Những 'kẻ cực bẩn' trong bếp mà bạn chưa từng nghĩ tới

Trong nhà bếp, thứ được coi bẩn nhất chính là giẻ rửa bát, càng sử dụng lâu càng có nhiều vi khuẩn.

Giẻ rửa bát

Trong nhà bếp, thứ được coi bẩn nhất chính là giẻ rửa bát. Có khoảng 10 triệu vi khuẩn trên mỗi m2 với miếng giẻ bằng mút và khoảng một triệu con nếu là miếng giẻ vải. Trong số này có vi khuẩn ecoli và Salmonella (loại vi khuẩn làm cho thức ăn trở nên độc hại). Những vi khuẩn này có thể bám vào bát đĩa, qua thức ăn và truyền sang cơ thể gây bệnh. Khi chúng ta sử dụng miếng giẻ bẩn là đã lây nhiễm chéo vi khuẩn trong bếp.

Để giữ vệ sinh, mỗi khi rửa bát đĩa xong, chiếc giẻ phải được giặt lại thật kỹ bằng tay hoặc cho vào máy giặt cùng với chất tẩy rửa. Sau đó treo ở nơi thoáng khí để khô tự nhiên.

Giẻ rửa bát càng sử dụng lâu sẽ càng có nhiều vi khuẩn, nếu có điều kiện sau khi giặt sạch sẽ, cho giẻ vào lò vi sóng 1-2 phút. Thao tác này sẽ làm giảm độ ẩm của miếng giẻ cũng như giết chết vi khuẩn sống.

Những 'kẻ cực bẩn' trong bếp mà bạn chưa từng nghĩ tới  ảnh 1

Đối với giẻ rửa bát nên dùng loại từ sợi gỗ hoặc sợi tự nhiên không pha tạp bất kỳ thành phần hóa học nào. Ảnh: elekanews.

Không nên dùng giẻ rửa bát từ sợi hóa học hoặc bằng thép bởi trong quá trình cọ rửa những sợi thép mỏng và sợi hóa học rất dễ bong ra ngoài và dính vào thức ăn. Khi đã xâm nhập vào cơ thể, những thành phần này rất khó tiêu hóa, dễ gây ra một số bệnh đường ruột.

Đối với giẻ rửa bát nên chọn loại 100% sợi gỗ hoặc từ sợi tự nhiên không pha tạp bất kỳ thành phần hóa học nào. Loại này thấm hút tốt, không bám mỡ khi rửa, dễ dàng lau chùi rửa sạch các vết bẩn bám trên bát đĩa nhà bếp.

Đũa

Nhiều người cho rằng, chỉ khi nào đũa mốc hoặc mủn thì mới nên thay. Nhưng sự thật không phải như vậy bởi đũa cũng có hạn sử dụng và nếu quá hạn thì chúng chính là "sát thủ vô hình" đe dọa sức khỏe con người.

Với những đôi đũa đã sử dụng quá lâu, chất lượng kém, thường có bề mặt không trơn láng. Đây chính là nơi thức ăn dễ bám vào, nếu vệ sinh không sạch sẽ khiến vi trùng, nấm mốc phát triển. Hậu quả là gây ngộ độc thực phẩm, tiêu chảy do các loại vi khuẩn như salmonella, escherichia coli, staphylococcus, clostridium botulinum. Ngoài ra một số nấm mốc độc nhiễm vào đũa có thể sinh độc tố aflatoxin rất độc hại, là nguyên nhân gây ung thư gan.

Để loại bỏ những nguy cơ trên, trước khi rửa nên ngâm đũa với chất tẩy rửa 1-2 phút sau đó rửa sạch lại dưới vòi nước. Bước tiếp theo là cho đũa vào một nồi nước và đun sôi trong nửa giờ. Thao tác này sẽ loại sạch được những vi khuẩn gây hại có trong đũa. Cuối cùng là đặt đũa vào nơi khô thoáng và có gió tự nhiên. Cách làm này cũng áp dụng với đũa mới mua về.

Những 'kẻ cực bẩn' trong bếp mà bạn chưa từng nghĩ tới  ảnh 2

Với đũa tre và đũa gỗ, thời gian sử dụng chỉ nên kéo dài 3-6 tháng. Ảnh: gmw.

Với đũa tre và đũa gỗ thì thời gian sử dụng chỉ kéo dài 3-6 tháng, những loại đũa bằng kim loại thì tuổi đời kéo dài hơn. Sau khoảng thời gian này, màu đũa có thể chuyển sang màu đậm hoặc nhạt dần do tần suất sử dụng. Một khi màu sắc đã thay đổi thì vật liệu chắc chắn cũng bị thay đổi, đồng nghĩa với việc mức độ an toàn đã giảm và cần phải thay bằng những đôi đũa khác.

Nếu trên bề mặt những đôi đũa tre, đũa gỗ xuất hiện các chấm đen, điều đó chứng tỏ chúng đã bị nhiễm khuẩn, hãy bỏ ngay lập tức. Nếu thấy đũa có vị chua rõ rệt, cũng đừng tiếc rẻ mà giữ lại, bởi chúng đã bị nhiễm bẩn.

Thớt

Nhiều gia đình vẫn có thói quen dùng chung một cái thớt duy nhất cho tất cả các bước nấu ăn. Sau khi cắt thịt cá sống, thường rửa sơ sau đó cắt rau củ và thậm chí là thức ăn đã được nấu chín.

Theo các chuyên gia thì việc làm này vô cùng nguy hiểm bởi các loại thức ăn sống như thịt cá đều chứa nhiều vi khuẩn, ký sinh trùng. Nếu dùng một cái thớt để cắt cả thực phẩm sống lẫn chín, những vi khuẩn này dễ dàng bám vào thức ăn, rất dễ gây ra ngộ độc và các bệnh về đường tiêu hóa.

Biết được điều này, thay vì mua 2 cái thớt riêng biệt, để tiết kiệm, nhiều gia đình dùng một lúc 2 mặt thớt. Mặt này thái thực phẩm sống, mặt kia cắt thức ăn chín. Trên thực tế, mặt phẳng dùng để kê thớt như kệ bếp, nền nhà thường là nguồn nhiễm bẩn. Khi đặt mặt thớt xuống, vi khuẩn cũng đã bám vào mặt dưới của thớt. Vì thế mỗi gia đình nên có 2 chiếc thớt, một chế biến đồ sống và một chế biến đồ chín.

Những 'kẻ cực bẩn' trong bếp mà bạn chưa từng nghĩ tới  ảnh 3

Nếu sử dụng một chiếc thớt cho tất cả các bước nấu ăn thì nguy cơ nhiễm khuẩn rất cao. Ảnh: Reader's Digest.

Sau khi sử dụng, nhiều người thường chỉ rửa thớt qua loa bằng nước sau đó treo khô lên. Điều này sẽ khiến họ dễ bị bệnh về tiêu hóa và ngộ độc hơn.

Để rửa thớt đúng cách, có một số gợi ý sau.

+ Rửa và khử trùng: Đầu tiên rửa bề mặt và khe hở của thớt bằng bàn chải cứng với chất tẩy rửa, sau đó rửa sạch lại bằng nước sôi.

+ Khử trùng bằng muối: Dùng dao để cạo phần cặn trên bề mặt thớt. Rắc một lớp muối lên bề mặt sau đó dùng 1/2 trái chanh chà lên thớt. Thớt sẽ sạch và chống được vi khuẩn.

+ Khử trùng bằng hành tây: Sử dụng hành tây hoặc gừng sống để chà xát nhiều lần trên bề mặt thớt. Sau đó dùng bàn chải để làm sạch. Bước cuối cùng là rửa sạch bằng nước sôi.

+ Khử trùng bằng giấm: Hòa giấm và nước chanh theo tỉ lệ 1:1 rồi lau nhiều lần lên mặt thớt. Hãy để thớt tự khô dưới ánh nắng mặt trời. Bước cuối là rửa sạch lại với nước.

Tin mới