Những ngôi nhà 'dọa sập' ở miền Tây Nghệ An

(Baonghean.vn) - Hàng loạt ngôi nhà chực tuột xuống lòng sông, một số thậm chí đã bị cuốn phăng mất một nửa. Tuy nhiên, người dân vẫn phải sống thấp thỏm, hoặc đi tá túc người thân vì dự án di dời chậm được triển khai.
Ông Hòa là một trong 126 hộ dân của 2 bản Mường Phú, Mường Piệt (xã Thông Thụ, Quế Phong), sống ven dòng Nậm Piệt. Dòng sông này là một nhánh lớn nhất của sông Chu, đây cũng là nguồn phụ lưu lớn nhất đổ về lòng hồ thủy điện Hủa Na. Phần lớn thời gian quanh năm, dòng sông khá hiền hòa, nhiều đoạn nước chỉ chưa đến 1 mét. Nhưng mỗi lần mưa gió, nước từ thượng nguồn đổ về, dòng sông trở nên hung dữ. Hơn 100 hộ dân phải sống trong cảnh thấp thỏm, nguy cơ sạt lở, lũ quét ập xuống bất cứ lúc nào. Từ năm 2017, 33 hộ dân có nguy cơ cao nhất được UBND huyện Quế Phong đưa vào diện di dời khẩn cấp.
Tại các bản Mường Phú, Mường Piệt (xã Thông Thụ, Quế Phong), có hơn 120 hộ dân đã nhiều năm nay phải sống thấp thỏm ven dòng Nậm Piệt. Họ thường xuyên bị lũ quét, sạt lở uy hiếp đến tính mạng và nhà cửa. Từ năm 2017, 33 hộ dân có nguy cơ cao nhất được UBND huyện Quế Phong đưa vào diện di dời khẩn cấp. Ảnh: Tiến Hùng 
Tuy nhiên, cho đến nay, mặc dù gọi là khẩn cấp, nhưng dự án này vẫn chưa được triển khai. Trong lúc chờ đợi được di dời, những trận lũ quét tràn về đã cuốn phăng không ít ngôi nhà. Nhiều người phải sống cảnh "màn trời chiếu đất". Một số liều lĩnh sống trong những ngôi nhà "dọa sập" vì không còn nơi nào khác để tá túc. Ảnh: Tiến Hùng
Tuy nhiên, cho đến nay, mặc dù gọi là khẩn cấp, nhưng dự án này vẫn chưa được triển khai. Trong lúc chờ đợi được di dời, những trận lũ quét tràn về đã cuốn phăng không ít ngôi nhà. Nhiều người phải sống cảnh "màn trời chiếu đất". Một số liều lĩnh sống trong những ngôi nhà "dọa sập" vì không còn nơi nào khác để tá túc. Ảnh: Tiến Hùng 
Ngôi nhà này đang chực chờ trôi tuột xuống lòng sông bất cứ lúc nào. Gia chủ đã phải tháo chạy, tìm nơi tá túc trong lúc chờ bố trí tái định cư. Ảnh: Tiến Hùng
Ngôi nhà này đang chực chờ trôi tuột xuống lòng sông bất cứ lúc nào. Gia chủ đã phải tháo chạy, tìm nơi tá túc trong lúc chờ bố trí tái định cư. Ảnh: Tiến Hùng 
Đây là phần phía sau của ngôi nhà chị Lương Thị Hương (bản Mường Phú). Sau trận lũ quét giữa 2018 cuốn phăng một nửa ngôi nhà, chị Hương bỏ hơn 150 triệu đồng xây lại. Nhưng không lâu sau, phần mới xây này cũng bị dòng lũ xé nát. Gia đình chị Hương bây giờ đành phải sống tạm trong một nửa căn nhà đang sót lại. Mỗi lần mưa gió, cả nhà lại tất bật dọn dẹp để đi lánh nạn. Ảnh: Tiến Hùng
Đây là phần phía sau của ngôi nhà chị Lương Thị Hương (bản Mường Phú). Sau trận lũ quét giữa 2018 cuốn phăng một nửa ngôi nhà, chị Hương bỏ hơn 150 triệu đồng xây lại. Nhưng không lâu sau, phần mới xây này cũng bị dòng lũ xé nát. Gia đình chị Hương bây giờ đành phải sống tạm trong một nửa căn nhà đang sót lại. Mỗi lần mưa gió, cả nhà lại tất bật dọn dẹp để đi lánh nạn. Ảnh: Tiến Hùng
Trong khi 33 hộ dân mòn mỏi chờ được bố trí tái định cư thì cạnh đó, một khu tái định cư thủy điện Hủa Na bị bỏ hoang gần 10 năm nay, gây lãng phí. Ông Lê Văn Giáp - Chủ tịch UBND huyện Quế Phong cho biết, khu tái định cư Pù Sai Cang 2 này được Công ty thủy điện Hủa Na xây dựng từ năm 2012, để phục vụ di dời 34 hộ dân bị ảnh hưởng bởi thủy điện. Tuy nhiên, do thiếu đất canh tác, vị trí xây dựng lại quá cao so với mặt đường nên những hộ này không chịu đến ở. Sau đó họ tự nguyện đi tìm điểm tái định cư khác. Sau 8 năm bỏ hoang, hiện các khu nhà ở đây đã xuống cấp nghiêm trọng, cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng nhưng cũng chưa đầy đủ và đồng bộ. Ảnh: Tiến Hùng
Trong khi 33 hộ dân mòn mỏi chờ được bố trí tái định cư thì cạnh đó, một khu tái định cư thủy điện Hủa Na bị bỏ hoang gần 10 năm nay, gây lãng phí. Ông Lê Văn Giáp - Chủ tịch UBND huyện Quế Phong cho biết, khu tái định cư Pù Sai Cang 2 này được Công ty thủy điện Hủa Na xây dựng từ năm 2012, để phục vụ di dời 34 hộ dân bị ảnh hưởng bởi thủy điện. Tuy nhiên, do thiếu đất canh tác, vị trí xây dựng lại quá cao so với mặt đường nên những hộ này không chịu đến ở. Sau đó họ tự nguyện đi tìm điểm tái định cư khác. Sau 8 năm bỏ hoang, hiện các khu nhà ở đây đã xuống cấp nghiêm trọng, cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng nhưng cũng chưa đầy đủ và đồng bộ. Ảnh: Tiến Hùng 
Tại huyện Tương Dương, hơn 2 năm nay, 6 nhà dân ở xã Lưu Kiền xuất hiện nhiều vết nứt toác, chực chờ rơi xuống lòng hồ thủy điện Bản Ang. Những hộ dân này đều sinh sống từ lâu ở khu vực này, chính vì thế họ cho rằng nguyên nhân của việc này do ảnh hưởng của thủy điện Bản Ang. Sau khi vào cuộc kiểm tra, huyện Tương Dương xác định phải di dời khẩn cấp trước tháng 11/2019. Tuy nhiên, do không có kinh phí, đến nay người dân ở đây vẫn chưa được di dời, trong khi các vết nứt đang ngày càng lớn, mùa mưa lũ đã đến gần. Ảnh Tiến Hùng
Tại huyện Tương Dương, hơn 2 năm nay, 6 nhà dân ở xã Lưu Kiền xuất hiện nhiều vết nứt toác, chực chờ rơi xuống lòng hồ thủy điện Bản Ang. Những hộ dân này đều sinh sống từ lâu ở khu vực này, chính vì thế họ cho rằng nguyên nhân của việc này do ảnh hưởng của thủy điện Bản Ang. Sau khi vào cuộc kiểm tra, huyện Tương Dương xác định phải di dời khẩn cấp trước tháng 11/2019. Tuy nhiên, do không có kinh phí, đến nay người dân ở đây vẫn chưa được di dời, trong khi các vết nứt đang ngày càng lớn, mùa mưa lũ đã đến gần. Ảnh Tiến Hùng 
Huyện Tương Dương đã nhiều lần kiểm tra sau đó báo cáo, đề nghị UBND tỉnh yêu cầu chủ đầu tư Thủy điện Bản Ang có trách nhiệm bố trí kinh phí chi trả cho 6 hộ dân di dời ra khỏi vùng sạt lở và vùng có nguy cơ sạt lở cao. Đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho nhân dân sớm ổn định cuộc sống trước mắt và lâu dài, nhất là bắt đầu đến mùa mưa lũ 2020. Ảnh: Tiến Hùng
Huyện Tương Dương đã nhiều lần kiểm tra sau đó báo cáo, đề nghị UBND tỉnh yêu cầu chủ đầu tư Thủy điện Bản Ang có trách nhiệm bố trí kinh phí chi trả cho 6 hộ dân di dời ra khỏi vùng sạt lở và vùng có nguy cơ sạt lở cao. Đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho nhân dân sớm ổn định cuộc sống trước mắt và lâu dài, nhất là bắt đầu đến mùa mưa lũ 2020. Ảnh: Tiến Hùng 
Tuy nhiên, phía thủy điện sau đó phủ trách nhiệm liên quan. "6 hộ dân cần phải di dời theo kiến nghị của UBND huyện Tương Dương đều nằm trên cốt ngập hồ chứa thủy điện Bản Ang. Việc các hộ dân bị nứt nẻ nhà là do nhiều nguyên nhân, đặc biệt là các hộ này đều nằm ở phần taluy âm của Quốc lộ 7 chịu ảnh hưởng rất lớn của các đợt lũ do thiên tai gây ra, nhất là đợt lũ 2018", phía Công ty CP Thủy điện Nậm Mô - Nậm Nơn nói. Thủy điện không chịu trách nhiệm, khiến những hộ dân này đành phải tiếp tục sống thấp thỏm trong những ngôi nhà dọa sập. Ảnh: Tiến HùngTuy nhiên, phía thủy điện sau đó phủ trách nhiệm liên quan. "6 hộ dân cần phải di dời theo kiến nghị của UBND huyện Tương Dương đều nằm trên cốt ngập hồ chứa thủy điện Bản Ang. Việc các hộ dân bị nứt nẻ nhà là do nhiều nguyên nhân, đặc biệt là các hộ này đều nằm ở phần taluy âm của Quốc lộ 7 chịu ảnh hưởng rất lớn của các đợt lũ do thiên tai gây ra, nhất là đợt lũ 2018", phía Công ty CP Thủy điện Nậm Mô - Nậm Nơn nói. Thủy điện không chịu trách nhiệm, khiến những hộ dân này đành phải tiếp tục sống thấp thỏm trong những ngôi nhà dọa sập.  Ảnh: Tiến Hùng

Tin mới