Nhịp sống của người dân nơi quanh năm sương mây bao phủ

(Baonghean.vn) - Bản Đống Trên, Đống Dưới của xã Tây Sơn (huyện Kỳ Sơn) là nơi cư trú của cộng đồng người Mông dòng họ Hạ, nơi đây nằm cách so với mực nước biển 1.700 m.
Bản Đống Trên, Đống Dưới (gọi chung là bản Đống) có khoảng 60 hộ, nằm cách nhau chừng vài km nhưng đều thuộc dòng họ Hạ của người Mông. Nằm ở độ cao 1.700 mét so với mực nước biển nên khí hậu quanh năm lạnh giá. Đây chính là điểm nổi bật nhất khi đặt chân tới bản. Ảnh: Đào Thọ
Bản Đống Trên, Đống Dưới (gọi chung là bản Đống) có khoảng 60 hộ, nằm cách nhau chừng vài km nhưng đều thuộc dòng họ Hạ của người Mông. Nằm ở độ cao 1.700 mét so với mực nước biển nên khí hậu quanh năm lạnh giá. Đây chính là điểm nổi bật nhất khi đặt chân tới bản. Ảnh: Đào Thọ
Những ngày mùa Đông, khi không có ánh nắng mặt trời, toàn bộ bản bị sương mù bao phủ dày đặc. Ảnh: Đào Thọ
Những ngày mùa Đông, khi không có ánh nắng mặt trời, toàn bộ bản bị sương mù bao phủ dày đặc. Ảnh: Đào Thọ
Tuy nhiên, khi nắng lên xua tan mây mù, dưới các thung lũng của bản Đống là biển mây không khác gì chốn tiên cảnh. Ảnh: Đào Thọ
Tuy nhiên, khi nắng lên xua tan mây mù, dưới các thung lũng của bản Đống là biển mây không khác gì chốn tiên cảnh. Ảnh: Đào Thọ
Trên các lối đi vào bản hay ở các ngôi nhà là những cây đào cổ thụ bao trùm tạo nên một nét đẹp riêng có. Ảnh: Đào Thọ
Trên các lối đi vào bản hay ở các ngôi nhà là những cây đào cổ thụ bao trùm tạo nên một nét đẹp riêng có. Ảnh: Đào Thọ
Từ mùa Thu đến nay, những cây đào ở bản Đống đã bắt đầu cho nụ và hoa. Ảnh: Đào Thọ
Từ mùa Thu đến nay, những cây đào ở bản Đống đã bắt đầu cho nụ và hoa. Ảnh: Đào Thọ
Nhiều ngôi nhà của người Mông nơi đây còn lưu giữ được mái lợp bằng gỗ sa mu. Qua hàng chục năm, những mái gỗ này đã lên rêu mốc nhưng còn rất chắc chắn. Ảnh: Đào Thọ
Nhiều ngôi nhà của người Mông nơi đây còn lưu giữ được mái lợp bằng gỗ sa mu. Qua hàng chục năm, những mái gỗ này đã lên rêu mốc nhưng còn rất chắc chắn. Ảnh: Đào Thọ
Với đa số là hộ nghèo và cận nghèo, lại nằm cách trung tâm xã gần 30 km đường đồi núi, điện lưới chưa có nên cuộc sống của người dân bản Đống chủ yếu là tự cung tự cấp. Các loại nông sản như gừng, bí, khoai sọ... nhiều thời điểm không bán được hoặc bị thương lái ép giá. Ảnh: Đào Thọ
Với đa số là hộ nghèo và cận nghèo, lại nằm cách trung tâm xã gần 30 km đường đồi núi, điện lưới chưa có nên cuộc sống của người dân bản Đống chủ yếu là tự cung tự cấp. Các loại nông sản như gừng, bí, khoai sọ... nhiều thời điểm không bán được hoặc bị thương lái ép giá. Ảnh: Đào Thọ
Trong chăn nuôi, tận dụng nguồn thức ăn sẵn có từ tự nhiên, người dân bản Đống tập trung phát triển trâu, bò và gà đen... Ảnh: Đào Thọ
Trong chăn nuôi, tận dụng nguồn thức ăn sẵn có từ tự nhiên, người dân bản Đống tập trung phát triển trâu, bò và gà đen... Ảnh: Đào Thọ
Cuộc sống còn nhiều khó khăn nên sau mỗi buổi tan trường, nhiều em học sinh vẫn phải mang bế lên núi lấy củi về giúp đỡ gia đình. Ảnh: Đào Thọ
Cuộc sống còn nhiều khó khăn nên sau mỗi buổi tan trường, nhiều em học sinh vẫn phải mang bế lên núi lấy củi về giúp đỡ gia đình. Ảnh: Đào Thọ
 
Đặc biệt, trên bản người Mông này, mọi người đều có chung một sở thích là thuần hóa và nuôi những con gà rừng hoặc gà lai rừng để chọi mỗi khi rảnh rỗi. Ảnh: Đào Thọ
Đặc biệt, trên bản người Mông này, mọi người đều có chung một sở thích là thuần hóa và nuôi những con gà rừng hoặc gà lai rừng để chọi mỗi khi rảnh rỗi. Ảnh: Đào Thọ

Tin mới