Những ngày cuối năm lên với “Sa Pa xứ Nghệ“

(Baonghean.vn) - Còn hơn 1 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán. Thời điểm này, ở Mường Lống - "Sa Pa xứ Nghệ" không khí Tết đã bắt đầu về trên bản làng từ những bông đào chúm chím bung nụ.
Đường lên cổng trời Mường Lống. Video: Diệp Phương
Để đến được Mường Lống, từ thị trấn Mường Xén ngược theo tuyến đường Tây Nghệ An qua những con đường ngoằn nghoèo với khoảng 50 km. Những bông hoa dại bên vệ đường khoe sắc cùng những bông lau trong gió lẫn vào cái lạnh của đất trời vùng cao tạo nên một xúc cảm tuyệt vời cho người qua đường.
Để đến được Mường Lống, từ thị trấn Mường Xén huyện Kỳ Sơn ngược theo tuyến đường Tây Nghệ An qua những cung đường ngoằn ngoèo khoảng 50 km, đi qua các xã Phà Đánh, Huồi Tụ. Những bông hoa dại bên vệ đường khoe sắc cùng những bông lau trong gió lẫn vào cái lạnh của đất trời vùng cao tạo nên một xúc cảm khó tả. Ảnh: Diệp Phương
Xã Mường Lống 100% là người dân tộc mông. Với diện tích 14. 183,5 ha, gồm 994 hộ dân, 1755 nhân khẩu.
Có dịp về với miền biên viễn Kỳ Sơn, từ thị trấn Mường Xén đi theo tuyến đường Tây Nghệ An khoảng 50 km là đến dốc núi cổng trời xã Mường Lống (Kỳ Sơn) bạn sẽ được chiêm ngưỡng những đám mây bồng bềnh vờn quanh núi, cảm giác có thể chạm tay tới và sẽ phải xuyến xao với cảnh sắc của “Sa Pa xứ Nghệ”. Xã Mường Lống 100% là người dân tộc Mông, diện tích 14.183,5 ha, gồm 994 hộ dân, 1.755 nhân khẩu. Ảnh: Hoài Thu
Thời tiết năm nay nắng ấm hơn, tuy mới giữa tháng 11 âm lịch nhưng nhiều cây đào đã nở hoa rực rỡ.
Những năm trước, tháng 10 âm lịch đất trời Mường Lống đã chuyển giá rét căm căm. Song năm nay, dù đã gần cuối tháng 11 âm lịch nhưng thời tiết nơi đây vẫn có nắng ấm. Vì vậy, nhiều cây đào ở Mường Lống đã nở hoa rực rỡ. Ảnh: Diệp Phương
Ông Hờ Vá Hùa ở bản Mường Lống 2 cho biết, năm nay đào nở sớm chủ yếu là giống đào lai. Còn đào ta, đào mốc thì mới bắt đầu chúm chím nụ. Ảnh: Hoài Thu
Ông Hờ Vá Hùa ở bản Mường Lống 2 cho biết, năm nay đào nở sớm chủ yếu là giống đào lai. Còn đào ta, đào mốc thì mới bắt đầu chúm chím nụ. Ảnh: Hoài Thu
  
Cảnh sắc và con người Mường Lống đã khiến không ít khách du lịch, các nhiếp ảnh gia phải mê mẩn.
Cảnh sắc và con người Mường Lống đã khiến không ít khách du lịch, các nhiếp ảnh gia phải mê mẩn. Ảnh: Diệp Phương
Chợ Mường Lống họp ở bản trung tâm, có 2 phiên chợ vào ngày 15 và ngày 30 mỗi tháng.
Đến Mường Lống, không chỉ có các quán nhỏ ven đường bán những sản vật địa phương mà du khách còn có thể tham dự chợ phiên Mường Lống họp ở bản Trung Tâm. Chợ họp 2 phiên vào ngày 15 và ngày 30 mỗi tháng. Ảnh: Diệp Phương
Những đứa trẻ nơi đây thường đi học sớm hơn 1 tiếng để nhờ những bạn học tốt hơn giải những bài toán khó.
Điều đặc biệt ở các bản làng nơi đây rằng ở mỗi nhà đều có những hàng cây mận bao quanh. “Khoảng 1 tháng nữa những cánh hoa mận sẽ bung nở, mọi nẻo đường sẽ được quyện trong sắc trắng tinh khôi, tạo nên khung cảnh rất đỗi thơ mộng” - ông Hờ Vá Hùa ở bản Mường Lống 2 cho hay. Ảnh: Hoài Thu
 
Trường THCS Mường Lống là nơi có nhiều gốc đào lâu năm nhất ngay trước sân trường. Thời điểm cuối tháng 12 dương lịch, đào trong sân trường đã nở hoa rực rỡ. Ảnh: Hoài Thu
Trường THCS Mường Lống là nơi có nhiều gốc đào lâu năm nhất ngay trước sân trường. Thời điểm cuối tháng 12 dương lịch, đào trong sân trường đã nở hoa rực rỡ. Ảnh: Hoài Thu
Lãnh đạo xã Mường Lống cho biết, năm 2017 đã có 30 đoàn khách trong nước và nước ngoài với 141 lượt người đến Mường Lống để thăm thân, bán hàng và đón Tết cùng người dân trên địa bàn. Mỗi dịp xuân về, người Mông nơi đây tổ chức đón Tết với nhiều hoạt động phong phú, đậm bản sắc dân tộc về ẩm thực, lễ hội như chọi bò, ném pao... Ngoài ra, Tết còn là dịp ngắm muôn sắc hoa xuân nơi cổng trời biên giới với bạt ngàn hoa mận trắng, hoa đào hồng đỏ, hoa cải vàng rực khắp các bản làng, triền núi... Ảnh tư liệu
Lãnh đạo xã Mường Lống cho biết, năm 2017 đã có 30 đoàn khách trong nước và nước ngoài với 141 lượt người đến Mường Lống để thăm thân, bán hàng và đón Tết cùng người dân trên địa bàn. Mỗi dịp xuân về, người Mông nơi đây tổ chức đón Tết với nhiều hoạt động phong phú, đậm bản sắc dân tộc về ẩm thực, lễ hội như chọi bò, ném pao... Ngoài ra, Tết còn là dịp ngắm muôn sắc hoa xuân nơi cổng trời biên giới với bạt ngàn hoa mận trắng, hoa đào hồng đỏ, hoa cải vàng rực khắp các bản làng, triền núi... Ảnh tư liệu

Tin mới