Nữ điều dưỡng - người mẹ thứ hai của nhiều trẻ sơ sinh

(Baonghean.vn) - Ở Khoa Hồi sức cấp cứu sơ sinh (Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An), những nữ điều dưỡng với tình yêu thương trẻ lớn lao đã luôn đồng hành, hỗ trợ giúp các bệnh nhi chiến đấu, chiến thắng bệnh tật. Họ tận tâm phục vụ, lấy nụ cười, sức khoẻ của trẻ thơ làm niềm vui của chính mình.
Khoa Hồi sức cấp cứu sơ sinh thực hiện nhiệm vụ điều trị cho trẻ sơ sinh bị các bệnh nặng nguy kịch như suy hô hấp, đa dị tật và các trẻ sinh non (dưới 37 tuần thai kỳ). Trong đó, trẻ sinh non chiếm tỷ lệ cao… Ở khoa luôn có khoảng từ 50-65 trẻ điều trị mỗi ngày. Ảnh: Đức Anh

Khoa Hồi sức cấp cứu sơ sinh thực hiện nhiệm vụ điều trị cho trẻ sơ sinh bị các bệnh nặng nguy kịch như suy hô hấp, đa dị tật và các trẻ sinh non (dưới 37 tuần thai kỳ). Trong đó, trẻ sinh non chiếm tỷ lệ cao… Ở khoa luôn có khoảng từ 50-65 trẻ điều trị mỗi ngày. Ảnh: Đức Anh

Với các bệnh nhi này, đội ngũ các bác sĩ và điều dưỡng phải thực hiện chăm sóc toàn diện, hoàn toàn thay cho người nhà của trẻ. Ảnh: Đức Anh

Với các bệnh nhi này, đội ngũ các bác sĩ và điều dưỡng phải thực hiện chăm sóc toàn diện, hoàn toàn thay cho người nhà của trẻ. Ảnh: Đức Anh

Vậy nên có thể nói: Những điều dưỡng của Khoa Hồi sức cấp cứu sơ sinh chính là người mẹ thứ hai của trẻ. Họ tận tâm phục vụ, lấy nụ cười, sức khoẻ của trẻ thơ làm niềm vui của chính mình. Ảnh: Đức Anh

Vậy nên có thể nói: Những điều dưỡng của Khoa Hồi sức cấp cứu sơ sinh chính là người mẹ thứ hai của trẻ. Họ tận tâm phục vụ, lấy nụ cười, sức khoẻ của trẻ thơ làm niềm vui của chính mình. Ảnh: Đức Anh

Họ đã thực hiện vai trò của người mẹ để chăm sóc cho trẻ ăn uống, vệ sinh, tắm bé, chăm sóc da, rốn trẻ sơ sinh... với sự mềm mại, nâng niu, tình yêu thương vô bờ bến. Ảnh: Đức Anh

Họ đã thực hiện vai trò của người mẹ để chăm sóc cho trẻ ăn uống, vệ sinh, tắm bé, chăm sóc da, rốn trẻ sơ sinh... với sự mềm mại, nâng niu, tình yêu thương vô bờ bến. Ảnh: Đức Anh

Việc điều trị, chăm sóc cho trẻ đòi hỏi sự chi tiết, tỉ mỉ… Ngoài việc thực hiện y lệnh, các điều dưỡng cần luôn bám sát, không được rời mắt khỏi trẻ 24/24 giờ trong ngày. Mọi chỉ số sinh tồn, biểu hiện bất thường cần được phát hiện ngay. Ảnh: Đức Anh

Việc điều trị, chăm sóc cho trẻ đòi hỏi sự chi tiết, tỉ mỉ… Ngoài việc thực hiện y lệnh, các điều dưỡng cần luôn bám sát, không được rời mắt khỏi trẻ 24/24 giờ trong ngày. Mọi chỉ số sinh tồn, biểu hiện bất thường cần được phát hiện ngay. Ảnh: Đức Anh

Cứ 2- 3 giờ đồng hồ, các điều dưỡng lại kiểm tra sức khoẻ của trẻ. Với những trẻ bị bệnh nặng thì việc theo dõi phân và nước tiểu (cân bỉm) được chú trọng đặc biệt. Ảnh: Đức Anh

Cứ 2- 3 giờ đồng hồ, các điều dưỡng lại kiểm tra sức khoẻ của trẻ. Với những trẻ bị bệnh nặng thì việc theo dõi phân và nước tiểu (cân bỉm) được chú trọng đặc biệt. Ảnh: Đức Anh

Và cũng 3 giờ/lần, những người mẹ thứ 2 này lại cho trẻ ăn, thay bỉm, đổi tư thế nằm, hút nhớt dịch cho các con của mình. Ảnh: Đức Anh

Và cũng 3 giờ/lần, những người mẹ thứ 2 này lại cho trẻ ăn, thay bỉm, đổi tư thế nằm, hút nhớt dịch cho các con của mình. Ảnh: Đức Anh

Việc cho trẻ ăn được thực hiện một cách khoa học với sự tính toán kỹ lưỡng. Đây là đối tượng đặc biệt dễ bị tổn thương, sức chịu đựng kém nên đòi hỏi người điều dưỡng khi chăm sóc phải thận trọng trong từng thao tác. Ảnh: Đức Anh

Việc cho trẻ ăn được thực hiện một cách khoa học với sự tính toán kỹ lưỡng. Đây là đối tượng đặc biệt dễ bị tổn thương, sức chịu đựng kém nên đòi hỏi người điều dưỡng khi chăm sóc phải thận trọng trong từng thao tác. Ảnh: Đức Anh

Tập vận động, mát xa cho trẻ cũng được thường xuyên liên tục thực hiện. Trẻ cảm nhận được sự dịu dàng, tình yêu thương thì chắc chắn hiệu quả của công tác điều trị được nâng lên. Ảnh: Đức Anh

Tập vận động, mát xa cho trẻ cũng được thường xuyên liên tục thực hiện. Trẻ cảm nhận được sự dịu dàng, tình yêu thương thì chắc chắn hiệu quả của công tác điều trị được nâng lên. Ảnh: Đức Anh

Chị Trần Thị Loan - Điều dưỡng trưởng Khoa Hồi sức cấp cứu sơ sinh chia sẻ: Khi bước vào khoa, người điều dưỡng cần gác lại tất cả lo toan, buồn bực của cuộc sống thường nhật để toàn tâm toàn ý lo cho trẻ. Người điều dưỡng cần có một tình yêu nghề, yêu người thật sự lớn lao. Ảnh: Đức Anh

Chị Trần Thị Loan - Điều dưỡng trưởng Khoa Hồi sức cấp cứu sơ sinh chia sẻ: Khi bước vào khoa, người điều dưỡng cần gác lại tất cả lo toan, buồn bực của cuộc sống thường nhật để toàn tâm toàn ý lo cho trẻ. Người điều dưỡng cần có một tình yêu nghề, yêu người thật sự lớn lao. Ảnh: Đức Anh

Coi các bệnh nhi là con đẻ của mình, niềm hạnh phúc của các bác sĩ, điều dưỡng ở đây là các bé trong khoa được khỏe mạnh, ra viện trở về với vòng tay yêu thương của cha mẹ và gia đình. Ảnh: Đức Anh

Coi các bệnh nhi là con đẻ của mình, niềm hạnh phúc của các bác sĩ, điều dưỡng ở đây là các bé trong khoa được khỏe mạnh, ra viện trở về với vòng tay yêu thương của cha mẹ và gia đình. Ảnh: Đức Anh

Ở Khoa Hồi sức cấp cứu sơ sinh, các điều dưỡng viên còn là nhân viên công tác xã hội giúp cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn về vật chất và tinh thần, đồng thời chia sẻ thông tin chăm sóc người bệnh, mang lại niềm tin, hy vọng cho người bệnh và gia đình. Ảnh: Đức Anh

Ở Khoa Hồi sức cấp cứu sơ sinh, các điều dưỡng viên còn là nhân viên công tác xã hội giúp cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn về vật chất và tinh thần, đồng thời chia sẻ thông tin chăm sóc người bệnh, mang lại niềm tin, hy vọng cho người bệnh và gia đình. Ảnh: Đức Anh

Tin mới