Những mô hình khuyến nông hiệu quả ở thị xã Thái Hòa

(Baonghean.vn) - Được sự hỗ trợ, tư vấn từ các chương trình khuyến nông, những năm gần đây, nhiều mô hình chăn nuôi, trồng trọt ở Thị xã Thái Hòa phát triển bền vững và đi vào chiều sâu hơn. Một trong những phương châm làm nên thành công của các chủ mô hình ở Thái Hòa là đầu tư bài bản nhưng quá trình thực hiện, phải biết “lấy ngắn nuôi dài” để vừa sử dụng nguồn lực tại chỗ và từng bước tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm.

Mô hình nuôi thỏ New Zealand của anh Nguyễn Thái Nhân ở xóm Đông Hòa, xã Nghĩa Hòa, Tx Thái Hòa. Đây là mô hình nuôi thỏ quy mô lớn và đầu tiên của Thị xã Thái Hòa. Khởi đầu chỉ với 20 con thỏ mẹ giống anh mua về năm 2016, sau gần 2 năm, anh Nhân đã nhân rộng đàn thỏ lên gần 500 con, trong đó 200 thỏ mẹ và 270 thỏ con. Theo anh Nhân cho biết: mỗi năm, thỏ mẹ đẻ 10 lứa và thỏ con nuôi 4- 5 tháng. Hiện tại, đầu ra của thỏ do một Công ty ở Hà Nội bao tiêu. Với giá 70.000 đồng/kg, mỗi con thỏ có trọng lượng từ 3-4 kg, tính ra mỗi con cho thu nhập từ 250-280 ngàn đồng. Ảnh: Nguyễn Hải
Mô hình nuôi thỏ New Zealand của anh Nguyễn Thái Nhân ở xóm Đông Hòa, xã Nghĩa Hòa, TX Thái Hòa. Đây là mô hình nuôi thỏ quy mô lớn và đầu tiên của Thị xã Thái Hòa. Khởi đầu chỉ với 20 con thỏ mẹ giống anh mua về năm 2016, sau gần 2 năm, anh Nhân đã nhân rộng đàn thỏ lên gần 500 con. Hiện tại, đầu ra đã có một Công ty ở Hà Nội bao tiêu. Với giá 70.000 đồng/kg, mỗi con thỏ có trọng lượng từ 3-4 kg cho thu nhập từ 250-280 ngàn đồng. Ảnh: Nguyễn Hải
Cùng với nuôi thỏ hàng hòa, tận dụng diện tích gia trại gần 2,5 ha, anh Nhân còn trồng chanh, nuôi lợn rừng sinh sản. Trong ảnh: mô hình lợn rừng của anh Nhân mới triển khai từ đầu năm 2016, đến nay đã đàn lợn nái với 13 con, trong đó 4 con nái đã sinh từ 6-8 con/lứa. Anh Nhân cho biết thêm: rút kinh nghiệm trước đây, để chủ động đầu ra, anh đầu tư từng bước, trên cơ sở thành công sẽ mở rộng đàn. Hiện gia đình anh Nhân đang đầu tư mở rộng trại; sắp tới nếu được Thị xã hỗ trợ cấp giấy chứng nhận Trang trại và chứng nhận nguồn gốc sản phẩm, gia đình sẽ nâng quy mô đàn thỏ lên khoảng 500 con nái và đàn lợn rừng khoảng 50 con. Ảnh: Nguyễn Hải  
Tận dụng diện tích gia trại gần 2,5 ha, anh Nhân còn trồng chanh, nuôi lợn rừng sinh sản. Trong ảnh: mô hình lợn rừng của anh Nhân mới triển khai từ đầu năm 2016, đến nay đàn lợn nái lên đến 13 con, trong đó 4 con nái đã sinh từ 6-8 con/lứa. Hiện gia đình anh Nhân đang đầu tư mở rộng trại; sắp tới nếu được cấp giấy chứng nhận Trang trại và chứng nhận nguồn gốc sản phẩm, gia đình sẽ nâng quy mô đàn thỏ lên khoảng 500 con nái và đàn lợn rừng khoảng 50 con. Ảnh: Nguyễn Hải  
Thức ăn chính của thỏ là cỏ và các loại cây lá. Tuy nhiên, để tận dụng công lao động gia đình và các nguyên liệu sẵn có tại địa phương, anh Nhân tận dụng mặt bằng để nuôi ủ giun quế; đồng thời mua bã sắn về ủ men để chế biến thành thức ăn hàng ngày cho thỏ và lợn. Với cách làm này, anh Nhân vừa vừa tiết kiệm chi phí và tạo được nguồn thức ăn hữu cơ rất tốt để nuôi thỏ và lợn. Ảnh: Nguyễn Hải
Thức ăn chính của thỏ là cỏ và các loại cây lá. Tuy nhiên, để tận dụng công lao động gia đình và các nguyên liệu sẵn có tại địa phương, anh Nhân tận dụng mặt bằng để nuôi ủ giun quế; đồng thời mua bã sắn về ủ men để chế biến thành thức ăn hàng ngày cho thỏ và lợn. Với cách làm này, anh Nhân vừa vừa tiết kiệm chi phí và tạo được nguồn thức ăn hữu cơ rất tốt để nuôi thỏ và lợn. Ảnh: Nguyễn Hải
Vườn cam hơn 3 năm tuổi của ông Thái Quốc Huy ở xóm Đông Hòa, xã Nghĩa Hòa, Tx Thái Hòa. Năm 2013, được sự động viên khuyến khích của Thị xã, ông Huy mạnh dạn đầu tư chuyển đổi 12 ha đất trồng keo và bạch đàn sang trồng các loại cây ăn quả. Sau gần 4 năm đầu tư, gia đình ông đã có trang trại tổng hợp với 5,5 ha cam, 3 ha mía, 1 ha ổi Đài Loan, 1 ha táo cùng nhiều loại cây ăn quả khác. Ảnh: Nguyễn Hải
Năm 2013, ông Thái Quốc Huy ở xóm Đông Hòa, xã Nghĩa Hòa (TX Thái Hòa) mạnh dạn đầu tư chuyển đổi 12 ha đất trồng keo và bạch đàn sang trồng các loại cây ăn quả. Sau gần 4 năm đầu tư, gia đình ông đã có trang trại tổng hợp với 5,5 ha cam, 3 ha mía, 1 ha ổi Đài Loan, 1 ha táo cùng nhiều loại cây ăn quả khác. Ảnh: Nguyễn Hải
Được Khuyến nông hỗ trợ hệ thống tưới nhỏ giọt
Thực hiện phương châm "lấy ngắn nuôi dài", trong thời gian đầu tư chờ thu hoạch cam, ông Huy còn trồng các loại cây ngắn ngày khác như mía, đậu, bí, ổi Đài Loan... Với các loại cây ngắn ngày này, mỗi năm ông có trên dưới 200 triệu đồng để trả công lao động và tiếp tục đầu tư cho cây cam. (Trong ảnh: hệ thống bơm tưới nhỏ giọt theo công nghệ Isaren cho diện tích 1 ha cam do Trung tâm khuyến nông tỉnh hỗ trợ năm 2016. Hiện tại, cùng với hỗ trợ của dự án khuyến nông, ông Huy đã đầu tư trên 150 triệu đồng để lắp đặt hệ thống tưới cho toàn bộ trang trại). Ảnh: Nguyễn Hải
Mô hình bò nuôi bò sữa của ông Trần Văn Hữu ở xóm 5, xã Nghĩa Hòa, Tx Thái Hòa. Được Thị xã hỗ trợ lãi suất, năm 2016, ông Hữu mạnh dạn vay 250 triệu đồng để mua 4 con bò sữa New Zealand. Đến nay, gia đình đã có đàn bò sữa 8 con, trong đó 4 con đã cho sữa. Mỗi ngày, đàn bò cho 60 kg sữa (cuối vụ), với giá 14.000 đồng/kg, bình quân mỗi ngày gia đình có thu nhập trên 30 triệu đồng. Nhờ tận dụng được đất đồi trồng cỏ và lao động nông nhàn nên chi phí đầu vào giảm đáng kể và thu nhập từ bò sữa của gia đình đạt tối đa. Ảnh: Nguyễn Hải  
Được Thị xã hỗ trợ lãi suất, năm 2016, ông Trần Văn Hữu ở xóm 5, xã Nghĩa Hòa mạnh dạn vay 250 triệu đồng để mua 4 con bò sữa New Zealand. Đến nay, gia đình đã có đàn bò sữa 8 con, trong đó 4 con đã cho sữa. Mỗi ngày, đàn bò cho 60 kg sữa (cuối vụ), với giá 14.000 đồng/kg, bình quân mỗi tháng gia đình có thu nhập trên 30 triệu đồng. Nhờ tận dụng được đất đồi trồng cỏ và lao động nông nhàn nên chi phí đầu vào giảm đáng kể. Ảnh: Nguyễn Hải  
Mô hình bưởi hồng Quang Tiến của bà Nguyễn Thị Loan ở khối Trung Nghĩa, phường Quang Tiến, Tx Thái Hòa. Khởi đầu chỉ với 1 gốc bưởi hồng cách đây 10 năm, đến nay bà Loan đã 400 gốc bưởi với diện tích 2 ha. Với 400 gốc bưởi đã cho thu hoạch, không chỉ mang lại thu nhập trên dưới 200 triệu mỗi năm cho gia đình bà Loan mà đây còn là nguồn gen quý để Thị xã tiếp tục nhân rộng ra địa bàn. Trong ảnh: bà Loan đang tiến hành bọc quả bưởi để hạn chế các loại sâu bọ, ruồi vàng tấn công. Ảnh: Nguyễn Hải
Khởi đầu chỉ với 1 gốc bưởi cách đây 10 năm, đến nay mô hình bưởi hồng Quang Tiến của bà Nguyễn Thị Loan ở khối Trung Nghĩa, phường Quang Tiến đã có 400 gốc bưởi với diện tích 2 ha. Với 400 gốc bưởi đã cho thu hoạch mang lại thu nhập trên dưới 200 triệu mỗi năm cho gia đình bà Loan và là nguồn giống quý để Thị xã tiếp tục nhân rộng ra địa bàn. Trong ảnh: bà Loan đang tiến hành bọc quả bưởi để hạn chế các loại sâu bọ, ruồi vàng tấn công. Ảnh: Nguyễn Hải.
Bà Nguyễn Thị Loan trao đổi, đề xuất với cán bộ khuyến nông Thị xã về cơ chế chăm sóc và xây dựng nhãn hiệu để tìm đầu ra ổn định cho bưởi hồng Quang Tiến. Hiện tại, theo cơ chế của Thị xã, các mô hình trồng bưởi hồng Quang Tiến, ngoài việc được hỗ trợ 50.000 đồng/cành, khi bưởi ra quả, các hộ còn được Thị xã hỗ trợ 1.600 giấy bao bọc quả. Nhờ cơ chế khuyến khích này, riêng phường Quang Tiến đã có hàng chục hộ gia đình nhận trồng bưởi hồng, trong đó riêng khối Trung Nghĩa có 3 gia đình trồng trên 200 gốc tương đương diện tích từ 1 ha trở lên. Ảnh: Nguyễn Hải
Cán bộ khuyến nông Thị xã trao đổi với bà Loan về cơ chế chăm sóc và xây dựng nhãn hiệu để tìm đầu ra ổn định cho bưởi hồng Quang Tiến. Hiện tại, theo cơ chế của Thị xã, các mô hình trồng bưởi hồng Quang Tiến, ngoài việc được hỗ trợ 50.000 đồng/cành, khi bưởi ra quả, các hộ còn được Thị xã hỗ trợ 1.600 giấy bao bọc quả. Nhờ cơ chế khuyến khích này, riêng phường Quang Tiến đã có hàng chục hộ gia đình nhận trồng bưởi hồng, trong đó riêng khối Trung Nghĩa có 3 gia đình trồng trên 200 gốc tương đương diện tích từ 1 ha trở lên. Ảnh: Nguyễn Hải

 Nguyễn Hải

TIN LIÊN QUAN

Tin mới