Nhộn nhịp làng nghề gạch không nung ở Quỳnh Văn

(Baonghean.vn) - Nghề sản xuất gạch không nung ở xã Quỳnh Văn (Quỳnh Lưu), trước đây được gọi là nghề đúc sò - táp lô. Nghề này đang tạo công ăn việc làm và nguồn thu nhập ổn định cho hàng nghìn người dân trong và ngoài xã.

n
Xã Quỳnh Văn hình thành nghề đúc sò - táp lô từ những năm 1997. Những năm trước đây, chủ yếu là sản xuất nhỏ lẻ và thủ công. Từ năm 2007 đến nay, người dân đưa các máy móc vào sản xuất quy mô lớn. Năm 2009, Quỳnh Văn có văn bản hướng dẫn các hộ sản xuất thực hiện theo quy định sản xuất an toàn và bảo vệ môi trường. Ngày 10/11/2016, xã Quỳnh Văn được UBND tỉnh về thẩm định làng nghề theo Quyết định 80 của UBND tỉnh. Kết quả thẩm định đều đáp ứng yêu cầu các tiêu chí làng nghề.
n
Toàn xã hiện có gần 270 máy sản xuất gạch không nung, tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động người dân trong xã và trên 200 lao động thuộc các xã: Quỳnh  Xuân, Quỳnh Thạch và Quỳnh Tân.
n
Các chủ hộ sản xuất gạch không nung đầu tư  từ 50 đến 70  triệu đồng để mua một bộ máy làm nghề. Nhiều gia đình đầu tư 4 - 5 máy.
n
Đưa máy móc vào sản xuất giảm thiểu được sức lao động và tăng khối lượng gấp nhiều lần so với thủ công trước đây.
n

Với sự hỗ trợ của máy đúc, một lao động mỗi ngày sản xuất được hàng nghìn viên gạch không nung. 

n
Bình quân 1,5 phút cho ra một mẻ gạch không nung 15 viên.
b
Chị Nguyễn Thị Hà ở làng Thượng Đàn đang sắp xếp lại khuôn để chuẩn bị cho mẻ gạch không nung ngày mai. Chị Hà cho biết: Lao động ở đây làm việc ngày 8 tiếng, thu nhập khá ổn định từ 4 triệu đến 4, 5  triệu  đồng/ tháng.
Đặc biệt, ở Quỳnh Văn từ trước đến nay chưa xảy ra một sự cố nào trong sản xuất. Người lao động phấn khởi khi có một việc làm gần nhà, mức thu nhập tương đối khá. Nhiều gia đình 3 - 4 lao động, mỗi tháng thu nhập  từ 12- 15  triệu đồng.
Bên cạnh việc áp dụng máy móc hỗ trợ, làng nghề gạch ở Quỳnh Văn  còn chú trọng đến đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường. Vì thế, từ trước đến nay chưa xảy ra sự cố nào trong sản xuất. 
n
Người dân phun nước tạo ẩm cho nguyên liệu trước khi sản xuất để giảm ô nhiễm môi trường.
n
Sau khi ra mẻ được 5 giờ đồng hồ, gạch không nung được tưới nước bảo dưỡng.
n
 Người lao động phấn khởi khi có việc làm gần nhà, mức thu nhập tương đối khá. Nhiều gia đình 3 - 4 lao động, mỗi tháng thu nhập  từ 12 - 15  triệu đồng. Trong ảnh: anh Trần Tú ( 45 tuổi) ở làng nghề Hoa  Chín, có thâm niên trên 10 năm làm nghề tâm sự: " Nghề  này giúp vợ chồng anh có việc làm ổn định, nuôi các con học đại học". 
n
Thị trường tiêu thụ sản phẩm gạch chủ yếu là Nghệ An và Hà Tĩnh. Khách hàng khá hài lòng và tin tưởng gạch không nung ở Quỳnh Văn bởi giá cả hợp lý (700 đồng/viên) và chất lượng đảm bảo.   Được biết hướng sắp tới UBND xã Quỳnh Văn sẽ tập trung xây dựng làng nghề gạch không nung xa khu vực dân cư với diện tích 10 ha.  

Thu Hương

TIN LIÊN QUAN

Tin mới