Những 'địa chỉ đỏ' nuôi dưỡng tinh thần dân tộc ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Nghệ An là vùng đất có nhiều địa danh, di tích lịch sử về truyền thống cách mạng ghi lại những chiến công thầm lặng của quân và nhân dân xứ Nghệ. Đây là những “địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ cần được phát huy, gìn giữ, lan tỏa.
Khu di tích lịch sử Truông Bồn là nơi ghi lại những chứng tích hào hùng, những chiến công và sự hy sinh oanh liệt của quân và dân trong cuộc đấu tranh vệ quốc vĩ đại của dân tộc ta trong thế kỷ 20. Tiêu biểu là những chiến công và sự hy sinh oanh liệt ngày 31/10/1968 của 13 chiến sĩ thanh niên xung phong thuộc Đại đội Thanh niên xung phong 317, Đội 65, Tổng đội Thanh niên xung phong chống Mỹ cứu nước tỉnh Nghệ An. Ảnh tư liệu: Thành Cường

Khu di tích lịch sử Truông Bồn là nơi ghi lại những chứng tích hào hùng, những chiến công và sự hy sinh oanh liệt của quân và dân trong cuộc đấu tranh vệ quốc vĩ đại của dân tộc ta trong thế kỷ 20. Tiêu biểu là những chiến công và sự hy sinh oanh liệt ngày 31/10/1968 của 13 chiến sĩ thanh niên xung phong thuộc Đại đội Thanh niên xung phong 317, Đội 65, Tổng đội Thanh niên xung phong chống Mỹ cứu nước tỉnh Nghệ An. Ảnh tư liệu: Thành Cường

Với diện tích 217.3272 km2, nơi đây là khu mộ tập thể và Đền thờ các Anh hùng liệt sĩ Thanh niên xung phong. Gắn liền với những câu chuyện lịch sử Khu di tích lịch sử Quốc gia Truông Bồn từ lâu đã trở thành “ địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ hôm nay và cả mai sau.
Với diện tích 217.3272 km2, Truông Bồn là khu mộ tập thể và Đền thờ các Anh hùng liệt sĩ Thanh niên xung phong. Gắn liền với những câu chuyện lịch sử, Khu Di tích lịch sử Quốc gia Truông Bồn từ lâu đã trở thành “địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau. Ảnh: Minh Châu
Cách quốc lộ 1A khoảng 2km, Di tích hang Hỏa Tiễn ( TX Hoàng Mai) là nơi 33 thanh niên xung phong và công nhân ngành đường sắt đã hy sinh trong trận bom ném sập hang trú ẩn ngày 28.4.1966 khi họ đang làm nhiệm vụ vá lại tuyến đường sắt từ Thanh Hóa vào Vinh.
Cách quốc lộ 1A khoảng 2km, Di tích hang Hỏa Tiễn tại xã Quỳnh Thiện (TX Hoàng Mai) là nơi 33 thanh niên xung phong và công nhân ngành đường sắt đã hy sinh trong trận bom ném sập hang trú ẩn ngày 28/4/1966 khi họ đang làm nhiệm vụ vá lại tuyến đường sắt từ Thanh Hóa vào Vinh. Ảnh: Minh Châu
Ngày 28/4/1966, sau khi phát hiện hang Hỏa Tiễn là nơi trú ngụ của lực lượng TNXP, máy bay Mỹ đã oanh tạc dữ dội mỏ đá, bắn đạn rốc két (hỏa tiễn) vào hang, khiến đá trên núi vỡ ra vùi lấp hang. 30 thanh niên xung phong đang trú ẩn trong hang hy sinh tại chỗ, 3 người còn lại được đưa đến bệnh viện cấp cứu nhưng không qua khỏi.
Ngày 28/4/1966, sau khi phát hiện hang Hỏa Tiễn là nơi trú ngụ của lực lượng TNXP, máy bay Mỹ đã oanh tạc dữ dội mỏ đá, bắn đạn rốc két (hỏa tiễn) vào hang, khiến đá trên núi vỡ ra vùi lấp hang. 30 thanh niên xung phong đang trú ẩn trong hang hy sinh tại chỗ, 3 người còn lại được đưa đến bệnh viện cấp cứu nhưng không qua khỏi. Năm 2011, Bộ VH-TT&DL đã xếp hạng Di tích hang Hỏa Tiễn và Nghĩa trang liệt sĩ đường sắt là di tích lịch sử cấp quốc gia. Ảnh: Minh Châu
  
Đình Trụ Pháp là một trong những công trình kiến trúc cổ có lịch sử xây dựng đã hơn 300 năm. Trong phong trào cách mạng 1930-1931, đến trước cách mạng tháng Tám 1945, đình Trụ Pháp là nơi hội họp của các chiến sĩ cách mạng, đồng thời cũng là nơi tập trung lực lượng quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng để đấu tranh chống bọn thực dân, phong kiến.
Đình Trụ Pháp (Mỹ Thành, Yên Thành) là một trong những công trình kiến trúc cổ có lịch sử xây dựng đã hơn 300 năm. Trong phong trào cách mạng 1930-1931, đến trước cách mạng Tháng Tám 1945, đình Trụ Pháp là nơi hội họp của các chiến sĩ cách mạng, đồng thời cũng là nơi tập trung lực lượng quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng để đấu tranh chống bọn thực dân, phong kiến.  Ảnh: Minh Châu
Đình Trụ Pháp có kiến trúc phong phú, độc đáo nổi bật như việc kết hợp hình thức chạm lộng hoa sen trong hồ nước với chạm nổi hình vân mây, sóng nước, vẽ hình tượng rùa đội hạc…Với những giá trị to lớn về văn hóa lịch sử, đình Trụ Pháp đã được Bộ Văn hóa - Thể thao và du lịch công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia vào ngày 26/4/2015
Đình Trụ Pháp có kiến trúc phong phú, độc đáo nổi bật như việc kết hợp hình thức chạm lộng hoa sen trong hồ nước với chạm nổi hình vân mây, sóng nước, vẽ hình tượng rùa đội hạc…Với những giá trị to lớn về văn hóa lịch sử, đình Trụ Pháp đã được Bộ Văn hóa,Thể thao và Du lịch công nhận di tích lịch sử cấp quốc gia vào ngày 26/4/2015. Ảnh: Minh Châu
Cũng giống với đình Trụ Pháp, đình Thạch Động là một thiết chế văn hóa - tín ngưỡng tổng hợp.
Cũng giống với đình Trụ Pháp, đình Thạch Động (Quỳnh Thạch, Quỳnh Lưu) là một thiết chế văn hóa - tín ngưỡng tổng hợp. Ngôi đình này đã chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của địa phương, là nơicất giấu tài liệu Đảng trong những năm 1930 - 1931, tập trung nhân dân mít  tinh, biểu tình giành chính quyền. Tháng 2/ 2016 đình Thạch Động được đón nhận Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. Ảnh: Minh Châu
Cây Sui Diên Tràng. Ảnh 10: Nơi đây từng  là căn cứ quân sự bí mật của chính quyền Xô Viết 1930 - 1931. Từ tháng 9/1930 đến tháng 2/1931, Thanh Phong trở thành cơ sở hoạt động bí mật của đảng bộ Nghệ An. Những ngày tháng bị địch khủng bố gắt gao, gốc cây sui trở thành nơi cất giữ an toàn cho các tài liệu và cũng là nơi ẩn náu, đảm bảo an toàn của cán bộ, chiến sĩ trước sự truy lùng của địch.
Cây sui Diên Tràng (Thanh Phong, Thanh Chương)  - Nơi đây từng là căn cứ quân sự bí mật của chính quyền Xô Viết 1930 - 1931. Từ tháng 9/1930 đến tháng 2/1931, Thanh Phong trở thành cơ sở hoạt động bí mật của đảng bộ Nghệ An. Những ngày tháng bị địch khủng bố gắt gao, gốc cây sui trở thành nơi cất giữ các tài liệu và cũng là nơi ẩn náu, đảm bảo an toàn của cán bộ, chiến sĩ trước sự truy lùng của địch. Ảnh: Minh Châu
Mặc dù đã trải qua những năm tháng chiến đấu ác liệt nhưng những tán cây vẫn sum suê và xanh tươi, rễ cây sần sùi mang theo những vết tích của thời gian. Xem xét vai trò quan trọng của cây sui Diên Tràng đối với sự nghiệp cách mạng, năm 1998, cây sui Diên Tràng đã được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận và trao Bằng di tích lịch sử cấp quốc gia.
Mặc dù đã trải qua nhiều năm tháng khốc liệt của thời tiết, chiến tranh nhưng tán cây vẫn sum suê và xanh tươi, rễ cây sần sùi mang theo những vết tích của thời gian.  Năm 1998, cây sui Diên Tràng đã được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận và trao Bằng Di tích lịch sử cấp quốc gia. Ảnh: Minh Châu

Tin mới