Nước mắt mẹ già

Tục ngữ có câu: “Trẻ cậy cha - già cậy con”, thế nhưng, bà Nguyễn Thị Lựu (SN 1953) ở xóm Yên Hồng, xã Thanh Yên (Thanh Chương) lại không được hưởng phúc phận ấy.

Bà Lựu ngày ngày rơi nước mắt vì con, cháu.
Bà Lựu ngày ngày rơi nước mắt vì con, cháu.

Bà Lựu sinh được 4 người con, Bùi Văn Đức là con trai cả, sau Đức có 3 em gái. Dẫu mái nhà tranh nắng giọi, mưa giột, dẫu còn những bữa cơm đạm bạc, tấm áo chưa lành, nhưng các con khỏe mạnh, ngoan ngoãn, vợ chồng bà vui mừng, hạnh phúc khôn xiết. Cố gắng cho các con đi học để biết cái chữ, mở mang đầu óc nhưng hoàn cảnh gia đình quá khó khăn nên Đức và các em gái chỉ học hết cấp 2, rồi lần lượt phải nghỉ học mưu sinh.

Đức càng lớn càng to cao, khỏe mạnh, vì vậy, công việc Đức chọn là làm bốc vác và phụ hồ, rảnh thời gian thì phụ giúp bố mẹ làm ruộng. Chỉ sau 3 năm đi làm thuê, Đức đã cùng bố mẹ sửa sang, thay thế được mái nhà tranh dột nát bằng nhà mái ngói, dự định đi làm thêm khoảng một năm nữa thì hoàn thành tường xây... Nào ngờ, chỉ sau một trận cảm sốt biến chứng, Đức mắc chứng động kinh với những dấu hiệu của bệnh tâm thần.

Khi được 3 tháng tuổi, hai cháu được xác định bị bệnh não úng thủy, thường xuyên đau ốm, phải nằm viện. Sau mấy năm ốm đau triền miên, giữa năm 2015, ông Quý (chồng bà Lựu) được chẩn đoán bị ung thư phổi giai đoạn cuối. Tháng 12, ông mất để lại cho bà Lựu gánh nặng nợ nần và những đứa con, cháu bệnh tật.Nhờ người mai mối, Đức lấy vợ, từ khi có con dâu bà Lựu đỡ vất vả, cuối năm 2007, cháu đích tôn đầu lòng ra đời khỏe mạnh đã trút được gánh nặng bà mang trong lòng bấy lâu. Khi cháu trai đầu lòng của Đức được 4 tuổi, bà Lựu bàn với con dâu nên sinh thêm đứa nữa cho có anh, có em. Nghe lời mẹ, vợ chồng Đức quyết định sinh thêm con, và lần này là sinh đôi hai cháu trai. Niềm vui, phấn khởi vì thêm con, thêm cháu chưa trọn vẹn, bởi càng lớn, hai cháu sinh đôi có những biểu hiện không bình thường.

Con dâu phải ở nhà trông 2 con nhỏ. Đức thì cứ ra khỏi nhà phải nhờ người đi theo vì sợ ngã xuống ao, xuống hồ không ai biết. Cặm cụi làm thì quên đi, nhưng về nhà nhìn hai cháu nằm trên giường, người con trai sẹo chi chít trên người, dấu vết của những lúc phát bệnh ngã ở bờ tường, mô đá lòng bà nhói đau, nước mắt cứ thế rơi xuống gương mặt nhăn nheo, dấu vết của tuổi tác, sự khổ đau và vất vả.Bà Lựu suốt ngày tất bật từ đầu bờ đến cuối bãi, lo cho xong gần 3 sào ruộng khoán đến việc tranh thủ bắt mớ cua, con tép về cải thiện bữa ăn gia đình. Vậy nhưng, nếu có ai thuê mướn có được vài chục ngàn đồng bà cũng nhận để có thêm chút tiền chi phí thuốc men cho con, cháu. Nhà có 6 miệng ăn, nhưng chỉ mình bà là lao động chính, phải cáng đáng thêm con trai và 2 cháu bệnh tật, thường trực uống thuốc và vào bệnh viện.


Nhiều đêm không ngủ bà lại bàn thờ, thắp nén hương cho chồng rồi lại trách sao ông không đợi đi cùng để bà đỡ khổ. Có lúc bà muốn buông xuôi để “về” với ông cho khỏe, nhưng nghĩ nếu không có bà, các con, các cháu lấy gì để sống...

Một lần lên cơn, Đức ngã vào bếp lửa suýt mất mạng
Vợ chồng anh Đức và 2 con đâng phải sống dựa vào sự cáng đáng của bà Lựu

Món nợ 30 triệu đồng vay Ngân hàng chính sách để chữa bệnh cho con, cháu, cộng tiền lãi phải trả hàng tháng khiến bà càng túng quẫn. Bà Lựu nghẹn ngào trong nước mắt: Nếu một mai, ông trời bắt tôi về với tổ tiên thì các con, cháu sẽ sống sao đây?...

Bài, ảnh: Hà Linh

TIN LIÊN QUAN
 

Tin mới