Những bộ sưu tập đặc biệt về phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh

(Baonghean.vn) - Những bộ sưu tập hiện vật được lưu giữ tại Bảo tàng Xô viết Nghệ Tĩnh đã minh chứng quá trình đấu tranh gian khổ, hy sinh nhưng vô cùng oanh liệt, vẻ vang của nhân dân xứ Nghệ.
Ảnh: Đức Anh
Bảo tàng Xô viết Nghệ Tĩnh hiện đang lưu giữ hàng chục nghìn hiện vật, tư liệu liên quan đến phong trào cách mạng 1930 -1931. Tất cả các tư liệu, hiện vật tại Bảo tàng đã minh chứng cho tinh thần đấu tranh anh dũng, quả cảm của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng. Ảnh: Đức Anh
Ảnh: Đức Anh
Trong hàng chục nghìn hiện vật và tư liệu, có bộ sưu tập 11 lá cờ Đảng trong phong trào cách mạng 1930 -1931. Những lá cờ này được nhân dân các địa phương ở Nghệ An và Hà Tĩnh sử dụng trong các cuộc mít tinh, biểu tình trong phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh. Lá cờ đỏ búa liềm là biểu tượng của giai cấp công - nông đã dẫn dắt nhân dân vùng lên đấu tranh với chính quyền thực dân, phong kiến. Ảnh: Đức Anh 
Ảnh: Đức Anh
Lá cờ này là của nhân dân làng Lương Sơn, xã Bắc Sơn, tổng Đặng Sơn (Đô Lương). Khi phong trào cách mạng nổ ra, tổ chức Đảng đã bố trí người mua vải về nhuộm đỏ, cắt và may thành nhiều mảnh hình chữ nhật tại hiệu Yên Xuân ở xã Lĩnh Sơn (Anh Sơn), rồi lấy vôi trắng vẽ hình búa liềm giữa nền vải đỏ. Những lá cờ này được phát về các làng, xã ở tổng Đặng Sơn để cổ vũ quần chúng nhân dân tham gia các cuộc biểu tình, đấu tranh. Ảnh: Đức Anh
Ảnh: Đức Anh

Cùng với những lá cờ đỏ búa liềm, bộ sưu tập trống được dùng để cổ vũ nhân dân các vùng trong các cuộc mít tinh, biểu tình của phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh thực sự là những hiện vật mang đậm giá trị lịch sử. Bộ sưu tập gồm có 8 hiện vật với kích thước lớn, nhỏ khác nhau, dù đã cũ nhưng vẫn được giữ gìn khá nguyên vẹn. Tuy số lượng không nhiều nhưng bộ sưu tập đã góp phần phản ánh khí thế đấu tranh mạnh mẽ của nhân dân ta trong phong trào cách mạng 1930 - 1931. Ảnh: Đức Anh

Ảnh: Đức Anh
Đây là chiếc trống của tổng Phù Long (Hưng Nguyên) được dùng để phát lệnh mở đầu cuộc biểu tình, đấu tranh của nhân dân toàn huyện ngày 12/9/1930. Dưới sự lãnh đạo của tổ chức Đảng, trong tiếng trống vang lên dồn dập, người dân Phù Long vùng lên mạnh mẽ, ngày 12/9/1930 hàng nghìn người tham gia cuộc biểu tình ở Thái Lão. Ảnh: Đức Anh
Ảnh: Đức Anh
Tại bảo tàng này còn có bộ sưu tập hiện vật vũ khí của Tự vệ đỏ trong phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh. Ngay sau khi ra đời, chính quyền Xô viết đã chủ trương thành lập đội Tự vệ đỏ để làm nòng cốt trong các cuộc đấu tranh, trấn áp bọn phản cách mạng, bảo vệ an ninh thôn, xóm và bảo vệ chính quyền Xô viết còn non trẻ. Với những chiến công to lớn mà các đội Tự vệ đỏ năm 1930 - 1931 lập nên, họ xứng đáng là tiền thân của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam ngày nay. Ảnh: Đức Anh
Ảnh: Đức Anh
Với những thứ vũ khí thô sơ như gươm, giáo, mác, dao nhọn, đinh ba.., lực lượng Tự vệ đỏ đã khiến cho kẻ thù nhiều phen khiếp sợ. Ảnh: Đức Anh
Ảnh: Đức Anh
Đây là chiếc súng ngắn của đồng chí Hồ Hảo - chiến sỹ cách mạng quê ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) dùng để hộ thân và tham gia các cuộc biểu tình của nhân dân trong phong trào cách mạng 1930 -1931. Ảnh: Đức Anh
Ảnh: Đức Anh
Bộ sưu tập hiện vật vũ khí của Tự vệ đỏ còn có những chiếc cung, nỏ được dùng để ngăn chặn sự đàn áp nhân dân của chính quyền thực dân, phong kiến trong các cuộc mít tinh, biểu tình. Ảnh: Đức Anh
Ảnh: Đức Anh
Cùng với những bộ sưu tập kể trên, Bảo tàng Xô viết Nghệ Tĩnh còn lưu giữ những chiếc triện của hào lý địa phương giao nộp cho chính quyền Xô viết năm 1930 -1931. Ảnh: Đức Anh
Ảnh: Đức Anh
Những hiện vật, tư liệu đang được lưu giữ tại Bảo tàng Xô viết Nghệ Tĩnh, nhất là những bộ sưu tập hiện vật lịch sử vừa nêu là những di sản vật thể vô giá minh chứng cho quá trình đấu tranh gian khổ, đầy mất mát, hy sinh nhưng vô cùng vẻ vang của nhân dân ta trong phong trào cách mạng 1930 -1931. Ảnh: Đức Anh

Tin mới