Nông dân ven đô đổ xô đi làm thuê sau Tết

(Baonghean.vn) - Sau Tết Đinh Dậu, nhiều nông dân ven đô thành phố Vinh tranh thủ thời gian nông nhàn đi tìm việc để làm thuê nhằm kiếm thêm thu nhập, trang trải cuộc sống. 

Sau Tết là thời điểm nông nhàn của nhiều nông dân tại các vùng ven đô như xã Nghi Ân (T.P Vinh), Nghi Phong, Phúc Thọ, Nghi Vạn (Nghi Lộc)...Sau khi cấy xong vụ đông - xuân, nhiều nông dân, đặc biệt là những người phụ nữ lại đi tìm các công việc phù hợp với sức khỏe và khả năng để kiếm thêm đồng ra đồng vào trang trải cho cuộc sống gia đình. Đi dọc tuyến đường liên xã qua các xóm 4, xóm 5 và 6 của xã Nghi Vạn (huyện Nghi Lộc) không khó để bắt gặp cảnh từng tốp người còng lưng cấy lúa dưới ruộng. Xã Nghi Vạn lâu nay được ví như “làng cấy thuê”, vì vậy cấy xong ruộng nhà mình, người nông dân xã này thường đi cấy thuê cho các gia đình trong xóm hay các xã ngoài như Nghi Liên, Nghi Đức, Đông Vĩnh, Nghi Kim (T.P Vinh)...
Sau Tết là thời điểm nông nhàn của nhiều nông dân tại các vùng ven đô như xã Nghi Ân (T.P Vinh), Nghi Phong, Phúc Thọ, Nghi Vạn (Nghi Lộc)...Sau khi cấy xong vụ đông - xuân, nhiều nông dân, đặc biệt là những người phụ nữ lại đi tìm các công việc phù hợp với sức khỏe và khả năng để kiếm thêm đồng ra đồng vào trang trải cho cuộc sống gia đình. Đi dọc tuyến đường liên xã qua các xóm 4, xóm 5 và 6 của xã Nghi Vạn (huyện Nghi Lộc) không khó để bắt gặp cảnh từng tốp người còng lưng cấy lúa dưới ruộng. Xã Nghi Vạn lâu nay được ví như “làng cấy thuê”, vì vậy cấy xong ruộng nhà mình, người nông dân xã này thường đi cấy thuê cho các gia đình trong xóm hay các xã ngoài như Nghi Liên, Nghi Đức, Đông Vĩnh, Nghi Kim (T.P Vinh)...
Bà Trần Thị Thủy (57 tuổi, xóm 4, Nghi Vạn) là người có thâm niên trong việc cấy thuê. Gia đình khó khăn nên bà Thủy dù đã cao tuổi nhưng vẫn chịu khó đi cấy. Tính đến nay, bà Thủy đã gần 30 năm làm nghề đi cấy thuê. Bà Thủy cho biết, công cấy tính theo ngày, mỗi người được trả 150 ngàn đồng và cấy được hơn 1 sào mỗi ngày.
Bà Trần Thị Thủy (57 tuổi, xóm 4, Nghi Vạn) là người có thâm niên trong nghề cấy thuê. Tính đến nay, bà Thủy đã gần 30 năm làm nghề đi cấy thuê. Bà Thủy cho biết, công cấy tính theo ngày, mỗi người được trả 150 ngàn đồng và cấy được hơn 1 sào mỗi ngày.
Sau Tết, nhiều chị em phụ nữ tranh thủ tìm việc làm thêm, trong đó phụ hồ là công việc được khá nhiều người tìm đến. Dù công việc khá vất vả so với các công việc khác, nhưng tiền công trả phụ hồ mỗi ngày 200 ngàn đồng nên được nhiều người lựa chọn.
Sau Tết, phụ hồ là công việc được khá nhiều người tìm đến. Dù vất vả hơn so với các công việc khác, nhưng tiền công trả phụ hồ khá cao, mỗi ngày 200 ngàn đồng nên vẫn được nhiều chị em lựa chọn.
Chị Nguyễn Thị Sen (35 tuổi, xóm 15, xã Nghi Phong, huyện Nghi Lộc) là một trong những người chọn công việc phụ hồ vào thời gian nông nhàn. Chị thường theo chồng đi phụ hồ để kiếm thêm thu nhập. Đến nay, chị đã làm công việc phụ hồ được hơn 5 năm. Gia đình chị có 3 đứa con, lại phải nuôi thêm cha mẹ già yếu nên ngoài việc đồng áng, chị Sen phải tìm mọi cách để tăng thu nhập bằng việc đi phụ xây.
Chị Nguyễn Thị Sen (35 tuổi, xóm 15, xã Nghi Phong, huyện Nghi Lộc) là một trong những người chọn công việc phụ hồ vào thời gian nông nhàn. Chị thường theo chồng đi phụ hồ để kiếm thêm thu nhập. Đến nay, chị đã làm công việc phụ hồ được hơn 5 năm. Gia đình chị có 3 đứa con, lại phải nuôi thêm cha mẹ già yếu nên ngoài việc đồng áng, chị Sen phải tìm mọi cách để tăng thu nhập bằng việc đi phụ xây. Năm nay ngay từ ngày mùng 5 Tết, chị đã đi làm.
Còn các chị Lê Thị Lan và Phạm Thị Hương (xóm 12, xã Phúc Thọ, huyện Nghi Lộc) chọn việc phơi gỗ ép cho một công ty sản xuất gỗ gần nhà. Mỗi m3 chị Lan và chị Hương được chủ xưởng mộc trả công 60 ngàn đồng. Công việc bắt đầu từ 7 giờ sáng đến 11 giờ trưa, buổi chiều từ 2 giờ đến 5 giờ. Chị Hương cho hay: “Công việc phơi gỗ ép khá vất vả, nhất là những lúc trời nắng to. Nhưng vì mưu sinh, lại đang lúc nông nhàn nên chúng tôi phải cố gắng làm”.
Còn các chị Lê Thị Lan và Phạm Thị Hương (xóm 12, xã Phúc Thọ, huyện Nghi Lộc) lại chọn việc phơi gỗ ép cho một công ty sản xuất gỗ gần nhà. Mỗi m3 chị Lan và chị Hương được chủ xưởng mộc trả công 60 ngàn đồng. Công việc bắt đầu từ 7 giờ sáng đến 11 giờ trưa, buổi chiều từ 2 giờ đến 5 giờ. Chị Hương cho hay: “Công việc phơi gỗ ép khá vất vả, nhất là những lúc trời nắng to. Nhưng vì mưu sinh, lại đang lúc nông nhàn nên chúng tôi phải cố gắng làm”.
Mỗi lượt, chị Hương phải bê tầm 10 tấm gỗ ép mang ra phơi. Sức nặng của các tấm này cộng lại chừng 4-5kg.
Mỗi lượt, chị Hương phải bê khoảng 10 tấm gỗ ép mang ra phơi. Không nặng lắm (mỗi lần chỉ chừng 5 kg), song đây là công việc phải làm liên tục nên cũng khá vất vả.
Công việc đánh véc-ni, quét sơn cho sản phẩm mộc cũng được nhiều chị em lựa chọn. Sau 3 ngày Tết, các xưởng mộc đã hối hả làm việc.Trong ảnh, chị Phạm Thị Thu và Lương Thị Linh (xóm 12, Nghi Ân, thành phố Vinh) đang đánh véc-ni và quét sơn cho một xưởng mộc gần nhà. Mỗi ngày hai chị được trả công 160 ngàn đồng.

Công việc đánh véc-ni, quét sơn cho sản phẩm mộc cũng được nhiều chị em lựa chọn. Sau 3 ngày Tết, các xưởng mộc đã hối hả làm việc.Trong ảnh, chị Phạm Thị Thu và Lương Thị Linh (xóm 12, Nghi Ân, thành phố Vinh) đang đánh véc-ni và quét sơn cho một xưởng mộc gần nhà. Mỗi ngày hai chị được trả công 160 ngàn đồng. 

Tuy công việc này không quá nặng nhọc nhưng đòi hỏi sự tỉ mỉ và khéo léo. Chị Thu cho biết, bản thân và chị Linh từng làm công nhân cho một công ty gỗ trước đây nên công việc này khá phù hợp với mình.
Tuy công việc này không quá nặng nhọc nhưng đòi hỏi sự tỉ mỉ và khéo léo. Chị Thu cho biết, bản thân và chị Linh từng làm công nhân cho một công ty gỗ trước đây nên công việc này khá phù hợp với mình.

Thiên Thiên

TIN LIÊN QUAN

Tin mới