Những đối tượng nào không được đăng ký nghĩa vụ quân sự?

Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. Vậy, công dân được gọi nhập ngũ khi đáp ứng đủ các tiêu chuẩn nào

Câu 1: Luật nghĩa vụ quân sự được Quốc hội ban hành lần đầu vào năm nào?

  • 1960
  • 1961
  • 1962
  • 1963

Giải thích:

Câu 2: Đối tượng nam đăng ký nghĩa vụ quân sự từ đủ bao nhiêu tuổi?

  • Từ đủ 16 tuổi
  • Từ đủ 17 tuổi
  • Từ đủ 18 tuổi
  • Từ đủ 19 tuổi

Giải thích: Theo khoản 1, điều 12, luật NVQS 2015

Câu 3: Luật nghĩa vụ quân sự được sửa đổi, bổ sung gần đây nhất vào năm nào?

  • 2015
  • 2016
  • 2017
  • 2018

Giải thích:

Câu 4: Những đối tượng nào không được đăng ký nghĩa vụ quân sự?

  • Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hình phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế hoặc đã chấp hành xong hình phạt tù nhưng chưa được xóa án tích;
  • Đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) hoặc đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
  • Bị tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân;
  • Cả 3 phương án trên

Giải thích: Theo khoản 1, điều 13, luật NVQS 2015

Câu 5: Những đối tượng nào được miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự?

  • Người khuyết tật;
  • Người mắc bệnh hiểm nghèo;
  • Người mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh mãn tính theo quy định của pháp luật;
  • Cả 3 phương án trên

Giải thích: Theo điều 14 luật NVQS 2015.

Câu 6: Công dân nam trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự có nghĩa vụ phục vụ trong ngạch dự bị bao gồm các trường hợp nào?

  • Hết độ tuổi gọi nhập ngũ nhưng chưa phục vụ tại ngũ;
  • Thôi phục vụ tại ngũ;
  • Thôi phục vụ trong Công an nhân dân;
  • Cả 3 phương án trên

Giải thích: Theo khoản 1, điều 7 luật NVQS 2015

Câu 7: Thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan, binh sĩ là bao nhiêu?

  • 18 tháng
  • 20 tháng
  • 24 tháng
  • 30 tháng

Giải thích: Theo khoản 1, điều 21 luật NVQS 2015

Câu 8: Độ tuổi gọi nhập ngũ theo luật NVQS là bao nhiêu?

  • Công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi;
  • Công dân đủ 17 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 17 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi;
  • Công dân đủ 16 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 16 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi;
  • Công dân đủ 19 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 19 tuổi đến hết 26 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 28 tuổi.

Giải thích: Theo điều 30 luật NVQS 2015

Câu 9: Thẩm quyền, trách nhiệm giải quyết xuất ngũ?

  • Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định xuất ngũ hằng năm đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ;
  • Chỉ huy đơn vị từ cấp trung đoàn và tương đương trở lên quyết định xuất ngũ đối với từng hạ sĩ quan, binh sĩ thuộc quyền; tổ chức lễ tiễn hạ sĩ quan, binh sĩ hoàn thành nghĩa vụ phục vụ tại ngũ và bàn giao cho Ủy ban nhân dân cấp huyện đã giao quân;
  • Thời gian xuất ngũ phải được thông báo trước 30 ngày cho hạ sĩ quan, binh sĩ và Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi giao quân hoặc cơ quan, tổ chức nơi làm việc, học tập trước khi nhập ngũ;
  • Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã và cơ quan, tổ chức phải tổ chức tiếp nhận hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ;
  • Cả 4 phương án trên

Giải thích: Theo điều 44 luật NVQS 2015

Câu 10: Công dân được gọi nhập ngũ khi đáp ứng đủ các tiêu chuẩn nào?

  • Lý lịch rõ ràng;
  • Chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
  • Đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo quy định;
  • Có trình độ văn hóa phù hợp;
  • Cả 4 phương án trên

Giải thích: Theo khoản 1, điều 31 luật NVQS 2015