bánh chưng Trung thu nhỏ, xinh, được làm nên từ gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, lá chuối vườn nhà, thơm ngon, là công sức chung của cả xóm, gói cả tấm lòng mong ước tốt đẹp dành cho thiếu nhi. Ảnh: Huy Thư

Những chiếc bánh chưng Trung thu nhỏ, xinh, được làm nên từ gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, lá chuối vườn nhà, thơm ngon, là công sức chung của cả xóm, gói cả tấm lòng mong ước tốt đẹp dành cho thiếu nhi. Ảnh: Huy Thư

Không chỉ có gói bánh, các xóm còn thi nhau làm đồ chơi dân gian. Đèn ông sao là thứ mà gần như xóm nào cũng làm. Mỗi xóm thường làm 2 - 3 ông sao lớn, gắn đèn nháy nhiều màu, dựng tại nhà văn hóa. Năm nay, đặc biệt có những chiếc đèn ông sao "khủng" có sải cánh 2 - 2,5m. Những chiếc đèn này thường được treo trước cổng nhà văn hóa xóm hoặc trên cổng làng. Trong ảnh: Đèn ông sao "khủng" của dân xóm 1, xã Thanh Lương (Thanh Chương). Ảnh: Huy Thư

 Không chỉ có gói bánh, các xóm còn thi nhau làm đồ chơi  dân gian. Đèn ông sao là thứ mà gần như xóm nào cũng làm. Mỗi xóm thường làm 2 - 3 ông sao lớn, gắn đèn nháy nhiều màu, dựng tại nhà văn hóa. Năm nay, đặc biệt có những chiếc đèn ông sao "khủng" có sải cánh 2 - 2,5m. Những chiếc đèn này thường được treo trước cổng nhà văn hóa xóm hoặc trên cổng làng. Trong ảnh: Đèn ông sao "khủng" của dân xóm 1, xã Thanh Lương (Thanh Chương). Ảnh: Huy Thư

Một số làng quê ở Tân Kỳ, Con Cuông, Yên Thành, Thanh Chương... lại trang trí xe rước ảnh Bác Hồ và đèn ông sao loại lớn để rước trong Đêm hội Trăng Rằm. Trong ảnh: Xe rước ảnh Bác của xóm Liên Sơn, xã Thanh Liên (Thanh Chương). Ảnh: Huy Thư
Một số làng quê ở Tân Kỳ, Con Cuông, Yên Thành, Thanh Chương... lại trang trí xe rước ảnh Bác Hồ và đèn ông sao loại lớn để rước trong Đêm hội Trăng Rằm. Trong ảnh: Xe rước ảnh Bác của xóm Liên Sơn, xã Thanh Liên (Thanh Chương). Ảnh: Huy Thư
Trung thu năm nay, làng quê dường như sôi nổi hơn các năm nhờ phong trào múa lân lan tỏa. Thanh thiếu nhi tự học hỏi múa lân để phục vụ trong các chương trình văn nghệ của Đêm hội Trăng Rằm. Ảnh: Huy Thư
Trung thu năm nay, làng quê dường như sôi nổi hơn các năm nhờ phong trào múa lân lan tỏa. Thanh thiếu nhi tự học hỏi múa lân để phục vụ trong các chương trình văn nghệ của Đêm hội Trăng Rằm. Ảnh: Huy Thư
Nhiều thôn xóm, phường xã đã thành lập được các đội múa lân từ 3 - 7 người, đầu tư mua sắm trang phục, dàn nhạc luyện tập cả ngày đêm để kịp vui Tết Trung thu. Không khí đón Tết Trung thu vì vậy càng thêm rộn ràng. Ảnh: Huy Thư
Nhiều thôn xóm, phường xã đã thành lập được các đội múa lân từ 3 - 7 người, đầu tư mua sắm trang phục, dàn nhạc luyện tập cả ngày đêm để kịp vui Tết Trung thu. Không khí đón Tết Trung thu vì vậy càng thêm rộn ràng. Ảnh: Huy Thư
Thức đêm nấu bánh, tập múa lân vui đón Trung thu ở Nghệ An. Video: Huy Thư

Tin mới