Những quy định về ôtô, xe máy có hiệu lực từ tháng 6/2017

Trong tháng 6 này, ba quy định mới về ôtô, xe máy có hiệu lực. Trong đó, gây tranh cãi nhất là Thông tư 12 của Bộ GTVT.

1. Không bắt buộc đổi giấy phép sang thẻ PET

Theo lộ trình cũ, cụ thể ở Điều 57 của thông tư 58 quy định rõ việc đổi GPLX (giấy phép lái xe) ôtô và giấy phép hạng A4 bằng vật liệu giấy sang vật liệu PET phải được thực hiện xong trước ngày 31/12/2016; GPLX môtô không thời hạn, GPLX các hạng A1, A2, A3 phải xong trước ngày 31/12/2020. Sau 6 tháng của thời hạn chuyển đổi này, nếu người có GPLX giấy chưa đổi sang vật liệu PET thì phải thi lại lý thuyết để được cấp GPLX mới.

Với quy định của Thông tư 58 thì người dân đã “kéo nhau” đi đổi GPLX, tại nhiều điểm cấp đổi xảy ra tình trạng quá tải. 

 

Cuối năm 2016, Bộ Tư pháp đã có phản hồi về Thông tư 58 của Bộ GTVT cho rằng việc bắt buộc đổi GPLX đối với người dân là không có cơ sở pháp lý. Chính vì điều này, Bộ GTVT đã “chữa cháy” bằng thông tư 12 ban hành ngày 15/4/2017 có hiệu lực vào ngày 1/6/2017 để thay thế cho thông tư 58 trước đây.

Theo Điều 37 của thông tư 12 nêu rõ việc đổi GPLX bằng giấy sang GPLX bằng vật liệu PET được khuyến khích thực hiện trước ngày 31/12/2020. Tức là không còn qui đinh bắt buộc phải đổi GPLX như trước đây.

2. Người khuyết tật được thi bằng lái xe ôtô

Một điểm mới của Thông tư 12 của Bộ GTVT khi lần đầu tiên nêu ra các quy định liên quan đến việc cấp giấy phép lái xe ôtô cho người khuyết tật và nêu rõ những yêu cầu tiêu chuẩn sức khoẻ kèm theo.

Theo đó, từ ngày 1/6/2017 cơ quan nhà nước cho phép các cơ sở đào tạo, sát hạch và cấp giấy phép lái xe hạng B1 (ôtô chở người dưới 9 chỗ, xe tải dưới 3,5 tấn) số tự động cho người khuyết tật, với điều kiện học viên phải thực hiện đầy đủ các quy định liên quan.

 
Về tiêu chuẩn sức khỏe, người lái xe hạng B1 phải khai đủ tiền sử, bệnh sử của gia đình và qua vòng kiểm tra của bác sĩ, sau đó mới được khám 8 chuyên khoa lâm sàng như tâm thần, thần kinh, mắt, tai - mũi - họng, tim mạch, hô hấp, cơ xương khớp và chuyên khoa nội tiết (phụ nữ có thêm khoa thai sản).

Quy định về sức khoẻ không cho phép những trường hợp sau đây được điều khiển xe: Người rối loạn tâm thần cấp đã chữa khỏi hoàn toàn nhưng chưa đủ 6 tháng; rối loạn tâm thần mạn tính không điều khiển được hành vi; chóng mặt do các nguyên nhân bệnh lý; thị lực nhìn xa hai mắt dưới 5/10; rối loạn nhận biết 3 màu cơ bản: đỏ, vàng, xanh lá cây; suy tim độ III trở lên; các bệnh, tật gây khó thở.

Những người bị cụt hoặc mất chức năng một bàn tay, một bàn chân, một trong các chân hoặc tay còn lại không toàn vẹn (cụt hoặc giảm chức năng) cũng không được phép lái xe.

Như vậy với qui định trên nhiều người chỉ bị khiếm khuyết nhỏ vẫn học tập và làm việc bình thường thì đây là cơ hội để các đối tương này được thi lấy bằng lái xe ôtô.

3. Bãi bỏ thu phí đường bộ đối với môtô, xe máy

Trong quá khứ qui định thu phí sử dụng đường bộ với môtô, xe máy gây rất nhiều lung túng vè phiền hà cho người dân về địa điểm nộp phí. Do vậy, Chính phủ đã ban hành Nghị định 28/2016/NĐ-CP sửa đổi một số điều của Nghị định số 56/2014/NĐ-CP ngày 30/5/2014 và Nghị định số 18/2012/NĐ-CP ngày 13/3/2012 về Quỹ bảo trì đường bộ.

 

Theo Nghị định 28/2016 đã bãi bỏ các quy định liên quan đến thu phí sử dụng đường bộ đối với xe máy có trong Nghị định 56/2014 và Nghị định 18/2012 và chính thức có hiệu lực từ ngày 5/6/2017.

Như vậy, phí sử dụng đường bộ sẽ chỉ còn áp dụng cho các phương tiện gồm: ôtô, máy kéo; rơ-moóc, sơmi-rơ moóc.

Như vậy, phí sử dụng đường bộ sẽ chỉ còn áp dụng cho các phương tiện gồm: ôtô, máy kéo; rơ-moóc, sơmi-rơ moóc được kéo bởi ôtô, máy kéo và các loại xe tương tự. Phí phí sử dụng đường bộ được thu hàng năm và được Bộ Tài Chính quản lý việc thu phí sử dụng đường bộ, kỳ kê khai, nộp phí sử dụng đường bộ theo từng loại cụ thể.

Theo VNN

TIN LIÊN QUAN

Tin mới