Niềm vui 'lên bờ' của làng chài nhỏ ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Sau một thời gian thi công, cụm tái định cư của bà con làng chài trên sông Lam tại xã Tam Sơn, huyện Anh Sơn (Nghệ An) đã hoàn thành. Người dân vui mừng chuyển về nơi ở mới.
Cụm tái định cư của bà con làng chài trên sông Lam ở xóm 2, xã Tam Sơn gồm có 7 ngôi nhà mới được xây dựng. Đến đây, mỗi gia đình được cấp 400m2 đất ở, được tỉnh hỗ trợ 50 triệu đồng để làm nhà và xã hỗ trợ 30 triệu đồng làm hệ thống điện thắp sáng và nước sinh hoạt. Ảnh: Huy Thư
Cụm tái định cư của bà con làng chài trên sông Lam ở xóm 2, xã Tam Sơn gồm có 7 ngôi nhà mới được xây dựng. Đến đây, mỗi gia đình được cấp 400m2 đất ở, được tỉnh hỗ trợ 50 triệu đồng để làm nhà và xã hỗ trợ 30 triệu đồng làm hệ thống điện thắp sáng và nước sinh hoạt. Ảnh: Huy Thư
Đang trong quá trình hoàn thiện cụm công trình, những ngày qua, đã có 4 hộ dân lần lượt di chuyển về cụm tái định cư sinh sống. Mỗi nhà được sở hữu 1 ngôi nhà 2 gian và 1 gian bếp nhỏ.. Ảnh: Huy Thư
Đang trong quá trình hoàn thiện cụm công trình, những ngày qua, đã có 4 hộ dân lần lượt di chuyển về cụm tái định cư sinh sống. Mỗi nhà được sở hữu 1 ngôi nhà 2 gian và 1 gian bếp nhỏ.. Ảnh: Huy Thư

.

Niềm vui 'lên bờ' của làng chài nhỏ ở Nghệ An ảnh 3
Niềm vui 'lên bờ' của làng chài nhỏ ở Nghệ An ảnh 4
Niềm vui 'lên bờ' của làng chài nhỏ ở Nghệ An ảnh 5
Những vật dụng quen thuộc của cuộc sống trên thuyền chài đã được bà con chuyển về ngôi nhà mới. Ảnh: Huy Thư
Cả cụm tái định cư có 7 hộ dân, 32 nhân khẩu sẽ dùng chung 1 bồn nước lớn hút từ giếng khoan. Ảnh: Huy Thư
Cả cụm tái định cư có 7 hộ dân, 32 nhân khẩu sẽ dùng chung 1 bồn nước lớn hút từ giếng khoan. Ảnh: Huy Thư
Ông Lê Văn Nga (58 tuổi) chủ hộ chuyển đến đầu tiên ở cụm tái định cư cho biết: Sau hàng chục năm sống trên sông nước lênh đênh. Nay được chuyển về khu tái định cư trên bờ tôi mừng lắm, nên chỉ chờ nhà xây xong là chuyển đến ở liền. Ảnh: Huy Thư
Ông Lê Văn Nga (58 tuổi) chủ hộ chuyển đến đầu tiên ở cụm tái định cư cho biết: Sau hàng chục năm sống trên sông nước lênh đênh. Nay được chuyển về khu tái định cư trên bờ tôi mừng lắm, nên chỉ chờ nhà xây xong là chuyển đến ở liền. Ảnh: Huy Thư
Những hộ dân có điều kiện hơn chút thì làm thêm mái tôn ở trước sân, mở rộng gian bếp để sinh hoạt, xây dựng thêm những công trình phụ như nhà tắm, nhà vệ sinh... Ảnh: Huy Thư
Những hộ dân có điều kiện hơn chút thì làm thêm mái tôn ở trước sân, mở rộng gian bếp để sinh hoạt, xây dựng thêm những công trình phụ như nhà tắm, nhà vệ sinh... Ảnh: Huy Thư
Niềm vui của bà con xóm chài Tam Sơn thể hiện rõ trên từng khuôn mặt. Chị Lê Thị Duyên (SN 1979) một người tàn tật nuôi con nhỏ cho hay: Mẹ con em vô cùng phấn khởi vì đã thoát cảnh sinh sống trên thuyền vất vả, nhất là những ngày mưa to, gió, bão. Về ở đây, con trẻ sẽ thuận lợi trong việc học hành. Ảnh: Huy Thư
Niềm vui của bà con xóm chài Tam Sơn thể hiện rõ trên từng khuôn mặt. Chị Lê Thị Duyên (SN 1979) một người tàn tật nuôi con nhỏ cho hay: Mẹ con em vô cùng phấn khởi vì đã thoát cảnh sinh sống trên thuyền vất vả, nhất là những ngày mưa to, gió, bão. Về ở đây, con trẻ sẽ thuận lợi trong việc học hành. Ảnh: Huy Thư
Khó khăn ở cụm tái định cư là chưa có nguồn điện sinh hoạt mặc dù những dãy cột điện đã được trồng ngay ngắn. Do đó, những hộ dân đến ở sớm phải xin nối điện từ làng cũ. Hiện một số ngôi nhà của dự án vẫn chưa hoàn thiện để bàn giao cho bà con. Ảnh: Huy Thư
Khó khăn ở cụm tái định cư là chưa có nguồn điện sinh hoạt mặc dù những dãy cột điện đã được trồng ngay ngắn. Do đó, những hộ dân đến ở sớm phải xin nối điện từ làng cũ. Hiện một số ngôi nhà của dự án vẫn chưa hoàn thiện để bàn giao cho bà con. Ảnh: Huy Thư
Mưu sinh bằng nghề sông nước, nay chuyển lên bờ, các hộ gia đình còn gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt. Bà Phạm Thị Đệ (62 tuổi) chia sẻ: "Chúng tôi cũng mong ổn định chỗ ở, đất đai để cải tạo làm vườn rau, nuôi thêm gà vịt ...cải thiện cuộc sống, chứ hiện tại cái gì cũng phải mua". Ảnh: Huy Thư
Mưu sinh bằng nghề sông nước, nay chuyển lên bờ, các hộ gia đình còn gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt. Bà Phạm Thị Đệ (62 tuổi) chia sẻ: "Chúng tôi cũng mong ổn định chỗ ở, đất đai để cải tạo làm vườn rau, nuôi thêm gà vịt ...cải thiện cuộc sống, chứ hiện tại cái gì cũng phải mua". Ảnh: Huy Thư
Từ một đồi keo nghi ngút, hoang sơ, đã được san lấp, cải tạo, xây dựng thành 1 cụm tái định cư. Ước mơ "lên bờ" của bà con làng chài Tam Sơn sau hàng chục năm sống lênh đênh trên sông nước đã thành sự thật. Ông Lê Quang Hòa (66 tuổi) người cao tuổi nhất làng chài chia sẻ: Về đây, chúng tôi không chỉ vui mừng vì nơi ở mới bằng phẳng, đi lại thuận tiện, mà bà con vẫn được sống đoàn kết, quây quần. Mọi nhà, mọi người sẽ động viên bên nhau, khắc phục khó khăn, tích cực xây dựng cuộc sống mới. Ảnh: Huy Thư

Từ một đồi keo nghi ngút, hoang sơ, đã được san lấp, cải tạo, xây dựng thành 1 cụm tái định cư. Ước mơ "lên bờ"  của bà con làng chài Tam Sơn sau hàng chục năm sống lênh đênh trên sông nước đã thành sự thật. Ông Lê Quang Hòa (66 tuổi) người cao tuổi nhất làng chài chia sẻ: Về đây, chúng tôi không chỉ vui mừng vì nơi ở mới bằng phẳng, đi lại thuận tiện, mà bà con vẫn được sống đoàn kết, quây quần. Mọi nhà, mọi người sẽ động viên bên nhau, khắc phục khó khăn, tích cực xây dựng cuộc sống mới. Ảnh: Huy Thư

Tin mới