Những hòn đảo đáng sợ nhất thế giới

Hậu quả của thử nghiệm hạt nhân hay vũ khí sinh học, ngập khí lưu huỳnh, bộ tộc tấn công người lạ, hàng nghìn con rắn độc... khiến những hòn đảo này trở thành điểm đến tử thần.

Đảo North Sentinel, quần đảo Andaman, Ấn Độ: Bộ tộc sinh sống trên đảo sống biệt lập, không hề tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Bất kỳ ai tới gần bãi biển đều bị tấn công. Chính phủ Ấn Độ đã quyết định cấm các tàu thuyền tiếp xúc nơi này để đảm bảo an toàn cho cả hai phía. Ảnh: Daily Mail.
Đảo North Sentinel, quần đảo Andaman, Ấn Độ: Bộ tộc sinh sống trên đảo sống biệt lập, không hề tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Bất kỳ ai tới gần bãi biển đều bị tấn công. Chính phủ Ấn Độ đã quyết định cấm các tàu thuyền tiếp xúc nơi này để đảm bảo an toàn cho cả hai phía. Ảnh: Daily Mail.
Đảo Ramree, Myanmar: Trong Thế chiến II, quân Nhật bị dồn vào các đầm lầy trên đảo. Tương truyền, khoảng 400 người đã bị cá sấu nước mặn - động vật chiếm ưu thế trên đảo - tấn công và ăn thịt. Ảnh: Trip & Travel Blog.
Đảo Ramree, Myanmar: Trong Thế chiến II, quân Nhật bị dồn vào các đầm lầy trên đảo. Tương truyền, khoảng 400 người đã bị cá sấu nước mặn - động vật chiếm ưu thế trên đảo - tấn công và ăn thịt. Ảnh: Trip & Travel Blog.
Ilha da Queimada, Brazil: Còn được gọi là đảo Rắn, đây là nơi cư ngụ của hàng nghìn cá thể rắn vàng đầu giáo thuộc hàng độc nhất thế giới. Hải quân Brazil đã cấm dân thường lên đảo để tránh tai nạn chết người. Ảnh:Smithsonian Magazine.
Ilha da Queimada, Brazil: Còn được gọi là đảo Rắn, đây là nơi cư ngụ của hàng nghìn cá thể rắn vàng đầu giáo thuộc hàng độc nhất thế giới. Hải quân Brazil đã cấm dân thường lên đảo để tránh tai nạn chết người. Ảnh:Smithsonian Magazine.
Đảo Miyake-jima, Nhật Bản: Hòn đảo nhỏ này có núi lửa Oyama. Đợt phun trào gần nhất kéo dài từ năm 2000 đến năm 2004, khiến toàn bộ cư dân phải di tản. Họ bắt đầu trở về đảo từ 2005. Sau khi phun trào, núi lửa liên tục phun ra khí lưu huỳnh. Cư dân trên đảo luôn đem theo mặt nạ phòng độc và đeo vào khi có còi báo động mức lưu huỳnh trong không khí tăng cao. Ảnh:Akibat Jenuh.
Đảo Miyake-jima, Nhật Bản: Hòn đảo nhỏ này có núi lửa Oyama. Đợt phun trào gần nhất kéo dài từ năm 2000 đến năm 2004, khiến toàn bộ cư dân phải di tản. Họ bắt đầu trở về đảo từ 2005. Sau khi phun trào, núi lửa liên tục phun ra khí lưu huỳnh. Cư dân trên đảo luôn đem theo mặt nạ phòng độc và đeo vào khi có còi báo động mức lưu huỳnh trong không khí tăng cao. Ảnh:Akibat Jenuh.
Đảo Bikini, Marshall: Đây là nơi thử nghiệm vũ khí nguyên tử từ 1946-1958. Sau khi mức phóng xạ giảm xuống, nhiều cư dân đã trở về đây vào 1987. Tuy nhiên, một số loại cua, thực phẩm và cây cối đã nhiễm độc và đất đai ảnh hưởng tới tỷ lệ dị tật thai nhi. Không ít cư dân bản địa đã rời bỏ nơi này. Du khách được khuyến cáo không nên ăn thực phẩm được nuôi trồng ở địa phương. Ảnh: Happy Traveler.
Đảo Bikini, Marshall: Đây là nơi thử nghiệm vũ khí nguyên tử từ 1946-1958. Sau khi mức phóng xạ giảm xuống, nhiều cư dân đã trở về đây vào 1987. Tuy nhiên, một số loại cua, thực phẩm và cây cối đã nhiễm độc và đất đai ảnh hưởng tới tỷ lệ dị tật thai nhi. Không ít cư dân bản địa đã rời bỏ nơi này. Du khách được khuyến cáo không nên ăn thực phẩm được nuôi trồng ở địa phương. Ảnh: Happy Traveler.
Đảo Enewetak: Nằm ở phía tây đảo Bikini, Enewetak có một mái vòm bê tông đựng rác thải hạt nhân và đất nhiễm phóng xạ. Cư dân được di tản và nhiều cuộc thử nghiệm hạt nhân đã diễn ra ở đây. Phần lớn diện tích đảo đều có mức phóng xạ cao, khiến con người không thể sinh sống. Đảo đang được làm sạch và có thể sẽ đạt mức an toàn vào năm 2027. Ảnh: The New York Times.
Đảo Enewetak: Nằm ở phía tây đảo Bikini, Enewetak có một mái vòm bê tông đựng rác thải hạt nhân và đất nhiễm phóng xạ. Cư dân được di tản và nhiều cuộc thử nghiệm hạt nhân đã diễn ra ở đây. Phần lớn diện tích đảo đều có mức phóng xạ cao, khiến con người không thể sinh sống. Đảo đang được làm sạch và có thể sẽ đạt mức an toàn vào năm 2027. Ảnh: The New York Times.
Đảo Reunion, lãnh thổ thuộc Pháp: Nằm ở Ấn Độ Dương, hòn đảo này là một trong những nơi diễn ra nhiều vụ cá mập tấn công nhất thế giới. Chính phủ đã phải cấm bơi lội và lướt sóng để bảo vệ người đi biển. Ảnh: Wide Open Spaces.
Đảo Reunion, lãnh thổ thuộc Pháp: Nằm ở Ấn Độ Dương, hòn đảo này là một trong những nơi diễn ra nhiều vụ cá mập tấn công nhất thế giới. Chính phủ đã phải cấm bơi lội và lướt sóng để bảo vệ người đi biển. Ảnh: Wide Open Spaces.
Đảo Gruinard, Scotland: Chính phủ Anh dùng hòn đảo nhỏ không người sinh sống này làm nơi thử nghiệm vũ khí sinh học trong Thế chiến II. Trong quá trình thử nghiệm, virus bệnh than đã lây lan khắp đảo, khiến hơn 100 con cừu thiệt mạng và buộc chính phủ phải cách ly hòn đảo. Đến những năm 1980, hàng trăm tấn Formaldehyde được dùng để khử trùng và làm sạch Gruinard. Ảnh: Mirror.
Đảo Gruinard, Scotland: Chính phủ Anh dùng hòn đảo nhỏ không người sinh sống này làm nơi thử nghiệm vũ khí sinh học trong Thế chiến II. Trong quá trình thử nghiệm, virus bệnh than đã lây lan khắp đảo, khiến hơn 100 con cừu thiệt mạng và buộc chính phủ phải cách ly hòn đảo. Đến những năm 1980, hàng trăm tấn Formaldehyde được dùng để khử trùng và làm sạch Gruinard. Ảnh: Mirror.

Theo Zing

TIN LIÊN QUAN

Tin mới