Những ngôi làng tỷ phú ở Nghệ An

(Baonghean.vn)- Nhờ chịu khó, “thức thời”, nhiều nông dân Nghệ An đã vươn lên làm giàu. Theo đó, nhiều ngôi làng một thời nghèo khó nay đã "thay da đổi thịt" trở thành những ngôi làng triệu phú, tỷ phú...

Làng tỷ phú nhờ buôn đồng nát

Từ một làng nghèo khó, với nghề chính buôn bán đồng nát, xã Diễn Tháp, huyện Diễn Châu nay được gọi bằng nhiều cái tên khác nhau như “làng tỷ phú”, “phố ở làng”,... Hiện nay, theo thống kê sơ bộ, toàn xã có trên 1000 người thường xuyên làm ăn, buôn bán tại Lào.

e
Diện mạo xã Diễn Tháp với nhà cửa san sát

Khoảng 15 người dân lập doanh nghiệp bên Lào, khoảng 40 hộ gia đình ở nhà thành lập các đại lý lớn nhỏ để thu gom các mặt hàng cung cấp sang Lào. Cả xã hiện có 75 chiếc xe khách, xe tải các loại chạy qua lại sang Lào mỗi ngày.

1
Biệt thự, xe hơi là hình ảnh dễ bắt gặp tại Diễn Tháp

Từ nghề buôn bán đồng nát, đến nay toàn xã Diễn Tháp có hàng trăm hộ giàu, số biệt thự đếm không xuể, chưa kể hàng trăm chiếc ô tô gia đình, trong đó hàng chục ô tô tiền tỷ.

5
Không ít biệt thự còn trang bị cả thang máy để di chuyển trong nhà

Làng biển- mỗi hộ thu 40-60 triệu đồng/tháng

Xã Tiến Thủy, huyện Quỳnh Lưu có 70% dân số của xã sống bằng nghề biển. Hiện toàn xã có 328 phương tiện tàu thuyền công suất từ 20 CV-1.100 CV, trong đó có trên 200 phương tiện công suất trên 400 CV, trị giá mỗi con tàu từ 2- 4 tỷ đồng.

Một góc làng biển Tiến Thủy
Một góc làng biển Tiến Thủy

Trong 5 năm thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM, bộ mặt nông thôn xã Tiến Thủy đã có nhiều thay đổi, 95% đường trục thôn, liên thôn đã được bê tông hóa, các công trình phúc lợi được tu sửa, xây mới. Đời sống tinh thần, vật chất của nhân dân ngày càng được nâng lên. 

1
Cuộc sống người dân biển ngày càng được nâng cao

Với số lượng tàu thuyền lớn nhất huyện, thường xuyên giải quyết cho hơn 2.000 lao động địa phương. Chính vì vậy, nhiều hộ nơi đây đã thoát nghèo, vươn lên khá giàu. Hiện tỷ lệ hộ nghèo toàn xã giảm xuống còn 3,72%. Bình quân hộ có nghề đi biển thu nhập 40-60 triệu đồng/tháng.

1
Nghề đánh bắt hải sản đã làm thay đổi diện mạo, bộ mặt cả một vùng quê

Làng trồng cam với trên 80% số hộ đạt doanh thu 500 triệu đồng/năm

Từ chỗ thiếu đói quanh năm, nhờ trồng cam mà 10 năm trở lại đây, xóm Minh Hồ, xã Minh Hợp đã trở thành xóm giàu nhất, nhì huyện Quỳ Hợp.

1
Từ nghèo đói, xóm Minh Hồ nay đã khang trang

Theo đó, trong tổng số 200 hộ gia đình toàn xóm thì có trên 80% số hộ đạt doanh thu 500 triệu đồng/năm, trong đó có trên 10 hộ đạt từ 2-4 tỷ đồng/năm.

2
Nhiều biệt thự mọc lên 

Được biết, diện tích trồng cam toàn xóm hiện lên đến gần 200 ha, sản lượng bình quân đạt từ 20- 30 tấn/ha/năm.

3
Theo đó, diện tích cam không ngừng được mở rộng

Làng xuất ngoại

Xã Đô Thành nằm bên dòng Vách Bắc thuộc huyện Yên Thành là một trong hai xã có tốc độ phát triển kinh tế mạnh nhất của huyện lúa. Nhờ đẩy mạnh xuất khẩu lao động và hoạt động dịch vụ thương mại mà bộ mặt nông thôn ở đây thay da đổi thịt với tốc độ chóng mặt.

Bộ mặt một vùng quê hoàn toàn thay đổi với hàng loạt những biệt thự
Bộ mặt một vùng quê khang trang với hàng loạt những biệt thự

Với gần 1.500 lao động đi xuất khẩu ở các nước trên thế giới và tham gia hoạt động thương mại dịch vụ trong đó nhiều nhất là buôn bán hàng hóa sang Lào mà đời sống vật chất và tinh thần của bà con nhân dân ở Đô Thành có nhiều chuyển biến tích cực.

1
Hiện Đô Thành có trên 1.500 nhà cao tầng, gần 200 chiếc ôtô con

Năm 2015, tổng giá trị sản xuất của toàn xã đạt 392 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng 13% với thu nhập bình quân theo đầu người đạt trên 26 triệu đồng/người/năm. Theo số liệu thống kê, đến thời điểm này toàn xã có trên 1.500 nhà cao tầng, gần 200 chiếc ôtô con phục vụ sinh hoạt gia đình, khoảng 50 ô tô vận tải hàng hóa và hành khách.

Tương tự, khối Hải Giang 2, phường Nghi Hải (TX. Cửa Lò) có khoảng 263 hộ gia đình, với trên 1.180 nhân khẩu. Ngoài mở kho đông lạnh, các dịch vụ thương mại, buôn bán hải sản, bách hóa thì, người dân chủ yếu đi xuất khẩu lao động.

Một góc khối Hải Giang 2
Một góc khối Hải Giang 2

Hiện, cả phường Nghi Hải có khoảng 190 người đi xuất khẩu lao động thì riêng khối Hải Giang 2 đã có hơn 100 người. Hải Giang đang được biết đến là địa chỉ để người dân các địa phương học hỏi kinh nghiệm về xuất khẩu lao động.

                     NPV

TIN LIÊN QUAN

Tin mới