Những động vật quý hiếm ở Vườn quốc gia Cúc Phương

(Baonghean.vn) – Vườn Quốc gia Cúc Phương (hay rừng Cúc Phương) là một khu bảo tồn thiên nhiên, khu rừng đặc dụng nằm trên địa phận ranh giới 3 khu vực Tây Bắc, châu thổ sông Hồng và Bắc Trung Bộ thuộc ba tỉnh: Ninh Bình, Hòa Bình, Thanh Hóa. Vườn quốc gia này có hệ động thực vật phong phú đa dạng mang đặc trưng rừng mưa nhiệt đới.

Nhiều loài động thực vật có nguy cơ tuyệt chủng cao được phát hiện và bảo tồn tại đây. Đây cũng là vườn quốc gia đầu tiên tại Việt Nam và một trong ba trung tâm cứu hộ động vật hoang dã ở Việt Nam.

Trung tâm cứu hộ các loài linh trưởng nguy cấp (EPRC) đang chăm sóc, nuôi dưỡng 150 cá thể của 15 loài và phân loài
Cổng ra vào Trung tâm cứu hộ các loài linh trưởng nguy cấp (EPRC) đang chăm sóc, nuôi dưỡng 150 cá thể của 15 loài và phân loài
Trong đó có 6 loài linh trưởng được chăm sóc tại đây mà không nơi nào trên thế giới nuôi nhốt với mục đích bảo tồn như: Voọc mông trắng; Voọc Hà Tĩnh; Voọc chà vá chân xám; Voọc đen tuyền; Voọc Cát Bà; Voọc Lào.
Trong đó có 6 loài linh trưởng được chăm sóc tại đây mà không nơi nào trên thế giới nuôi nhốt với mục đích bảo tồn như: Voọc mông trắng; Voọc Hà Tĩnh; Voọc chà vá chân xám; Voọc đen tuyền; Voọc Cát Bà; Voọc Lào...
Loài Voọc ngoài tự nhiên dễ bị tổn thương bởi các hoạt động của con người, thêm vào đó mỗi lần sinh sảnh loài Voọc chỉ sinh một con nên số lượng loài đang suy giảm nghiêm trọng.
Loài Voọc ngoài tự nhiên dễ bị tổn thương bởi các hoạt động của con người, thêm vào đó mỗi lần sinh sảnh loài Voọc chỉ sinh một con nên số lượng loài đang suy giảm nghiêm trọng.
Cá thể Voọc chà vá chân nâu mới tiếp nhận từ Thanh Chương ( Nghệ An ) ngày 05/10 đang được các tình nguyện viên chăm sóc.
Cá thể Voọc chà vá chân nâu mới tiếp nhận từ Thanh Chương (Nghệ An ) ngày 05/10 đang được các tình nguyện viên chăm sóc.
Trong khu các khu chuồng của Trung tâm cứu hộ linh trưởng nguy cấp còn có những con Cu Li,kẻ ngủ ngày không chán, là loài thú ăn đêm chậm chạp nhất trong các loài thú với đôi mắt tinh tường nhìn thấu suốt đêm tối của rừng sâu
Trong khu các khu chuồng của Trung tâm cứu hộ linh trưởng nguy cấp còn có những con Cu Li, kẻ ngủ ngày không chán, là loài thú ăn đêm chậm chạp nhất trong các loài thú với đôi mắt tinh tường nhìn thấu suốt đêm tối của rừng sâu
Ngay bên cạnh EPRC là khu vực của Chương trình bảo tồn thú ăn thịt nhỏ và tê tê. Có hơn 100 cá thể của 6 loài như: Cầy mực, cầy vằn, cầy vòi mốc, cầy vòi hương, mèo rừng, tê tê đang được chăm sóc tại đây
Ngay bên cạnh EPRC là khu vực của Chương trình bảo tồn thú ăn thịt nhỏ và tê tê. Có hơn 100 cá thể của 6 loài như: Cầy mực, cầy vằn, cầy vòi mốc, cầy vòi hương, mèo rừng, tê tê đang được chăm sóc tại đây
Ở đây đang chăm sóc hai cá thể Cầy Mực được trung tâm giải cứu từ nơi khác về. Loài Cầy Mực có mức độ đe doạ tuyệt chủng ở cấp V theo sách đỏ động vật Việt Nam. Chúng thường sống ở các khu rừng già, rừng nguyên sinh, chủ yếu hoạt động vào ban đêm nên rất hiếm thấy bên ngoài.
Ở đây đang chăm sóc hai cá thể Cầy Mực được trung tâm giải cứu từ nơi khác về. Loài Cầy Mực có mức độ đe doạ tuyệt chủng ở cấp V theo sách đỏ động vật Việt Nam. Chúng thường sống ở các khu rừng già, rừng nguyên sinh, chủ yếu hoạt động vào ban đêm nên rất hiếm thấy bên ngoài.
Chúng dùng những ngón chân có móng chân sắc nhọn linh hoạt để đào bới, leo trèo, nắm giữ con mồi và cắt trái cây
Cầy mực thường dùng những ngón chân có móng chân sắc nhọn linh hoạt để đào bới, leo trèo, nắm giữ con mồi và cắt trái cây
Không chỉ các loài thú ăn thịt nhỏ, tê tê, linh trưởng mà loài rùa cũng có Chương trình bảo tồn và khu vực chăm sóc riêng.
Không chỉ các loài thú ăn thịt nhỏ, tê tê, linh trưởng mà loài rùa cũng có Chương trình bảo tồn và khu vực chăm sóc riêng. Chương trình đang chăm sóc hơn 600 cá thể của 19 loài trên tổng số 25 loài rùa cạn và rùa nước ngọt của Việt Nam.
Với những hoạt động và cống hiến âm thầm, Trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật của Vườn Quốc Gia Cúc Phương đang góp phần không nhỏ làm chậm đi quá trình tuyệt chủng của một số loài.
Với những hoạt động và cống hiến âm thầm, Trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật của Vườn Quốc Gia Cúc Phương đang góp phần không nhỏ làm chậm đi quá trình tuyệt chủng của một số loài.

Thành Cường

TIN LIÊN QUAN

Tin mới