Những dấu hiệu dễ bị bỏ qua 'báo động' nhiều bệnh chết người

Có những triệu chứng tưởng bình thường nhưng đôi khi lại lại có thể là tín hiệu của một điều gì đó lớn và nguy hiểm mà bạn không được bỏ qua.
Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
Dưới đây là một số triệu chứng có thể là về bệnh ung thư, nhưng cũng có thể là dấu hiệu của một căn bệnh khác. Nếu bạn có bất kì dấu hiệu nào sau đây, hãy đến gặp bác sĩ của bạn ngay nhé!
Bạn càng sớm tìm ra chính xác nguyên nhân gây ra triệu chứng đó thì càng yên tâm rằng bạn đang được điều trị đúng hướng.
Bàng quang và ung thư thận: Bạn có thể thấy máu trong nước tiểu, bị đau rát hoặc đi tiểu quá nhiều. Các tình trạng khác có thể xảy ra do các triệu chứng này đưa đến bao gồm nhiễm trùng đường tiết niệu và viêm bàng quang kẽ.
Ung thư vú: Khối u hoặc khối u dày, ngứa, tấy đỏ hoặc đau nhức ở vùng núm vú mà không do thai nghén, cho con bú hoặc do kinh nguyệt. Tuy nhiên, không phải tất cả khối u đều là ung thư.
Bàng quang và ung thư thận: Bạn có thể thấy máu trong nước tiểu, bị đau rát hoặc đi tiểu quá nhiều. Các tình trạng khác có thể xảy ra do các triệu chứng này đưa đến bao gồm nhiễm trùng đường tiết niệu và viêm bàng quang kẽ. Ảnh minh họa: Internet
Bàng quang và ung thư thận: Bạn có thể thấy máu trong nước tiểu, bị đau rát hoặc đi tiểu quá nhiều. Các tình trạng khác có thể xảy ra do các triệu chứng này đưa đến bao gồm nhiễm trùng đường tiết niệu và viêm bàng quang kẽ. Ảnh minh họa: Internet
Ung thư cổ tử cung, nội mạc tử cung và ung thư tử cung: Chảy máu giữa chu kỳ kinh nguyệt, dịch tiết bất thường, kinh nguyệt nhiều và không đều. Những triệu chứng này cũng có thể tạo ra do bệnh lạc nội mạc tử cung hoặc u xơ tử cung.
Ung thư đại tràng: chảy máu trực tràng, máu xuất hiện trong phân hoặc thay đổi các thói quen tiêu hóa hàng ngày như tiêu chảy dai dẳng và táo bón là những dấu hiệu cảnh báo cần được thăm khám kịp thời.
Những triệu chứng này cũng có thể là kết quả của bệnh viêm ruột (IBD).
Mặc dù đổ nhiều mồ hôi có thể là tình trạng rối loạn phổ biến được gọi là hyperhidrosis - bệnh ảnh hưởng đến khoảng 3% dân số nhưng nó cũng là một triệu chứng của bệnh ung thư hạch không Hodgkin (NHL). Ảnh minh họa: Internet
Mặc dù đổ nhiều mồ hôi có thể là tình trạng rối loạn phổ biến được gọi là hyperhidrosis - bệnh ảnh hưởng đến khoảng 3% dân số nhưng nó cũng là một triệu chứng của bệnh ung thư hạch không Hodgkin (NHL). Ảnh minh họa: Internet
Đổ quá nhiều mồ hôi: Đổ mồ hôi quá nhiều, cho dù nó có ở nách hay chảy xuống mặt, thì đều có thể khiến bạn lúng túng và cảm thấy bất tiện. Mặc dù đổ nhiều mồ hôi có thể là tình trạng rối loạn phổ biến được gọi là hyperhidrosis - bệnh ảnh hưởng đến khoảng 3% dân số nhưng nó cũng là một triệu chứng của bệnh ung thư hạch không Hodgkin (NHL), một loại ung thư ảnh hưởng đến hệ bạch huyết của bạn.
Thông thường, những người bị NHL trải qua mồ hôi đêm nặng, cũng như giảm cân, nổi mẩn da và sưng hạch.
Mắt đỏ ngầu; Có nhiều cách giải thích khác nhau cho nguyên nhân dẫn đến đôi mắt đỏ ngầu. Theo tiến sĩ Cory Fisher, một bác sĩ y học gia đình tại Bệnh viện Cleveland, mắt đỏ ngầu thường có liên quan đến nhiễm trùng mắt gọi là viêm kết mạc, có thể đi kèm với các triệu chứng cảm lạnh khác, như sổ mũi, đau họng và ho.
Nếu các triệu chứng này không biến mất thì nhiều khả năng bạn có thể gặp vấn đề lớn hơn. Nếu bị kéo dài hơn một tuần hoặc kèm theo đau, thay đổi thị lực thì rất có thể có điều gì đó nghiêm trọng, ví dụ như nhiễm trùng mắt hoặc tăng nhãn áp sâu hơn. Theo bác sĩ Cory, bệnh này có thể gây mù lòa nên người bệnh cần đi khám sớm.
Khô miệng có thể là do cơ thể đang bị thiếu nước và nếu đúng là nguyên nhân này thì chỉ cần bổ sung nước là sẽ khắc phục được. Còn nếu như bạn đã uống đủ nước mỗi ngày mà vẫn khô miệng thì có khả năng khác là hội chứng Sjogren - rối loạn miễn dịch gây ra khô mắt và khô miệng. Ảnh minh họa: Internet
Khô miệng có thể là do cơ thể đang bị thiếu nước và nếu đúng là nguyên nhân này thì chỉ cần bổ sung nước là sẽ khắc phục được. Còn nếu như bạn đã uống đủ nước mỗi ngày mà vẫn khô miệng thì có khả năng khác là hội chứng Sjogren - rối loạn miễn dịch gây ra khô mắt và khô miệng. Ảnh minh họa: Internet
Khô miệng: Khô miệng có thể là do cơ thể đang bị thiếu nước và nếu đúng là nguyên nhân này thì chỉ cần bổ sung nước là sẽ khắc phục được. Còn nếu như bạn đã uống đủ nước mỗi ngày mà vẫn khô miệng thì có khả năng khác là hội chứng Sjogren - rối loạn miễn dịch gây ra khô mắt và khô miệng. Mặc dù hội chứng này có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng theo Trung tâm y tế Mayo Clinic, nó phổ biến hơn ở phụ nữ trên 40 tuổi.
Phát ban da: Theo tiến sĩ Fisher, phát ban da có thể là do bạn tiếp xúc với chất gây dị ứng, da quá khô hoặc cũng có thể là giai đoạn đầu của bệnh nào đó về da.
Vì vậy, "hãy quan tâm hơn nếu phát ban trên da gây đau đớn, lây lan nhanh chóng hoặc không đáp ứng với các phương pháp điều trị ban đầu", ông giải thích. Nhiều tình trạng bệnh có thể có triệu chứng phát ban, bao gồm một số bệnh nhiễm trùng, bệnh về huyết học hoặc rối loạn mô liên kết như lupus (còn gọi là lupus ban đỏ). 

Tin mới