Những người 'giữ lửa' các làng nghề truyền thống

(Baonghean.vn) - Trong công cuộc xây dựng quê hương, phụ nữ các địa phương trong tỉnh là lực lượng quan trọng, có vai trò đặc biệt trong việc gìn giữ và phát huy các làng nghề truyền thống.
Từ 3 - 4h sáng, phụ nữ làm nghề nướng cá ở làng biển đã thức giấc, lên xe đến các bến cảng để mua cá về nướng. Ai cũng mong mua được những rổ cá tươi ngon, mới đưa từ biển về. Trong ảnh: Cảng cá Lạch Vạn xã Diễn Ngọc (Diễn Châu) tấp nập phụ nữ mua cá lúc sáng sớm. Ảnh: Huy Thư

Từ 3 - 4h sáng, phụ nữ làm nghề nướng cá ở làng biển đã thức giấc, lên xe đến các bến cảng để mua cá về nướng. Ai cũng mong mua được những rổ cá tươi ngon, mới đưa từ biển về. Trong ảnh: Cảng cá Lạch Vạn xã Diễn Ngọc (Diễn Châu) tấp nập phụ nữ mua cá lúc sáng sớm. Ảnh: Huy Thư

Nghề nướng cá xưa nay luôn gắn với bếp than hồng, khói bụi, vất vả, nhưng chị em làng biển ở Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Cửa Lò... vẫn chăm chỉ, tần tảo sớm hôm, lạc quan và luôn tràn đầy hy vọng về cuộc sống tươi sáng. Ảnh: Huy Thư

Nghề nướng cá xưa nay luôn gắn với bếp than hồng, khói bụi, vất vả, nhưng chị em làng biển ở Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Cửa Lò... vẫn chăm chỉ, tần tảo sớm hôm, lạc quan và luôn tràn đầy hy vọng về cuộc sống tươi sáng. Ảnh: Huy Thư

Những mẻ cá nướng thơm ngon rời lò khi sáng sớm là nguồn thực phẩm cho bữa ăn của nhiều gia đình. Cá nướng mang hương vị mặn mòi của biển, của sự lao động cần cù, khéo léo của chị em. Ảnh: Huy Thư
Những mẻ cá nướng thơm ngon rời lò khi sáng sớm là nguồn thực phẩm cho bữa ăn của nhiều gia đình. Cá nướng mang hương vị mặn mòi của biển, của sự lao động cần cù, khéo léo của chị em. Ảnh: Huy Thư
Với người dân các làng quê làm nghề nón lá ở Thanh Chương, phụ nữ là những người gìn giữ, bảo tồn và trao truyền nghề truyền thống này. Ảnh: Huy Thư
Với người dân các làng quê làm nghề nón lá ở Thanh Chương, phụ nữ là những người gìn giữ, bảo tồn và trao truyền nghề truyền thống này. Ảnh: Huy Thư
Những chiếc nón lá Đồng Văn giản dị không chỉ che mưa, che nắng, mà còn góp phần làm nên vẻ đẹp duyên dáng của người phụ nữ Việt Nam. Ảnh: Huy Thư
Những chiếc nón lá Đồng Văn giản dị không chỉ che mưa, che nắng, mà còn góp phần làm nên vẻ đẹp duyên dáng của người phụ nữ Việt Nam. Ảnh: Huy Thư
Tuy công việc không quá nặng nhọc, nhưng nhiều nghề truyền thống luôn cần đến đôi tay khéo léo, kiên trì của người phụ nữ, trong đó có nghề làm bún bánh. Tại các làng bánh đa ở xã Lưu Sơn (Đô Lương), Đại Đồng (Thanh Chương), Diễn Ngọc (Diễn Châu)... chị em là lao động chính, trực tiếp làm các nghề này. Ảnh: Huy Thư
Tuy công việc không quá nặng nhọc, nhưng nhiều nghề truyền thống luôn cần đến đôi tay khéo léo, kiên trì của người phụ nữ, trong đó có nghề làm bún bánh. Tại các làng bánh đa ở xã Lưu Sơn (Đô Lương), Đại Đồng (Thanh Chương), Diễn Ngọc (Diễn Châu)... chị em là lao động chính, trực tiếp làm các nghề này. Ảnh: Huy Thư
Nghề bún bánh phải qua nhiều công đoạn, dù phải thức khuya dậy sớm, "một nắng hai sương" vừa làm nghề, vừa chạy chợ, nhưng chị em vẫn đảm đang phát huy, lưu giữ được nghề truyền thống. Ảnh: Huy Thư
Nghề bún bánh phải qua nhiều công đoạn, dù phải thức khuya dậy sớm, "một nắng hai sương" vừa làm nghề, vừa chạy chợ, nhưng chị em vẫn đảm đang phát huy, lưu giữ được nghề truyền thống. Ảnh: Huy Thư
Đối với làng nghề nồi đất ở xã Trù Sơn (Đô Lương), chị em là những nghệ nhân "nặn đất thành hoa", chịu khó, chăm chỉ ngày đêm để làm nên những sản phẩm hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Ảnh: Huy Thư
Đối với làng nghề nồi đất ở xã Trù Sơn (Đô Lương), chị em là những nghệ nhân "nặn đất thành hoa", chịu khó, chăm chỉ ngày đêm để làm nên những sản phẩm hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Ảnh: Huy Thư
Từ đất sét, chiếc bàn xoay và những thanh tre, chị em ở "làng nồi" đã gìn giữ, trao truyền và phát huy được một nghề thủ công độc đáo, hiếm có ở xứ Nghệ. Ảnh: Huy Thư
Từ đất sét, chiếc bàn xoay và những thanh tre, chị em ở "làng nồi" đã gìn giữ, trao truyền và phát huy được một nghề thủ công độc đáo, hiếm có ở xứ Nghệ. Ảnh: Huy Thư
Với người dân miền núi, đặc biệt là các làng nghề thổ cẩm, các chị, các mẹ là những người trực tiếp dệt nên những tấm thổ cẩm với chất liệu tự nhiên cùng hoa văn đặc sắc, mang bản sắc riêng của các dân tộc miền Tây xứ Nghệ. Trong ảnh: Phụ nữ xã Tiên Kỳ (Tân Kỳ) say mê nghề dệt thổ cẩm. Ảnh: Huy Thư
Với người dân miền núi, đặc biệt là các làng nghề thổ cẩm, các chị, các mẹ là những người trực tiếp dệt nên những tấm thổ cẩm với chất liệu tự nhiên cùng hoa văn đặc sắc, mang bản sắc riêng của các dân tộc miền Tây xứ Nghệ. Trong ảnh: Phụ nữ xã Tiên Kỳ (Tân Kỳ) say mê nghề dệt thổ cẩm. Ảnh: Huy Thư
Cùng với việc hoàn thành thiên chức làm vợ, làm mẹ, làm bà, đảm đang việc nhà, hoạt động xã hội, các chị em còn là lực lượng lao động chính làm ra của cải vật chất, xây dựng kinh tế gia đình, góp phần gìn giữ, phát triển các làng nghề thủ công truyền thống. Ảnh: Huy Thư
Cùng với việc hoàn thành thiên chức làm vợ, làm mẹ, làm bà, đảm đang việc nhà, hoạt động xã hội, các chị em còn là lực lượng lao động chính làm ra của cải vật chất, xây dựng kinh tế gia đình, góp phần gìn giữ, phát triển các làng nghề thủ công truyền thống. Ảnh: Huy Thư

Tin mới