Những ngôi đền thiêng nhất miền Tây xứ Nghệ

(Baonghean.vn) - Đầu năm là dịp những ngôi đền nổi tiếng linh thiêng ở miền Tây xứ Nghệ vào mùa lễ hội.

Hàng năm, khi mùa mưa đến, hàng ngàn con cò trắng lại bay về trú ngụ quanh khu vực đền Vạn (bản Cửa Rào, Xã Lượng, Tương Dương).
Đền Vạn - Cửa Rào ở Tương Dương là nơi thờ Đoàn Nhữ Hài - Đốc tướng đời nhà Trần có công lớn trong việc bảo vệ vùng đất biên cương và cuộc sống muôn dân. Ảnh: Đào Thọ.
Đền Vạn- Cửa Rào soi bóng xuống mặt nước trong xanh, ẩn mình dưới những tán cây cổ thụ hàng trăm, hàng nghìn năm tuổi. Ngôi đền gắn liền với sự nghiệp và công đức của Đốc tướng đời nhà Trần - Đoàn Nhữ Hài, một đã hy sinh trên vùng đất biên cương này để bảo vệ bờ cõi, bản làng và cuộc sống muôn dân.
Đền Vạn - Cửa Rào ở Tương Dương là nơi thờ Đoàn Nhữ Hài - Đốc tướng đời nhà Trần có công lớn trong việc bảo vệ vùng đất biên cương và cuộc sống muôn dân.  Ảnh: Hồ Phương.
Người dân Tương Dương hướng về Đền Vạn- Cửa Rào với niềm náo nức về với nguồn cội. Về với ngôi đền linh thiêng bậc nhất phủ Tương là dịp được đắm mình trong không khí trang trọng, linh thiêng, gửi gắm và nguyện cầu, những ước vọng trong cuộc sống...
Đền Vạn nằm trên địa bàn xã Xá Lượng (Tương Dương), nơi ngã ba sông là điểm hợp lưu của dòng Nậm Nơn và Nậm Mộ tạo nên dòng sông Lam hùng vĩ. Đây còn là một di chỉ khảo cổ học (di chỉ Đồi Đền). Các nhà nghiên cứu đã khai quật và phát hiện được nhiều hiện vật có giá trị có niên đại gần 4.000 năm, thuộc nền văn hóa Phùng Nguyên. Trong ảnh, những thiếu nữ đồng bào Thái đi dự lễ hội đền Vạn - Cửa Rào. Ảnh Hồ Phương.
Đền Chín Gian thuộc tại xã Châu Kim (Quế Phong) là một trong những điểm đến tâm linh rất đối quan trọng của những người con thuộc 9 mường ở vùng đất phía Tây Bắc của xứ Nghệ.
Đền Chín Gian tại xã Châu Kim (Quế Phong) là một trong những điểm đến tâm linh quan trọng của người dân thuộc 9 mường ở vùng đất phía Tây Bắc của xứ Nghệ. Ảnh: Hồ Phương.
Đền Chín gian có từ thế kỷ 14. Ngôi đền là nơi hội tụ linh thiêng của đồng bào người Thái suốt cả 3 huyện dọc đường 48: Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Quế Phong, bởi chín mường đất cổ rộng lớn Phủ Quỳ xưa đều coi đây là miền đất tổ mang dấu ấn linh thiêng vẫn luôn truyền mãi trong lòng mỗi người dân miền đất Phủ Quỳ.
Đền Chín Gian có từ thế kỷ 14. Ngôi đền là nơi hội tụ linh thiêng của đồng bào người Thái dọc Quốc lộ 48: Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Quế Phong. Chín mường đất cổ rộng lớn Phủ Quỳ xưa đều coi đây là miền đất tổ mang dấu ấn linh thiêng. Ảnh: Hồ Phương.
Trước nhu cầu hoạt động tâm linh của nhân dân, cũng là khôi phục một lễ hội lớn đặc sắc của đồng bào Thái miền Tây, cuối năm 2003, UBND huyện Quế Phong đã quyết định khởi công xây dựng tôn tạo đền Chín Gian. Tháng 6 năm 2006, sau hơn 30 năm, lễ hội đền Chín gian đã được phục hồi và tổ chức thường niên.
Trước nhu cầu tín ngưỡng, tâm linh của nhân dân và cũng nhằm khôi phục một lễ hội lớn đặc sắc của đồng bào Thái miền Tây, cuối năm 2003, UBND huyện Quế Phong đã quyết định khởi công xây dựng tôn tạo đền Chín Gian. Tháng 6 năm 2006, sau hơn 30 năm, lễ hội đền Chín Gian đã được phục hồi và tổ chức thường niên. Ảnh: Hồ Phương.
Nằm ở trung tâm xã Châu lý, huyện Quỳ Hợp (Nghệ An), đền Choọng là ngôi đền thiêng nơi miền Tây xứ Nghệ, là công trình thể hiện sự tri ân của hậu thế đối với tiền nhân.
Nằm ở trung tâm xã Châu Lý, huyện Quỳ Hợp, đền Choọng là ngôi đền thiêng nơi miền Tây xứ Nghệ, là công trình thể hiện sự tri ân của hậu thế đối với tiền nhân. Ảnh: Hồ Phương.
Đền Choọng được xây dựng từ thời Hậu Lê- thế kỷ XV, hiện nằm trên địa phận bản Choọng thuộc xã Châu Lý huyện Quỳ Hợp. Căn cứ vào phong tục, tập quán, lễ hội, các cổ vật còn lưu giữ, việc bài trí thờ phụng tại di tích cũng như các tài liệu, địa danh liên quan (truyện kể dân gian, văn cúng, câu đối, tên núi, tên sông...) cho thấy Đền Choọng được lập để thờ Nang Phốm Hóm (tiếng Thái nghĩa là Nàng tóc thơm) - người có công lớn giúp nghĩa quân Lam Sơn đánh đuổi giặc Minh ở thế kỷ XV.
Đền Choọng được xây dựng từ thời Hậu Lê - thế kỷ XV. Đền được lập để thờ Nang Phốm Hóm (tiếng Thái nghĩa là Nàng tóc thơm) - người có công lớn giúp nghĩa quân Lam Sơn đánh đuổi giặc Minh ở thế kỷ XV. Ảnh: Hồ Phương.
Đền Choọng được xây dựng từ thời Hậu Lê- thế kỷ XV, hiện nằm trên địa phận bản Choọng thuộc xã Châu Lý huyện Quỳ Hợp. Căn cứ vào phong tục, tập quán, lễ hội, các cổ vật còn lưu giữ, việc bài trí thờ phụng tại di tích cũng như các tài liệu, địa danh liên quan (truyện kể dân gian, văn cúng, câu đối, tên núi, tên sông...) cho thấy Đền Choọng được lập để thờ Nang Phốm Hóm (tiếng Thái nghĩa là Nàng tóc thơm) - người có công lớn giúp nghĩa quân Lam Sơn đánh đuổi giặc Minh ở thế kỷ XV.

Về với đền Chọong vào đúng dịp lễ hội, du khách còn được tham gia và thưởng thức các hoạt động văn hóa mang đậm bản sắc của đồng bào dân tộc Thái, Thổ... trên địa bàn huyện Quỳ Hợp. Ảnh: Hồ Phương.

Đền Pu Nhạ Thầu là di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh, tọa lạc trên đỉnh một ngọn núi thiêng ở bản Na Lượng (xã Hữu Kiệm). Ngôi đền gắn liền với những truyền thuyết và sự tích được lưu truyền trong dân gian, được đồng bào nơi đây lưu truyền từ đời này qua đời khác.
Đền Pu Nhạ Thầu là di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh, tọa lạc trên đỉnh một ngọn núi thiêng ở bản Na Lượng (xã Hữu Kiệm). Đền được nhân dân dựng lên để thờ danh tướng Đoàn Nhữ Hài (thời Trần) và bà mẹ nuôi quân của ông (tức Nhạ Thầu). Ảnh Hồ Phương.
Không chỉ vào ngày lễ tết, mà hàng tháng vào mồng 1 và ngày rằm, người dân Kỳ Sơn đều sắm sửa lễ vật lên đền chăm sóc hương khói. Trong những năm gần đây, có nhiều đoàn khách hành hương về  để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của phong cảnh Pu Nhạ Thầu. Bởi từ trên đỉnh non thiêng nhìn xuống, xung quanh là núi non hùng vỹ, bản làng yên vui, phía dưới là dòng Nậm Mộ uốn quanh như dải lụa màu xanh làm nên vẻ đẹp nên thơ và hữu tình.
Không chỉ vào ngày lễ Tết, mà hàng tháng vào mồng 1 và ngày rằm, người dân Kỳ Sơn đều sắm sửa lễ vật lên đền chăm sóc hương khói. Trong những năm gần đây, có nhiều đoàn khách hành hương về để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của phong cảnh Pu Nhạ Thầu. Bởi từ trên đỉnh non thiêng nhìn xuống, xung quanh là núi non hùng vỹ, bản làng yên vui, phía dưới là dòng Nậm Mộ uốn quanh như dải lụa màu xanh làm nên vẻ đẹp nên thơ và hữu tình. Ảnh: Hồ Phương.

 Hồ Phương

TIN LIÊN QUAN

Tin mới