Những con số ấn tượng về hầm đường sắt dài nhất thế giới

(Baonghean.vn) - Đường hầm xe lửa dài nhất thế giới chạy xuyên qua dãy núi Alps và mất tới 17 năm để xây dựng sẽ được khánh thành vào ngày 1/6 tới.

Sau đây là 4 con số đáng chú ý về dự án có tên gọi Đường hầm Gotthard (GBT) này:

Theo thống kê của chính phủ Thụy Sĩ, xây dựng đường hầm dài 57 km này mất hơn 12 tỷ USD và cần tới 2.400 nhân công. Ảnh: AFP.
Theo thống kê của chính phủ Thụy Sĩ, xây dựng đường hầm dài 57 km này mất hơn 12 tỷ USD và cần tới 2.400 nhân công. Ảnh: AFP.

- 57 -

Với chiều dài 57 km, GBT sẽ vượt qua hầm Seikan dài 53,9 km của Nhật Bản để trở thành đường hầm xe lửa dài nhất thế giới.

Tổng cộng người ta đã đào 152 km đường hầm xuyên qua dãy núi. Con số này bao gồm cả các đường hầm riêng biệt dành cho việc di chuyển theo hướng Bắc và hướng Nam, cũng như các lối đi cắt ngang và đường hầm tiếp cận.

Hơn 28 tấn đất đá được đào từ dãy núi gần đèo Gotthard để xây hầm đường sắt dưới dãy Alps.
Hơn 28 tấn đất đá được đào từ dãy núi gần đèo Gotthard để xây hầm đường sắt dưới dãy Alps.

- 1882 -

Là năm tuyến đường sắt đầu tiên qua đèo Gotthard được khánh thành, một dấu mốc trong lịch sử Thụy Sĩ góp phần thúc đẩy thương mại qua quốc gia có dãy Alps, điều từng hết sức khó khăn trước đó.

Kỹ sư Thụy Sĩ Carl Eduard Gruner lần đầu phác thảo ý tưởng thiết kế đường hầm xe lửa dưới dãy Alps tại Đèo Gotthard vào năm 1947.

69 năm sau đó, với khoản chi hơn 12 tỷ francs Thụy Sĩ (12 tỷ USD), Đường hầm Gotthard sắp sửa khánh thành.

Hầm chạy từ Erstfeld thuộc bang Uri ở miền Trung Thụy Sĩ, tới Bodio ở bang miền Nam Ticino, và rút ngắn thời gian đi từ Zurich tới Milan xuống còn 2 giờ 40 phút, tiết kiệm được 1 giờ đồng hồ.
Hầm chạy từ Erstfeld thuộc bang Uri ở miền Trung Thụy Sĩ, tới Bodio ở bang miền Nam Ticino, và rút ngắn thời gian đi từ Zurich tới Milan xuống còn 2 giờ 40 phút, tiết kiệm được 1 giờ đồng hồ.

- 43.800 -

Theo công ty xe lửa liên bang Thụy Sĩ, đây là số giờ làm việc không ngừng nghỉ của 125 lao động thay phiên nhau 3 ca mỗi ngày để lắp đặt đường ray của GBT.

Đường hầm được đào bằng máy khoan dài tới 410 mét, lấy đi khoảng 28 triệu tấn đất đá tại đây.

Sơ đồ hầm đường sắt.
Sơ đồ hầm đường sắt.

- 2 giờ 40 phút -

Đây là thời gian ước tính cần bỏ ra để đi từ Zurich tới Milan khi GBT chính thức phục vụ hành khách vào tháng 12 tới, tiết kiệm được 1 giờ đồng hồ so với hành trình hiện nay.

Ngành đường sắt liên bang Thụy Sĩ dự đoán có sự tăng mạnh nhu cầu đi lại bằng tàu hỏa trong những năm tới, trong đó có cả sự tăng đột biến lượng hành khách hàng ngày từ 9.000 hiện nay lên 15.000 vào năm 2020.

Khi chính thức hoạt động,260 tàu vận tải và 65 tàu chở khách sẽ chạy qua GBT mỗi ngày, với tốc độc 200 km/h.

Phú Bình

(Theo AFP)

TIN LIÊN QUAN

Tin mới