Những chứng tích của phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh ở Thanh Chương

(Baonghean.vn) - 90 năm đã trôi qua, âm hưởng “tiếng trống năm 30” với những cuộc đấu tranh quật cường, dũng cảm của nhân dân Thanh Chương trong cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh vẫn còn vang vọng.
Thanh Chương - vùng đất có truyền thống hiếu học và cách mạng, đặc biệt từ khi có Đảng ra đời, nhân dân Thanh Chương đã đứng dậy đấu tranh chống thực dân phong kiến kiên cường, bất khuất. Trong phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh, cuộc đấu tranh của nông dân bắt đầu từ xã Hạnh Lâm với việc đốt phá đồn điền Ký Viện dưới chân lèn Yên Sơn. Trong ảnh: Không gian của đồn điền Ký Viện nay là vùng đất thuộc quyền quản lý của Trại cải tạo số 6 (Bộ công an). Ảnh: Huy Thư
Thanh Chương - vùng đất có truyền thống hiếu học và cách mạng, đặc biệt từ khi có Đảng ra đời, nhân dân Thanh Chương đã đứng dậy đấu tranh chống thực dân phong kiến kiên cường, bất khuất. Trong phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh, cuộc đấu tranh của nông dân bắt đầu từ xã Hạnh Lâm với việc đốt phá đồn điền Ký Viện dưới chân lèn Yên Sơn. Trong ảnh: Không gian của đồn điền Ký Viện nay là vùng đất thuộc quyền quản lý của Trại cải tạo số 6 (Bộ công an). Ảnh: Huy Thư
Theo lịch sử Đảng bộ huyện Thanh Chương, sáng ngày 1/5/1930, hàng nghìn người dân Hạnh Lâm, La Mạc, sau khi tập trung, mít tinh ngày quốc tế lao động tại đình làng Thượng đã tiến về đồn điền Ký Viện, cùng nhau đốt phá nhà cửa, kho tàng... Chỉ trong chốc lát, đồn điền của tên địa chủ kiêm tư sản bị phá tan hoang. Trong ảnh: Đình làng Thượng xã Hạnh Lâm. Ảnh: Huy Thư
Theo lịch sử Đảng bộ huyện Thanh Chương, sáng ngày 1/5/1930, hàng nghìn người dân Hạnh Lâm, La Mạc, sau khi tập trung, mít tinh ngày quốc tế lao động tại đình làng Thượng đã tiến về đồn điền Ký Viện, cùng nhau đốt phá nhà cửa, kho tàng...  Chỉ trong chốc lát, đồn điền của tên địa chủ kiêm tư sản bị phá tan hoang.  Trong ảnh: Đình làng Thượng xã Hạnh Lâm. Ảnh: Huy Thư
Mấy ngày sau, Pháp điều quân về đóng chật đình làng Thượng, xã Hạnh Lâm. Nhân dân quanh vùng đến bao vây đình làng Thượng vòng trong, vòng ngoài. Địch nổ súng phá vòng vây, rồi xuống thuyền tháo chạy. Cuộc đàn áp tại đình làng Thượng đã làm 17 người hi sinh, 18 người bị thương. Ảnh: Huy Thư

Mấy ngày sau, Pháp điều quân về đóng chật đình làng Thượng, xã Hạnh Lâm. Nhân dân quanh vùng đến bao vây đình làng Thượng vòng trong, vòng ngoài. Địch nổ súng phá vòng vây, rồi xuống thuyền tháo chạy. Cuộc đàn áp tại đình làng Thượng đã làm 17 người hi sinh, 18 người bị thương. Ảnh: Huy Thư

Cùng với cuộc biểu tình vũ trang của nông dân tại Hạnh Lâm, cũng trong ngày 1/5 tại quán Ngũ Phúc xã Võ Liệt dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy Thanh Chương, tổ chức “sinh hội” trường tiểu học Pháp - Việt Thanh Chương đã tập trung trên 100 học sinh làm lễ kỷ niệm ngày 1/5, sau đó diễu hành qua huyện đường Thanh Chương để biểu dương lực lượng. Trong ảnh: Không gian quán Ngũ Phúc xưa nằm ngay ngã 3 Rộ, xã Võ Liệt. Ảnh: Huy Thư
Cùng với cuộc biểu tình vũ trang của nông dân tại Hạnh Lâm, cũng trong ngày 1/5 tại quán Ngũ Phúc xã Võ Liệt dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy Thanh Chương, tổ chức “sinh hội” trường tiểu học Pháp - Việt Thanh Chương đã tập trung trên 100 học sinh làm lễ kỷ niệm ngày 1/5, sau đó diễu hành qua huyện đường Thanh Chương để biểu dương lực lượng. Trong ảnh: Không gian quán Ngũ Phúc xưa nằm ngay ngã 3 Rộ, xã Võ Liệt. Ảnh: Huy Thư
Ngày 1/9/1930, Huyện ủy Thanh Chương đã vận động hơn 2 vạn nông dân từ khắp 5 tổng trên toàn huyện kéo về huyện đường để biểu tình, khiến tri huyện Phan Sỹ Phàng và binh lính sợ hãi bỏ chạy, sau đó đoàn người biểu tình đã đốt phá huyện đường, mở nhà giam thả tù chính trị, kéo về đồn Thanh Quả đấu tranh và thành lập chính quyền xô viết. Trong ảnh: Trung tâm huyện đường Thanh Chương xưa nằm ngay vị trí tòa nhà Bưu điện Rộ (cũ) bây giờ. Ảnh: Huy Thư
Ngày 1/9/1930, Huyện ủy Thanh Chương đã vận động hơn 2 vạn nông dân từ khắp 5 tổng trên toàn huyện kéo về huyện đường để biểu tình, khiến tri huyện Phan Sỹ Phàng và binh lính sợ hãi bỏ chạy, sau đó đoàn người biểu tình đã đốt phá huyện đường, mở nhà giam thả tù chính trị, kéo về đồn Thanh Quả đấu tranh và thành lập chính quyền xô viết. Trong ảnh: Trung tâm huyện đường Thanh Chương xưa nằm ngay vị trí tòa nhà Bưu điện Rộ (cũ) bây giờ. Ảnh: Huy Thư
Cuộc biểu tình cướp phá huyện đường và thành lập chính quyền Xô viết của Đảng bộ nhân dân Thanh Chương được đánh giá là một sự kiện “chưa từng có ở An Nam bao giờ…Lần đầu tiên trong lịch sử dưới sự lãnh đạo của đảng giai cấp công nông đã đập tan chính quyền phong kiến mở đầu cho sự ra đời Xô viết trong một huyện ở Nghệ Tĩnh”. Trong ảnh: Bia dẫn tích huyện đường Thanh Chương. Ảnh: Huy Thư
Cuộc biểu tình cướp phá huyện đường và thành lập chính quyền Xô viết của Đảng bộ nhân dân Thanh Chương được đánh giá là một sự kiện “chưa từng có ở An Nam bao giờ…Lần đầu tiên trong lịch sử dưới sự lãnh đạo của đảng giai cấp công nông đã đập tan chính quyền phong kiến mở đầu cho sự ra đời Xô viết trong một huyện ở Nghệ Tĩnh”.  Trong ảnh: Bia dẫn tích huyện đường Thanh Chương. Ảnh: Huy Thư
Bến Rộ trong những ngày nước sôi lửa bỏng ấy, đã từng vang vọng tiếng thét căm hờn của những đoàn người đi đấu tranh cách mạng. Bất chấp súng đạn của quân Pháp bắn sang, quần chúng nhân dân các tổng Đại Đồng, Xuân Lâm từ bên làng Nguyệt Bổng, vẫn hăng hái vượt đò Rộ tiến sang phối hợp cùng nhân dân các tổng Võ Liệt, Cát Ngạn…tấn công huyện đường. Anh Nguyễn Công Thường, một người con quê hương đã anh dũng hi sinh ngay trên bến sông quê. Bến Rộ trở thành địa danh quen thuộc gắn liền với cuộc đấu tranh ngày 1/9/1930. Trong ảnh: Bến Rộ xóm Minh Đức, xã Võ Liệt . Ảnh: Huy Thư

Bến Rộ trong những ngày nước sôi lửa bỏng ấy, đã từng vang vọng tiếng thét căm hờn của những đoàn người đi đấu tranh cách mạng. Bất chấp súng đạn của quân Pháp bắn sang, quần chúng nhân dân các tổng Đại Đồng, Xuân Lâm từ bên làng Nguyệt Bổng, vẫn hăng hái vượt đò Rộ tiến sang phối hợp cùng nhân dân các tổng Võ Liệt, Cát Ngạn…tấn công huyện đường. Anh Nguyễn Công Thường, một người con quê hương đã anh dũng hi sinh ngay trên bến sông quê. Bến Rộ trở thành địa danh quen thuộc gắn liền với cuộc đấu tranh ngày 1/9/1930. Trong ảnh: Bến Rộ xóm Minh Đức, xã Võ Liệt . Ảnh: Huy Thư

Cuộc biểu tình và bạo động ngày 1/9/1930 đã khiến chính quyền thực dân, phong kiến, bộ máy cai trị từ huyện đến nhiều làng, xã đã bị tê liệt. Ban Chấp hành Nông hội đỏ với tên gọi là “Xã bộ nông” được thành lập ở 65 làng đã hoạt động như chính quyền Xô Viết, ban hành nhiều chính sách mới về chính trị, kinh tế, văn hóa... đem lại quyền lợi cho người dân. Trong cao trào cách mạng 1930 - 1931, đình Võ Liệt từng là nơi làm việc của ủy ban Xô Viết Thanh Chương. Ảnh: Huy Thư
Cuộc biểu tình và bạo động ngày 1/9/1930 đã khiến chính quyền thực dân, phong kiến, bộ máy cai trị từ huyện đến nhiều làng, xã đã bị tê liệt. Ban Chấp hành Nông hội đỏ với tên gọi là “Xã bộ nông” được thành lập ở 65 làng đã hoạt động như chính quyền Xô Viết, ban hành nhiều chính sách mới về chính trị, kinh tế, văn hóa... đem lại quyền lợi cho người dân. Trong cao trào cách mạng 1930 - 1931, đình Võ Liệt từng là nơi làm việc của ủy ban Xô Viết Thanh Chương. Ảnh: Huy Thư
Cuộc biểu tình ngày 1/9/1930 ở Thanh Chương, được coi là mốc mở đầu, đánh dấu sự ra đời của chính quyền Xô viết ở Nghệ Tĩnh, cổ vũ phong trào cách mạng trên toàn quốc. Trong ảnh: Bia dẫn tích tại đình Võ Liệt. Ảnh: Huy Thư

Cuộc biểu tình ngày 1/9/1930 ở Thanh Chương, được coi là mốc mở đầu, đánh dấu sự ra đời của chính quyền Xô viết ở Nghệ Tĩnh, cổ vũ phong trào cách mạng trên toàn quốc. Trong ảnh: Bia dẫn tích tại đình Võ Liệt. Ảnh: Huy Thư

Cụ Phan Tố Đức (105 tuổi, 80 tuổi đảng, ở xã Võ Liệt), người đã từng tham gia trong đoàn biểu tình tại huyên đường Thanh Chương năm ấy kể: "Sáng ngày 1/9/1930, tôi thức dậy sớm, hòa trong dòng người của các tổng kéo về huyện đường Thanh Chương. Lúc ấy tôi mới 14, 15 tuổi, do đọc thông, viết thạo chữ quốc ngữ, nên được cắt cử đọc to giấy tờ cổ động". Hiện nay, cụ Phan Tố Đức là nhân chứng "đặc biệt" của phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh tại Thanh Chương. 90 năm đã trôi qua, chứng tích, nhân chứng của cao trào cách mạng 1930 - 1931 vẫn còn hiện diện đầy đủ nơi đây như khẳng định thêm sức sống bất diệt và niềm tự hào của vùng quê cách mạng đã "đứng đầu dậy trước". Ảnh: Huy Thư
Cụ Phan Tố Đức (105 tuổi, 80 tuổi đảng, ở xã Võ Liệt), người đã từng tham gia trong đoàn biểu tình tại huyên đường Thanh Chương năm ấy kể: "Sáng ngày 1/9/1930, tôi thức dậy sớm, hòa trong dòng người của các tổng kéo về huyện đường Thanh Chương. Lúc ấy tôi mới 14, 15 tuổi, do đọc thông, viết thạo chữ quốc ngữ, nên được cắt cử đọc to giấy tờ cổ động". Hiện nay, cụ Phan Tố Đức là nhân chứng "đặc biệt" của phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh tại Thanh Chương. 90 năm đã trôi qua, chứng tích, nhân chứng của cao trào cách mạng 1930 - 1931 vẫn còn hiện diện đầy đủ nơi đây như khẳng định thêm sức sống bất diệt và niềm tự hào của vùng quê cách mạng đã "đứng đầu dậy trước". Ảnh: Huy Thư

Tin mới