Những người vẫn lặng lẽ mưu sinh giữa kỳ nghỉ lễ

(Baonghean.vn) - Trong khi người người, nhà nhà được đoàn tụ, nghỉ ngơi hoặc cùng nhau đi du lịch trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 thì trên những nẻo đường, những cánh đồng, đất liền hay biển cả, thành thị hay nông thôn ở Nghệ An... vẫn có rất nhiều người lặng lẽ mưu sinh.
Ngay từ sáng sớm, bà con ngư dân Quỳnh Lưu đã tập trung ra biển để kéo lưới rùng bắt cá. Khái niệm nghỉ lễ là điều gì đó xa xỉ với bà con nơi đây, nhất là trong thời điểm dịch bệnh giá hải sản giảm mạnh làm ảnh hưởng không nhỏ đến thu nhập của ngư dân. Ảnh: Việt Hùng
Ngay từ sáng sớm, bà con ngư dân Quỳnh Lưu đã tập trung ra biển để kéo lưới rùng bắt cá. Khái niệm nghỉ lễ là điều gì đó xa xỉ với bà con nơi đây, nhất là trong thời điểm dịch bệnh giá hải sản giảm mạnh làm ảnh hưởng không nhỏ đến thu nhập của ngư dân. Ảnh: Việt Hùng
"Những người đi giật lùi” là cái tên mà người dân Diễn Châu đặt cho những người làm nghề cào ngao biển. Công việc này tuy vất vả nhưng thu nhập chỉ từ 50.000 - 100.000 đồng/ngày, mặc dù vậy, nhiều phụ nữ vẫn ngày ngày dầm mình trong sóng nước để có thể kiếm tiền trang trải cuộc sống. Ảnh: Quang An
"Những người đi giật lùi” là cái tên mà người dân Diễn Châu đặt cho những người làm nghề cào ngao biển. Công việc này tuy vất vả nhưng thu nhập chỉ từ 50.000 - 100.000 đồng/ngày, mặc dù vậy, nhiều phụ nữ vẫn ngày ngày dầm mình trong sóng nước để có thể kiếm tiền trang trải cuộc sống. Ảnh: Quang An
Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay, trong khi nhiều người đổ ra biển để du lịch thì đây cũng là thời điểm bà con diêm dân tại xã An Hòa, huyện Quỳnh Lưu tập trung ra đồng để làm muối. Thu nhập từ công việc này không cao, tuy nhiên, bà con vẫn bám trụ với nghề cha ông từ bao đời. Ảnh: Việt Hùng
Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay, trong khi nhiều người đổ ra biển để du lịch thì đây cũng là thời điểm bà con diêm dân tại xã An Hòa, huyện Quỳnh Lưu tập trung ra đồng để làm muối. Thu nhập từ công việc này không cao, tuy nhiên, bà con vẫn bám trụ với nghề cha ông từ bao đời. Ảnh: Việt Hùng
Những người thợ nề, phụ hồ cũng căng mình giữa nắng nóng để tiếp tục công việc, với họ, niềm vui nhất là công trình đảm bảo tiến độ, được nhận tiền công đầy đủ để chăm lo cho gia đình. Anh Nguyễn Văn Tài, xã Diễn Nguyên, huyện Diễn Châu cho biết: "Giờ mà nghỉ là mất 300.000 tiền công mỗi ngày chú ạ, trong điều kiện dịch bệnh thế này thì đào đâu ra số tiền như vậy, dân kinh doanh người ta còn khổ hơn mình nhiều...". Ảnh: Quang An
Những người thợ nề, phụ hồ cũng căng mình giữa nắng nóng để tiếp tục công việc, với họ, niềm vui nhất là công trình đảm bảo tiến độ, được nhận tiền công đầy đủ để chăm lo cho gia đình. Anh Nguyễn Văn Tài, xã Diễn Nguyên, huyện Diễn Châu cho biết: "Giờ mà nghỉ là mất 300.000 tiền công mỗi ngày chú ạ, trong điều kiện dịch bệnh thế này thì đào đâu ra số tiền như vậy, dân kinh doanh người ta còn khổ hơn mình nhiều...". Ảnh: Quang An
Tại các công trình xây dựng. không chỉ đàn ông mà rất nhiều phụ nữ cũng tham gia. Công việc của các chị thường là nấu ăn cho thợ hoặc làm phụ hồ, thu nhập thường chỉ từ 200.000 - 250.000 đồng/ngày. Hiện có rất nhiều cặp vợ chồng nông thôn cùng nhau đi làm thợ nề, phụ hồ để kiếm tiền chăm lo cho cuộc sống, con cái. Ảnh: Quang An
Tại các công trình xây dựng. không chỉ đàn ông mà rất nhiều phụ nữ cũng tham gia. Công việc của các chị thường là nấu ăn cho thợ hoặc làm phụ hồ, thu nhập thường chỉ từ 200.000 - 250.000 đồng/ngày. Hiện có rất nhiều cặp vợ chồng nông thôn cùng nhau đi làm thợ nề, phụ hồ để kiếm tiền chăm lo cho cuộc sống, con cái. Ảnh: Quang An
Tranh thủ thời điểm rau xanh tăng giá sau khi hết hạn cách ly xã hội, bà con nông dân huyện Quỳnh Lưu tích cực ra đồng chăm sóc các luống rau. Chị Nguyễn Thị Hương, xã Quỳnh Lương, huyện Quỳnh Lưu cho biết: "Vừa qua, dịch Covid-19 đã khiến nhiều nhà hàng, quán ăn, bếp ăn tập thể đóng cửa, kéo theo việc rau của bà con cũng khó tiêu thụ, giá giảm trầm trọng, giờ chỉ mong thị trường ổn định trở lại để tiếp tục trồng lứa mới, tăng thêm thu nhập...". Ảnh: Việt Hùng
Tranh thủ thời điểm rau xanh tăng giá sau khi hết hạn cách ly xã hội, bà con nông dân huyện Quỳnh Lưu tích cực ra đồng chăm sóc các luống rau. Chị Nguyễn
Thị Hương, xã Quỳnh Lương, huyện Quỳnh Lưu cho biết: "Vừa qua, dịch Covid-19 đã khiến nhiều nhà hàng, quán ăn, bếp ăn tập thể đóng cửa, kéo theo việc rau của bà con cũng khó tiêu thụ, giá giảm trầm trọng, giờ chỉ mong thị trường ổn định trở lại để tiếp tục trồng lứa mới, tăng thêm thu nhập...". Ảnh: Việt Hùng
Lo ngại dịch bệnh, người dân hạn chế ra đường, cánh xe ôm cũng lâm vào cảnh ế ẩm, đìu hiu cả tháng nay. Tuy nhiên, các bác xe ôm vẫn tiếp tục công việc của mình với hy vọng ngày lễ sẽ có nhiều khách hơn. Trong ảnh: Giây phút nghỉ ngơi hiếm hoi của bác xe ôm trên tuyến đường Nguyễn Thị Minh Khai, TP Vinh. Ảnh: Quang An
Lo ngại dịch bệnh, người dân hạn chế ra đường, cánh xe ôm cũng lâm vào cảnh ế ẩm, đìu hiu cả tháng nay. Tuy nhiên, các bác xe ôm vẫn tiếp tục công việc của mình với hy vọng ngày lễ sẽ có nhiều khách hơn. Trong ảnh: Giây phút nghỉ ngơi hiếm hoi của bác xe ôm trên tuyến đường Nguyễn Thị Minh Khai, TP Vinh. Ảnh: Quang An

Tin mới