Nóng: Ngư dân Nghệ An phát hiện phi công SU30 Trần Quang Khải trên biển

(Baonghean.vn) - Chiều 17/6, một ngư dân phát hiện thi thể phi công SU30 Trần Quang Khải đang trôi dạt trên biển. Rạng sáng 18/6, anh được đưa về từ biển khơi, trong vòng tay đồng đội.

>>> Hình ảnh đời thường của Thượng tá phi công Trần Quang Khải

Lúc 6h: Thi thể Thượng tá Trần Quang Khải được đưa đến Nhà tang lễ Bệnh viện Quân khu 4 trong niềm xót đau, ngẹn ngào mà bi tráng. Những đồng đội đứng hai hàng ngang, lặng lẽ nhìn người chiến sỹ không quân đã ngã xuống vì biển trời của Tổ quốc.

bna_57648ca923e64.jpg
bna_57648ca923e64.jpg
IMG_0158.jpg
 
Đồng đội ngậm ngùi đón Thượng tá Trần Quang Khải trở về.
Đồng đội ngậm ngùi đón Thượng tá Trần Quang Khải trở về.

Lúc 05h50 phút: Tại nhà tang lễ QK4, xã Hưng Lộc, thành phố Vinh, các chiến sĩ được lệnh sẵn sàng. Theo kế hoạch, thi thể Thượng tá Trần Quang Khải sẽ được quàn tại đây trước khi đưa ra Bắc truy điệu theo nghi thức quân đội.

 
 
Toàn thể đón anh lên bờ
Đồng đội đón đứng quanh anh trong giờ phút đau thương.

05h5 phút: Thi thể Thượng tá Trần Quang Khải được đưa lên bờ. Sau khi làm lễ, giữa hai hàng tiêu binh, đồng đội đưa anh từ chiếc ca nô, từ từ di chuyển lên xe ô tô và chở về Nhà tang lễ Quân khu 4. 

IMG_9801 (1).jpg

04h45 phút ngày 18/6: Tàu chở thi thể Thượng tá Trần Quang Khải  từ từ tiến vào bờ, nhưng cách khoảng 200 mét thì bị mắc cạn. Lực lượng chức năng phải điều cano ra để chuyển thi thể Thượng tá Trần Quang Khải lên bờ.

00h20 phút ngày 18/6: Nguồn tin của Báo Nghệ An từ tàu CN09 cho biết, thời tiết xấu, biển động, việc di chuyển trên biển gặp nhiều khó khăn nên kế hoạch cập bờ của tàu Biên phòng bị chậm.

0h, tàu biên phòng CN09 vẫn chưa về đến bờ. Bên trên, hàng trăm người dân đang nóng lòng chờ đợi. Cảng Hải đội 2 im phăng phắc, những đợt sóng vỗ mạnh vào bờ càng làm cho không khí thêm ngột ngạt, xót thương.

Hàng trăm người dân vẫn lặng lẽ dõi ánh mắt ra biển đêm. Trong những ngày qua, cùng với người dân cả nước, hàng triệu người dân Nghệ An cũng dõi theo tin tức của các phi công gặp nạn. UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành công điện khẩn, yêu cầu tất cả mọi người dân vùng biển phải có trách nhiệm tìm kiếm phi công SU30 còn mất tích. 

Trong chiến dịch tìm kiếm phi công SU30, Bên cạnh lực lượng của Bộ Quốc Phòng, Quân chủng PKKQ và QK4, tỉnh Nghệ An điều động 56 tàu gồm: 4 tàu của Bộ chỉ huy bộ đội Biên phòng tỉnh, 2 tàu Bộ chỉ huy quân sự tỉnh; 50 tàu của 5 huyện, thị ven biển, (mỗi huyện 10 tàu, chia thành 3 tổ), phân vùng khu vực cho 5 huyện, thị tìm kiếm, mỗi tổ có 01 đồng chí do Biên phòng, Quân sự cùng đi, lực lượng toàn bộ khoảng 630 người, cùng phối hợp với các lực lượng, phương tiện của Bộ quốc phòng, Quân chủng phòng không không quân, Cảnh sát biển, Hải quân… tham gia tìm kiếm.

Người dân tập trung ngoài cầu cảng, chờ đợi tàu đưa phi công Trần Quang Khải vào bờ.
Người dân tập trung ngoài cầu cảng, chờ đợi tàu đưa phi công Trần Quang Khải vào bờ.

Tạị Sở chỉ huy tìm kiếm ở Trung tâm điều dưỡng QK4, Thị xã Cửa Lò, không khí khá căng thẳng. Đây được xem là nơi sẽ đón tiếp người thân của phi công Trần Quang Khải. Lãnh đạo Quân Chủng Phòng không không quân và Quân Khu 4 đang bàn thảo các kế hoạch sau khi đưa thi thể phi công vào bờ.

Thượng tá Phi công Trần Quang Khải sinh năm 1971, ở thôn Tân Văn 2, xã Tân Dĩnh (Lạng Giang, Bắc Giang), cùng quê với Thiếu tá Nguyễn Hữu Cường. Cả hai người cùng có mặt trên tiêm kích SU30 xuất phát từ sân bay Sao Vàng, Thọ Xuân, Thanh Hóa làm nhiệm vụ bay huấn luyện vào sáng 14/6. Khi bay trên bầu trời thuộc vùng biển Nghệ An thì SU30 mất liên lạc. Một ngày sau, ngư dân tìm thấy Thiếu tá Nguyễn Hữu Cường trôi trên biển.

Không khí ở Sở chỉ huy tìm kiếm tại Thị xã Cửa Lò khá căng thẳng.
Không khí ở Sở chỉ huy tìm kiếm tại Thị xã Cửa Lò khá căng thẳng.

Lúc 23h: Khu vực Cảng Hải đội 2, Biên phòng Nghệ An, an ninh được thắt chặt. Bên ngoài, hàng trăm người dân nghe tin đã đứng dọc đường ven sông Lam, chờ đợi tàu về. Những chiếc đèn cao áp trên cảnh được bật hết cỡ. 

Trong khi đó, tin từ tàu CN09 báo về cho biết, biển động mạnh, việc vào bờ gặp nhiều khó khăn.

Cảng Hải đội 2, Biên phòng Nghệ An, nơi sẽ đón thi thể Thượng tá Trần Xuân Khải trở về.
Cảng Hải đội 2, Biên phòng Nghệ An, nơi sẽ đón thi thể Thượng tá Trần Quang Khải trở về.

Lúc 22h20: Đã đưa được thi thể Thượng tá phi công Trần Quang Khải từ tàu cá sang tàu cứu nạn. Tàu biên phòng CN09 đang di chuyển vào bờ. 

Tại khu vực biển Nghệ An thời điểm này thời tiết xấu, gió mạnh, biển động dữ dội. 

Sáng 14/6, máy bay Su-30MK2 số hiệu 8585 cất cánh từ sân bay Sao Vàng (huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa) thực hiện nhiệm vụ huấn luyện. Ít phút sau, lúc 7h29, tín hiệu từ chiếc tiêm kích biến mất trên vùng biển Nghệ An, gần khu vực đảo Mắt.

Hai phi công trên chiếc Su-30MK2 mất tích đều dày dạn kinh nghiệm, gồm thượng tá Trần Quang Khải (43 tuổi, Phó trung đoàn trưởng, Tham mưu trưởng Trung đoàn 923) và thiếu tá Nguyễn Hữu Cường (39 tuổi) Phó phi đội trưởng phi đội 1, Trung đoàn 923.

Ngày 15/6, phi công, Thiếu tá Nguyễn Hữu Cường đã được tàu ngư dân ở Hà Tĩnh cứu và được tàu của lực lượng chức năng tiếp cận, đưa phi công Cường vào bờ.

Trưa 16/6, máy bay CASA 212 mang số hiệu 8983 trong quá trình tìm kiếm tiêm kích Su-30MK2 gặp nạn đột ngột mất liên lạc. Trên máy bay có 6 sĩ quan và 3 quân nhân chuyên nghiệp. Vị trí máy bay rơi tạm xác định ở phía Đông đường phân định vịnh Bắc Bộ, cách 3 hải lý. Chiều tối cùng ngày, lực lượng tại thực địa đã vớt được một số mảnh vỡ của máy bay.

Lúc 21h30 phút, tàu cứu nạn Biên phòng Nghệ An đã tiếp cận được với tàu cá và đưa thi thể phi công Trần Quang Khải từ tàu cá sang tàu cứu nạn để vào bờ.

Tàu cứu nạn CN09 mang số hiệu BP 061901 xuất phát tại Cảng Hải Đội 2, Cửa Hội lúc 18h, ngay khi nhận được thông tin ngư dân Đậu Văn Kính, xã Nghi Xuân, huyện Nghi Lộc tìm thấy thi thể phi công Trần Quang Khải.

Tàu
Tàu cứu nạn CN09 mang số hiệu BP 061901 đang trên đường đưa thi thể phi công SU30 Trần Quang Khải vào bờ.

Việc tàu cá và tàu cứu nạn biên phòng tiếp cận với nhau gặp rất nhiều khó khăn bởi tàu cá thấp hơn nhiều so với mạn tàu cứu nạn. Trong điều kiện sóng to, gió lớn, việc di chuyển thi thể phi công Trần Quang Khải sang tàu cứu nạn rất khó khăn.

Được biết, tàu CN 09 thuộc loại hiện đại và công suất lớn nhất Nghệ An hiện nay, có thể chịu sóng, gió lớn và là tàu cứu nạn chuyên nghiệp của bộ đội biên phòng Nghệ An.

Lúc 18h30, Nguồn tin độc quyền của Báo Nghệ An cho biết, phi công Khải được tìm thấy trong tình trạng đã tử vong, dù quấn chặt vào người.

bna_5760b0c0df614.jpg
Tàu biên phòng Nghệ An ra biển, đưa thi thể phi công Trần Quang Khải vào bờ.

Khu vực tọa độ  19.12 vĩ độ Bắc, 106.28 kinh độ Đông, giáp ranh Đảo Mắt, trên vùng biển Nghệ An. Người phát hiện là ngư dân Đậu Thành Kính, chủ tàu cá mang số hiệu NA-90554TS trú tại xã Nghi Xuân, huyện Nghi Lộc, Nghệ An.

Khu vực phát hiện Thiếu tá Nguyễn Hữu Cường.
Khu vực phát hiện thi thể phi công Trần Quang Khải gần với nơi đã phát hiện Thiếu tá Nguyễn Hữu Cường.


Nhóm PV

TIN LIÊN QUAN
Đồng đội đón đứng quanh anh trong giờ phút đau thương.

Tin mới