Nông dân Nghệ An gồng mình chống 'cháy' cho chè

(Baonghean.vn) - Dịp nắng nóng cao điểm này, người dân trồng chè các huyện Thanh Chương, Anh Sơn... đang ngày đêm vất vả chống "cháy" cho chè, vừa tốn kém công của, vừa mất ăn, mất ngủ..
Nắng hạn kéo dài nhiều ngày, những đồi chè xanh tươi dọc đường Hồ Chí Minh đã bắt đầu héo, úa, một số đồi cao đã bắt đầu "cháy" sém, loang lổ. Ảnh: Huy Thư
Nắng hạn kéo dài nhiều ngày, những đồi chè xanh tươi dọc đường Hồ Chí Minh đã bắt đầu héo, úa, một số đồi cao đã bắt đầu "cháy"  sém, loang lổ. Ảnh: Huy Thư
Trên những luống chè, cành chè, lá chè đã bị khô do nắng nóng, thiếu nước. Ảnh: Huy Thư
Trên những luống chè, cành chè, lá chè đã bị khô do nắng nóng, thiếu nước. Ảnh: Huy Thư
Dịp này, về các địa phương trồng chè ở Thanh Chương, Anh Sơn... đi đâu cũng thấy người dân nói chuyện mua sắm máy bơm, ống dẫn nước, chuyện chống "cháy" cho chè. Trong ảnh: Người dân xã Thanh Đức (Thanh Chương) mua sắm máy tưới chè. Ảnh: Huy Thư
Dịp này, về các địa phương trồng chè ở Thanh Chương, Anh Sơn... đi đâu cũng thấy người dân nói chuyện mua sắm máy bơm, ống dẫn nước, chuyện chống "cháy" cho chè. Trong ảnh: Người dân xã Thanh Đức (Thanh Chương) mua sắm máy tưới chè. Ảnh: Huy Thư
Nông dân Nghệ An gồng mình chống 'cháy' cho chè ảnh 4
Những ao, hồ, khe, suối xung quanh các đồi chè đều được các hộ dân đặt nhiều máy bơm nước, bơm liên tục từ chiều hôm nay đến sáng ngày hôm sau. Một số ao hồ cũng đã cạn. Ông Trần Văn Liên (63 tuổi) ở xã Thanh An (Thanh Chương) cho biết: Gia đình ông làm 1 ha chè, mới mua 1 máy bơm 24 sức ngựa và 350 m ống dẫn, hết 36 triệu đồng. Mỗi buổi đi tưới, ông thì lo chuyện máy nổ, còn vợ lo chuyện tưới trên ruộng. "Dịp ni cha con, anh em cũng không thể chung máy bơm được, mỗi nhà phải sắm một máy mới cứu được chè" - ông Liên chia sẻ . Ảnh: Huy Thư
Tầm 16h hàng ngày, nông dân các xã trồng chè bắt đầu vác cột tưới, đưa máy bơm ra khe, suối, ao, hồ để tưới nước cho chè. Ảnh: Huy Thư
Tầm 16h hàng ngày, nông dân các xã trồng chè bắt đầu vác cột tưới, đưa máy bơm ra khe, suối, ao, hồ để tưới nước cho chè. Ảnh: Huy Thư

.

Nông dân Nghệ An gồng mình chống 'cháy' cho chè ảnh 6
Nông dân Nghệ An gồng mình chống 'cháy' cho chè ảnh 7
Nông dân Nghệ An gồng mình chống 'cháy' cho chè ảnh 8
Tùy vào khoảng cách giữa ruộng chè và nguồn nước mà nhiều hộ dân phải lắp đặt các đường ống dài hàng trăm mét, xuyên qua đường làng, Quốc lộ, vượt qua những địa hình cheo leo. Việc di chuyển các ống dẫn tưới chè từ đồi này sang đồi kia khá vất vả. Trong ảnh: Một phụ nữ xã Thanh An (Thanh Chương) đang vác ống dẫn nước lên đồi. Ảnh: Huy Thư
Theo bà con địa phương, tùy vào máy bơm có công suất lớn hay bé (15, 24, 30 sức ngựa), đường ống rộng, hẹp... mà cự ly phun nước từ 15 - 40 m. Mỗi lần tưới khoảng 5 tiếng đồng hồ lại di dời các cột tưới. Những nơi không có nguồn nước, gia đình nào có máy bơm cũng đành nhìn những đồi chè chết héo. Ảnh: Huy Thư
Theo bà con địa phương, tùy vào máy bơm có công suất lớn hay bé (15, 24, 30 sức ngựa), đường ống rộng, hẹp... mà cự ly phun nước từ 15 - 40 m. Mỗi lần tưới khoảng 5 tiếng đồng hồ lại di dời các cột tưới. Những nơi không có nguồn nước, gia đình nào có máy bơm cũng đành nhìn những đồi chè chết héo. Ảnh: Huy Thư
Kinh nghiệm của người dân trồng chè cho thấy, khi tưới phải tưới "đậm", nếu tưới sơ qua, chè có thể "cháy", chết mạnh hơn. Nhờ hệ thống giàn bec tạo thành những màn mưa nhân tạo, nhiều vườn chè đã sống sót. Ảnh: Huy Thư
Kinh nghiệm của người dân trồng chè cho thấy, khi tưới phải tưới "đậm", nếu tưới sơ qua, chè có thể "cháy", chết mạnh hơn. Nhờ hệ thống giàn bec tạo thành những màn mưa nhân tạo, nhiều vườn chè đã sống sót. Ảnh: Huy Thư
Thời tiết nắng nóng kéo dài làm cho người dân trồng chè các huyện phải oằn mình chống hạn, vừa tốn kém công của, vừa mất ăn, mất ngủ, không ít người đổ ốm trên ruộng chè. Ảnh: Huy Thư
Thời tiết nắng nóng kéo dài làm cho người dân trồng chè các huyện phải oằn mình chống hạn, vừa tốn kém công của, vừa mất ăn, mất ngủ, không ít người đổ ốm trên ruộng chè. Ảnh: Huy Thư
Đêm về trên các xã trồng chè, việc mua bán, lắp ráp ống dẫn nước trên ruộng chè vẫn diễn ra. Người dân thức cả đêm để canh máy bơm, đổ nước mát, di dời cột tưới, ống dẫn... Ông Mai Thanh Tương (56 tuổi) Xí nghiệp chè Ngọc Lâm (Thanh Thủy, Thanh Chương) cho biết: Nắng to chừng nào thì người dân trồng chè chúng tôi khổ chừng đó. Năm nay, thu hoạch chè chưa đủ bù chi phí bỏ ra, đã gặp phải nắng hạn. Chúng tôi thức cả đêm để tưới chè, nhằm cứu chè khỏi chết, nếu không, phải trồng lại cũng tốn kém bội phần. Những năm qua, thời tiết khắc nghiệt, người dân trồng chè chúng tôi quá vất vả. Ảnh: Huy Thư
Đêm về trên các xã trồng chè, việc mua bán, lắp ráp ống dẫn nước trên ruộng chè vẫn diễn ra. Người dân thức cả đêm để canh máy bơm, đổ nước mát, di dời cột tưới, ống dẫn... Ông Mai Thanh Tương (56 tuổi) Xí nghiệp chè Ngọc Lâm (Thanh Thủy, Thanh Chương) cho biết: Nắng to chừng nào thì người dân trồng chè chúng tôi khổ chừng đó. Năm nay, thu hoạch  chè chưa đủ bù chi phí bỏ ra, đã gặp phải nắng hạn. Chúng tôi thức cả đêm để tưới chè, nhằm cứu chè khỏi chết, nếu không, phải trồng lại cũng tốn kém bội phần. Những năm qua, thời tiết khắc nghiệt, người dân trồng chè chúng tôi quá vất vả. Ảnh: Huy Thư

.

Nhờ sự nỗ lực, linh hoạt của người dân trong việc chăm sóc, đặc biệt là việc phun nước kịp thời, những đồi chè gần nguồn nước, được tưới đầy đủ tiếp tục xanh tươi trong nắng nóng. Ảnh: Huy Thư
Nhờ sự nỗ lực, linh hoạt của người dân trong việc chăm sóc, đặc biệt là việc phun nước kịp thời, những đồi chè gần nguồn nước, được tưới đầy đủ tiếp tục xanh tươi trong nắng nóng. Ảnh: Huy Thư
Nông dân trồng chè vất vả mùa nắng nóng. Video: Huy Thư

Tin mới