Nông dân Nghệ An đội nắng ra ruộng gom phụ phẩm thu hàng chục triệu đồng

(Baonghean) - Trước đây, rơm là phụ phẩm bỏ đi, nay nhiều người đến tận ruộng thu gom về bán lại cho các hộ chăn nuôi, trồng rau màu với giá cao.
Trên các xứ đồng ở huyện Quỳnh Lưu, thương lái đến tận nơi thu gom rơm lúa. Ảnh: Việt Hùng
Trên các xứ đồng ở huyện Quỳnh Lưu, sau khi thu hoạch xong, rơm được phơi khô ngay tại ruộng, sau đó có người đến tận nơi thu gom. Ảnh: Việt Hùng

Những ngày cuối tháng 5 này, trên các xứ đồng ở huyện Quỳnh Lưu, bà con đang vào mùa thu hoạch lúa đông xuân. Đây cũng là dịp để một số người dân ở vùng khác tìm đến thu gom rơm.

Ông Nguyễn Văn Hưng, người thu mua rơm ở xã Quỳnh Minh cho biết, trước mùa thu hoạch lúa, ông tìm đến các cánh đồng, gặp chủ ruộng đặt vấn đề thu mua rơm sau khi gặt xong. Ước tính mỗi vụ thu hoạch lúa, ông thu mua từ 20 - 30 xe rơm ở các địa phương.

“Ở một số vùng rơm xem như phế phẩm bỏ đi, chúng tôi mua với giá rẻ. Mỗi chiều, khi rơm trên đồng đã khô thì chúng tôi đưa xe đến bốc chở về, sau đó bán lại cho những hộ có nhu cầu sử dụng ”, ông Hưng nói.

Từ phế phẩm bỏ đi, rơm lúa được người dân thu gom về bán lại cho thu nhập cao. Ảnh: Việt Hùng
Từ phế phẩm bỏ đi, rơm được người dân thu gom về bán lại cho thu nhập cao. Ảnh: Việt Hùng

Hầu hết rơm sau khi được thu mua về sẽ bán lại cho các hộ chăn nuôi kết hợp trồng rau màu ở các xã ven biển của Quỳnh Lưu như Quỳnh Minh, Quỳnh Lương, Quỳnh Bảng, Quỳnh Đôi, Quỳnh Hồng... Vì ở các xã này nghề sản xuất chính của họ là trồng rau nên rơm là nguồn nguyên liệu cần thiết để ủ làm phân bón cho cây trồng. Vào mùa thu hoạch lúa, mỗi hộ trồng rau mua lại từ người thu gom từ 5 - 7 xe rơm, mỗi xe từ 400.000 - 600.000 đồng để sử dụng cả năm.

Người thu gom rơm cho biết, cả năm được mỗi vụ xuân là rơm khô, sạch nên ngoài công việc chính ra thì nghề này  mang về cho họ nguồn thu nhập khá từ 10 - 15 triệu đồng/vụ. Để có được nguồn thu nhập này, những người đi thu gom rơm “đội nắng” ngoài trời khoảng 4 tiếng đồng hồ mới gom được xe rơm đầy. 

Ông Hồ Văn Hưng, thu mua rơm xã Quỳnh Minh (Quỳnh Lưu) cho biết, xe rơm này sẽ bán lại cho người dân trồng rau ở địa phương với giá 300.000 đồng. Ảnh: Việt Hùng
Ông Hồ Văn Hưng, thu mua rơm xã Quỳnh Minh (Quỳnh Lưu) cho biết, xe rơm này sẽ bán lại cho người dân trồng rau ở địa phương với giá 300.000 đồng. Ảnh: Việt Hùng

Với ông Hồ Văn Hải ở xã Quỳnh Bảng thì cho biết, gia đình ông có 4 sào rau màu và chăn nuôi thêm 1 con bò để lấy phân bón cho cây trồng. Cứ vào vụ gặt lúa đông xuân, gia đình ông mang xe đi gom rơm, khoảng 12 giờ trưa khi rơm đã bắt đầu khô là công đoạn cuộn rơm, chất lên xe. Nếu bỏ tiền mua rơm về làm phân bón sử dụng cả thì năm cũng mất khoảng 3 - 4 triệu đồng. 

Không chỉ ở Quỳnh Lưu, thời gian này nhiều người dân ở thị xã Hoàng Mai cũng chuyển sang chuyển thu gom rơm về bán lại kiếm lời. Ngoài việc đầu tư những phương tiện chở rơm, họ còn thuê máy móc, nhân công cuộn rơm vận chuyển về nhà dự trữ bán lại.

Rơm được vận chuyển về nhà sử dụng hoặc bán lại cho các hộ chăn nuôi, trồng nấm, làm phân bón cho rau màu. Ảnh: Việt Hùng
Rơm được vận chuyển về nhà sử dụng hoặc bán lại cho các hộ chăn nuôi, trồng nấm, làm phân bón cho rau màu. Ảnh: Việt Hùng

Từ phụ phẩm của cây lúa, giờ đây rơm được nhiều người mua như một thứ hàng hóa. Bên cạnh việc tăng thu nhập cho nông dân, nghề thu mua rơm còn góp phần tạo việc làm cho nhiều lao động từ khuân vác, vận chuyển; đồng thời hạn chế được tình trạng khói tro do đốt rơm rạ ngoài đồng.

Tin mới