Những vụ ngộ độc rượu gây chết người kinh hoàng

(Baonghean.vn) - Liên quan đến vụ 3 người trong một gia đình ở Kỳ Sơn (Nghệ An) tử vong do uống rượu ngâm từ cây rừng. Trước đó, trong cả nước từng xảy ra nhiều vụ ngộ độc rượu với nhiều lý do khác nhau.

1. Say xỉn đầu năm 3 người chết

Ngày 3/2/2012, 4 người thân trong một gia đình  tụ họp ở khu phố Tân Ba, thị trấn Thái Hòa (huyện Tân Uyên) để họp mặt đầu năm. Anh Lê Anh Tuấn (31 tuổi) lấy rượu ra mời anh em, tham gia có các anh Châu Anh Trung (41 tuổi), Trần Hữu Đông (43 tuổi) và anh Ngô Hoàng Anh (32 tuổi).

Chiều hôm sau thì lần lượt cả 4 người xuất hiện các triệu chứng ngộ độc. 3 người lần lượt ra đi. Do tửu lượng kém, Hoàng Anh chỉ ngồi nhấm nháp chút đỉnh cho vui nên đã may mắn thoát chết.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
 2. Hai người chết, hai người nguy kịch vì ngộ độc rượu

Khoảng 10 giờ ngày 31/5/2012, các anh Minh, Út, Hùng (43 tuổi) và Hải  trú tại xã Hiệp Hòa, TP. Biên Hòa, Đồng Nai) rủ nhau đến nhà anh Nguyễn Văn Chim (46 tuổi, ngụ ấp Tam Hòa, xã Quyết Thắng, ) cùng xã để nhậu. Tại đây, cả nhóm đã mua rượu tại một quán tạp hóa gần nhà anh Chim về uống.

Sau khi nhậu xong về nhà, anh Út có những triệu chứng: nôn ói, mắt lờ đờ nên đã được gia đình đưa đi bệnh viện cấp cứu. Riêng những người còn lại đến sáng 1/6 tiếp tục có mặt tại nhà anh Chim cùng nhau mua rượu về nhậu tiếp.

Sau cuộc nhậu này, các anh Hải, Hùng và Minh đều có những triệu chứng nôn ói và xây xẩm mặt mày. Người nhà đã đưa các nạn nhân này đến Bệnh viện đa khoa Đồng Nai cấp cứu.

3. Chết tại chỗ do thách nhau uống rượu bằng ca

Theo ông Thắng, sáng ngày 23/10 ông Phan Văn Ríp cùng ngụ ấp 2, xã Nhựt Chánh rủ nhậu với 3 người bạn trong xóm. Sau khi uống hết một lít rượu trên bàn, những người nhậu chung ra về và đi ngủ. Thấy chưa đủ “đô”, ông Ríp mua thêm hai lít rượu rủ ông Thắng uống tiếp.

Rượu rót ra ca để uống chứ không dùng ly nhỏ. Thấy tôi nốc cả ca rượu, ông Ríp cũng uống theo rồi tôi không còn nhớ gì. Tỉnh lại thấy mình nằm trong bệnh viện và hay tin ông Ríp đã chết tại chỗ", người đàn ông sống sót kể.
Các bác sĩ chăm sóc cho nạn nhân ngộ độc rượu.  Ảnh minh họa
Các bác sĩ chăm sóc cho nạn nhân ngộ độc rượu. Ảnh minh họa
4. Mất mạng vì uống rượu 4 ca

Anh Lê Hoài Nam, 27 tuổi ở phường Quỳnh Lôi, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội vào Khoa chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cấp cứu ngày 8/1/2013. Trước đó, bệnh nhân uống rượu cùng 5 người bạn. Hai ngày sau anh Nam cảm thấy mờ mắt, rồi hôn mê sâu, tụt huyết áp và nhập viện trong tình trạng suy hô hấp, máu nhiễm độc nặng với hàm lượng methanol cao.

Khoa chống độc, Bệnh viện Bạch Mai đã cấp cứu, lọc máu giải độc, nhưng bệnh nhân Nam không hồi phục, hôn mê sâu, não tổn thương nặng và tử vong.

5. Ngộ độc rượu ở Lai Châu, 9 người tử vong

Ngày 10/2/2017, gia đình ông Phu Vần Lèng (bản Tả Chải, xã Ma Ly Chải, huyện Phong Thổ, Lai Châu) tổ chức ăn cơm, uống rượu. Đến tối cùng ngày, ông Lèng đau đầu, buồn nôn và tử vong. Bà con dân bản đã đến ăn cơm, uống rượu tại đám tang ông Lèng. Sau đó, nhiều người có biểu hiện ngộ độc thực phẩm như đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, mờ mắt nên được đưa đi cấp cứu. 

Các cơ quan chức năng kết luận, vụ ngộ độc tập thể khiến 148 nạn nhân nhập viện tại Lai Châu, là do sử dụng rượu có nồng độ methanol vượt ngưỡng cho phép rất nhiều lần khiến 9 nạn nhân tử vong.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
6. Suýt chết vì ngộ độc rượu ngâm hoa anh túc 

Giữa tháng 12/2012, chị Đ.H.P (22 tuổi, trú tại Minh Khai, HN) được đưa vào Trung tâm Chống độc (BV Bạch Mai) trong tình trạng vật vã, kích thích, nôn liên tục, người nồng nặc mùi rượu. Kết quả xét nghiệm cho thấy bệnh nhân này có dương tính với ma túy, nguyên nhân do là uống rượu ngâm hoa anh túc.

Rượu ngâm hoa anh túc rất độc và nguy hiểm. Bởi rượu đã độc, hoa anh túc (thuốc phiện) cũng độc. Uống rượu ngâm hoa anh túc tức là mang vào cơ thể hai cái hại, hại do rượu và hại do ma túy. Một người nếu dùng liên tục loại rượu này sẽ gây nghiện, không khác gì một con nghiện vừa nghiện rượu vừa nghiện ma túy.

7.  Tử vong vì ngộ độc rượu dịp nghỉ Tết

Sự việc xảy ra vào dịp Tết âm lịch và những ngày đầu năm 2017. Nạn nhân là ông N.Đ.T, 47 tuổi, ở Thạch Thất, Hà Nội. Ông này được người thân đưa đến bệnh viện gần nhà trong tình trạng đau đầu, mắt mờ, trí giác lơ mơ. Ngay sau đó, bệnh nhân đã nhanh chóng được chuyển tiếp lên Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai.

Tại đây, bệnh nhân N.Đ.T đã ở trong tình trạng hôn mê, huyết áp tụt, tổn thương não và ngừng tim. Sau nỗ lực cấp cứu cho tim đập trở lại, bệnh nhân được chỉ định lọc máu, điều trị rối loạn suy thận. Tuy nhiên ông T đã bị suy thận, tổn thương não nghiêm trọng, không có khả năng phục hồi, không thể cứu chữa nên gia đã xin đưa bệnh nhân T. về nhà. Sau đó bệnh nhân này đã tử vong nguyên nhân do ngộ độc rượu methanol.

Cách sơ cứu người bị ngộ độc rượu

Khi thấy nạn nhân có biểu hiện ngộ độc rượu, người nhà cần kê gối cho bệnh nhân nằm, đầu và vai cao hơn. Nếu ứ đọng đờm rãi, thở khò khè, bất tỉnh cho nằm nghiêng sang một bên. Sau đó, tìm cách gây nôn hết, xát mạnh hai bên má.

Nếu thời tiết lạnh cần ủ ấm cho bệnh nhân. Cần chú ý chăm sóc và theo dõi người bệnh (đảm bảo thở đều, êm và hồng hào, gọi hỏi biết), tuyệt đối không nên để bệnh nhân ngủ li bì suốt ngày hoặc suốt đêm. Cứ vài giờ phải đánh thức bệnh nhân dậy, nếu bệnh nhân tỉnh và có thể ăn uống được thì cho ăn cháo loãng... để tránh hạ đường huyết.

Cho người bệnh uống nhiều nước ấm để tránh mất nước và để pha loãng nồng độ rượu trong cơ thể, giúp cho quá trình đào thải rượu được nhanh chóng và thuận lợi. Có thể cho người bệnh uống nước gừng tươi, nước chè xanh, sữa nóng, cam vắt, nước chanh, nước cà chua, nước ép bưởi... có thể giúp giải độc rượu dạng nhẹ.

Không để người bệnh ngã hoặc va đập vào các vật cứng, không cho các vật cứng vào miệng.

Luôn quan sát kỹ người bệnh, nếu người bệnh không tỉnh, ứ đọng đờm rãi nhiều, lay gọi không tỉnh, thở nhanh và thở sâu, thậm chí có co giật... Hoặc nếu bệnh nhân tỉnh dậy nhưng đau đầu nhiều, chóng mặt và nhìn mờ, sợ ánh sáng, đau mắt, song thị, giảm hoặc mất thị lực, vã mồ hôi, tay chân lạnh, da xanh tái... thì vẫn giữ bệnh nhân ở tư thế đầu cao, nằm nghiêng an toàn, sau đó nhanh chóng gọi người đến hỗ trợ hoặc xe cấp cứu vận chuyển người bệnh đến cơ sở y tế để cấp cứu kịp thời.

Tin mới