Những dấu tích còn lại trên lòng hồ thủy điện Khe Bố

(Baonghean.vn) – Những bản làng đã dời đi hoặc di vén để nhường chỗ cho lòng hồ thủy điện giờ đây mỗi khi nước rút lại 'phô' ra những dấu tích của cuộc sống một thời.

Đình Thắng là một trong những bản làng của huyện Tương Dương nằm trong diện di vén để xây dựng lòng hồ thủy điện Khe Bố. Giờ đây, bên cạnh những ngôi nhà mới vừa di dời là dấu tích ngôi làng cũ của đồng bào Thái đã tồn tại hàng trăm năm nay.
Đình Thắng là một trong những bản làng của huyện Tương Dương nằm trong diện di vén để nhường chỗ cho công trình thủy điện Khe Bố xây dựng từ năm 2007. Giờ đây, bên cạnh cụm dân cư mới mọc lên là dấu tích ngôi làng cũ của từng đồng bào Thái từng tồn tại hàng trăm năm. Ảnh: Hồ Phương
Cảnh tượng những ngôi nhà nằm giữa mênh mông biển nước là điều dễ bắt gặp ở xã Tam Thái, huyện Tương Dương. Đây cũng là những ngồi nhà cũ mà người dân để lại khi đã chuyển đi đến những nơi ở mới khác.
Một ngôi nhà cũ của người dân nằm giữa mênh mông nước ở xã Tam Thái (Tương Dương). Ảnh: Hồ Phương
Hay cả ngôi trường với rất nhiều lớp học được xây khá kiên cố giờ đây cũng trở thành những phế tích trên dòng sông Lam. Trong ảnh là ngôi trường THCS Tam Thái cũ.
Với công suất thiết kế 442.8 triệu kWh/năm, Nhà máy thủy điện Khe Bố ra đời cũng đồng thời khiến nhiều công trình nhà ở, trường học kiên cố trở thành phế tích. Trong ảnh là Trường THCS Tam Thái cũ. Ảnh: Hồ Phương
Một hộ dân đồng bào Thái tân dụng cây cầu đã bị bỏ lại bên dòng Lam sau khi nâng cấp đường QL 7 để làm chiếc lán trú tạm phục vụ công việc chăn nuôi của mình.
Một hộ dân đồng bào Thái tận dụng cây cầu đã bị bỏ lại bên dòng Lam sau khi nâng cấp Quốc lộ 7 để làm lán phục vụ việc chăn nuôi của mình. Ảnh: Hồ Phương
Chiếc bể nước công cộng của người dân bản Đình Tiến, xã Tam Đình bỏ lại nằm chơ vơ trong dòng nước đục.
Một bể nước thuộc công trình nước sạch trước đây của người dân bản Đình Tiến, xã Tam Đình chơ vơ trong dòng nước đục. Ảnh: Hồ Phương
Chiếc hàng rào của người dân nay chỉ có tác dụng duy nhất là tạo nên sự sinh động cho cảnh quan lòng hồ thủy điện Khe Bố, hay chăng nữa đó chỉ là những thanh củi mà người dân bản đang chờ để thu lượm.
Hàng rào của người dân nay cũng ngập chìm trong nước. Ảnh: Hồ Phương
Một gốc cây trơ trụi giữa biển nước trở thành nơi lý tưởng để loài ốc đẻ trứng.
Gốc cây trơ trụi trở thành nơi lý tưởng để loài ốc vàng đẻ trứng. Ảnh: Hồ Phương
Một người dân bản về lại ngôi làng cũ của mình đã chìm dưới nước để đánh cá. Điều này tạo cho bức tranh ở miền Tây xứ Nghệ thêm phần sinh động hơn, cổ xưa và bí ẩn hơn.
Một người dân tìm về bản cũ và mưu sinh bằng nghề đánh bắt cá.  Ảnh: Hồ Phương

Hồ Phương

TIN LIÊN QUAN

Tin mới