Nhìn lại U23 Việt Nam ở Thường Châu và hiện tại: Thất bại đã được dự báo trước?

(Baonghean.vn) – Xét một cách toàn diện, lứa cầu thủ U23 Việt Nam hiện tại yếu về mọi mặt so với thế hệ U23 Việt Nam đã làm nên kỳ tích tại Thường Châu đầu năm 2018. Và thất bại của thầy trò HLV Park Hang-seo tại VCK U23 châu Á 2020 không mang đến quá nhiều bất ngờ.

Cách đây hai năm, U23 Việt Nam là một tập thể giàu sức chiến đấu với những cầu thủ hiện giờ đang là trụ cột tại ĐTQG. Với lối chơi 3-4-3, HLV Park Hang-seo đã mang đến những bất ngờ và sự khó lường cho cả một giải đấu. Ngay cả những đội bóng như Australia, Syria, Iraq, Qatar cũng bất lực trước lối chơi phòng ngự chắc chắn và phản công sắc bén.

Đến với VCK U23 châu Á 2020, vẫn còn 7 gương mặt từng tham dự giải đấu cách đây hai năm. Tuy nhiên, yếu tố bất ngờ đã không còn trong chiến thuật, sự kém duyên cũng như chất lượng từng nhân tố trong đội hình còn cách xa các đàn anh.

Đồ họa: TK
Đồ họa: TK

Đầu tiên, ở vị trí thủ môn, Bùi Tiến Dũng của cách đây hai năm thể hiện phong độ cực kỳ ấn tượng. Những pha băng ra chính xác, những tình huống cứu thua xuất thần và những pha cản phá penalty đã làm nên thương hiệu cho thủ môn gốc Thanh Hóa.

Tuy nhiên, tại VCK U23 châu Á 2020, phong độ đó không được Bùi Tiến Dũng lặp lại trong trận gặp U23 Triều Tiên. Sai lầm ngớ ngẩn trong bàn gỡ hòa của đối thủ không phải là lần đầu tiên Bùi Tiến Dũng. Kể từ SEA Games 30, sự thiếu ổn định của thủ môn U23 Việt Nam đã trở thành nỗi lo của đồng đội, trái ngược với phong độ cách đây 2 năm.

Đồ họa: TK
Đồ họa: TK

Ở vị trí hậu vệ cánh trái, Đoàn Văn Hậu không thể tiếp tục tham dự và khoảng trống mà anh để lại là rất lớn. Đỗ Thanh Thịnh cũng là một cầu thủ thuận chân trái, nhưng khả năng lên công về thủ của cầu thủ này còn rất nhiều hạn chế. Khả năng không chiến, đột phá và chuyền bóng của Thanh Thịnh cũng chưa thể so được với tuyển thủ ĐTQG đang thi đấu tại Hà Lan.

Đồ họa: TK
Đồ họa: TK

Bên cạnh đó, vị trí hậu vệ cánh phải năm nào thuộc về Vũ Văn Thanh (Xuân Mạnh) – một ngôi sao của ĐTQG với tốc độ, kỹ thuật khéo léo, dứt điểm chính xác và khả năng tấn công tuyệt vời. Thời điểm 2018 khi chưa gặp chấn thương là đỉnh cao phong độ của cầu thủ HAGL. Hai năm sau, Việt Anh và Tấn Tài là những gương mặt thay thế. Tuy nhiên, chỉ có Tấn Tài phần nào khỏa lấp được khoảng trống đó.

Trong sơ đồ 3-4-3, hai vị trí hậu vệ cánh vốn là sức mạnh, là đôi cánh mạnh mẽ và là vũ khí lợi hại khi tấn công. Tuy nhiên, VCK U23 châu Á 2020, HLV Park Hang-seo đã không có được những cầu thủ tốt nhất để phát huy lối chơi đầy biến hóa này.

Đồ họa: TK
Đồ họa: TK

Nơi trung tâm hàng phòng ngự, trung vệ Đỗ Duy Mạnh thực sự là một hậu vệ tỏ ra rất khó chịu bằng lối chơi tỉnh táo và quyết liệt. Những tình huống 1 vs 1, anh thường chiếm ưu thế nhờ kinh nghiệm dày dạn và thể hình lý tưởng.

Hai năm sau, Tấn Sinh là người được chơi ở vị trí này. Tuy nhiên, so với Duy Mạnh thì người đàn em còn khá non nớt về mặt kinh nghiệm. Sự yếu thế của Tấn Sinh được thể hiện qua những tình huống đánh nguội của anh với đối thủ.

Đồ họa: TK
Đồ họa: TK

Tại Thường Châu, trung vệ Thành Chung dự bị cho Tiến Dũng và tại Thái Lan, trung vệ của CLB Hà Nội là người có màn thể hiện tương đối thuyết phục. Đây là một trong những vị trí hiếm hoi thi đấu tròn vai trong 3 trận đấu đã qua. Dấu ấn lớn nhất của Thành Chung là đường phát động tấn công cho Tấn Tài, tạo cơ hội cho Tiến Linh ghi bàn.

Đồ họa: TK
Đồ họa: TK

Hai năm trước, Đình Trọng là cầu thủ quan trọng trong hệ thống phòng ngự của U23 Việt Nam. Đến với VCK U23 châu Á, những cầu thủ như Ngọc Bảo, Việt Anh, Đức Chiến thay nhau đá chính cho anh. Tuy nhiên, tất cả đều không đáp ứng được yêu cầu và HLV Park Hang-seo buộc phải mạo hiểm sử dụng Đình Trọng thi đấu 3 trận, 1 trong đội hình xuất phát. Dù gặp chấn thương nhưng phong độ của trung vệ sinh năm 1997 vẫn ở đỉnh cao, đánh dấu sự trở lại.

Đình Trọng cũng là cầu thủ duy nhất có khả năng tung ra những đường chuyền dài “có hồn” như cách gọi của HLV Park Hang-seo. Những quả phất bóng dài lên tuyến trên, giải tỏa áp lực cho hàng phòng ngự và tạo cơ hội một cách nhanh nhất cho các tiền đạo.

Đồ họa: TK
Đồ họa: TK

Ở vị trí tiền vệ trung tâm, cách đây hai năm, bộ đôi Đức Huy – Xuân Trường là những cầu thủ có khả năng thu hồi bóng, phân phối bóng và điều tiết lối chơi cực kỳ ổn định. Cả hai đều trong thời kỳ đỉnh cao, đặc biệt là đội trưởng Lương Xuân Trường. Quan trọng hơn cả, họ đều có tư duy chiến thuật tốt, đáp ứng được yêu cầu khắt khe của HLV Park.

Hai năm sau, vị trí này thuộc về Đức Chiến và Hoàng Đức. Một có nhiệm vụ đánh chặn từ xa và làm bóng còn lại Hoàng Đức triển khai tấn công. Tuy nhiên, Đức Chiến mới chỉ làm tốt khả năng phòng ngự, khả năng hỗ trợ tấn công của anh còn rất nhiều hạn chế, nhiều đường chuyền hỏng và phạm vi hoạt động còn hạn hẹp so với Đức Huy.

Đồ họa: TK
Đồ họa: TK

Với Hoàng Đức, đây là một giải đấu mà anh để lại khá nhiều dấu ấn với khả năng đi bóng, dứt điểm từ xa nhưng vẫn chưa mang lại hiệu quả. Nhìn chung, so với Xuân Trường cách đây hai năm, vai trò của Hoàng Đức chưa thể sánh bằng.

Đồ họa: TK
Đồ họa: TK

Tiền đạo Nguyễn Công Phượng là gương mặt gây ra nhiều khó khăn cho các đối thủ tại VCK U23 châu Á 2018 bằng kỹ thuật và khả năng cầm bóng, rê dắt của mình. Khả năng săn bàn của Công Phượng tại Thường Châu cũng được đánh giá rất cao. Hai năm sau, Hà Đức Chinh chơi cũng khiến đối thủ gặp nhiều vất vả nhưng không có được bàn thắng nào.

Đồ họa: TK
Đồ họa: TK

Tiền vệ Quang Hải của VCK U23 châu Á 2018 là một trong những cầu thủ xuất sắc nhất giải đấu. Đó cũng là giai đoạn đỉnh cao nhất của cầu thủ này trước khi trải qua những giải đấu liên tục với mật độ dày đặc ở cấp độ CLB cũng như ĐTQG.

Việc phải thi đấu quá nhiều, lui về phòng ngự, tổ chức và không còn nhiều khoảng trống để hoạt động khiến Quang Hải không phát huy được lối chơi đột biến của mình. Đồng thời, những quả đá phạt sở trường của anh tại giải lần này ít hơn về mặt số lượng lẫn chất lượng.

Đồ họa: TK
Đồ họa: TK

Nếu so Hà Đức Chinh của cách đây 2 năm và Nguyễn Tiến Linh tại VCK U23 châu Á, cả hai đều là những tiền đạo tốt. Năm nào, Đức Chinh chơi ở vị trí trung phong nhưng nhận nhiệm vụ quấy phá, thu hút hàng phòng ngự đối thủ và cũng có 1 bàn thắng thì năm nay, Tiến Linh cũng cho thấy khả năng săn bàn của mình bằng pha lập công trong trận gặp Triều Tiên.

Một trong những lý do khiến cho Đức Chinh và Tiến Linh không tái lập phong độ như tại SEA Games 30 là vì các đối thủ tại châu lục đã quá hiểu U23 Việt Nam. Hàng tiền vệ không giảm tải được áp lực cho hàng thủ và không tạo ra nhiều khoảng trống, cơ hội cho tuyến trên.

Đồ họa: TK
Đồ họa: TK

Năm 2018, ban đầu Phan Văn Đức dù chỉ là một kép phụ cho các đồng đội, nhưng anh là một trong những quân bài “tẩy” trong tay HLV Park Hang-seo. Anh trở thành cầu thủ tấn công rất nguy hiểm bên phía U23 Việt Nam.

Không chỉ hỗ trợ phòng ngự một cách hiệu quả, anh có 1 pha kiến tạo và 1 bàn thắng quý giá trong trận gặp Iraq. Sau giải đấu đó, Phan Văn Đức là ngôi sao sáng của ĐTQG. Nếu mang Trọng Hùng hay Bảo Toàn ra so sánh, chắc chắn họ sẽ còn phải nỗ lực rất nhiều.

Tin mới