Không chỉ tích cực lau dọn nhà cửa, sân vườn, chuồng trại chăn nuôi của gia đình mình, người dân còn chung tay làm vệ sinh, chùi rửa các công trình công cộng như nhà văn hóa xóm, các di tích lịch sử, đình làng, đền... Ảnh: Huy Thư

Nước rút nhanh, người dân vùng 'rốn lũ' Thanh Chương tích cực dọn dẹp

(Baonghean.vn) - Sau nhiều ngày đêm bị ngập lụt, chia cắt, tại vùng "rốn lũ" Bích Hào (Thanh Chương), nước lũ đang rút nhanh. Người dân các địa phương đang tích cực dọn dẹp nhà cửa, vệ sinh đường làng, ngõ xóm, các công trình công cộng...
Sau gần 1 tuần bị ngập, đến sáng 5/10, nhiều thôn xóm ở vùng Bích Hào dần thoát cảnh ngập lũ, chia cắt. Xã Thanh Xuân, nơi bị ngập sâu nhất trong vùng rốn lũ cũng đã thoát cảnh cô lập. Trong ảnh: Nước lũ đang rút khá nhanh ở xã Thanh Xuân. Ảnh: Huy Thư

Sau gần 1 tuần bị ngập, đến sáng 5/10, nhiều thôn xóm ở vùng Bích Hào dần thoát cảnh ngập lũ, chia cắt. Xã Thanh Xuân, nơi bị ngập sâu nhất trong vùng rốn lũ cũng đã thoát cảnh cô lập. Trong ảnh: Nước lũ đang rút khá nhanh ở xã Thanh Xuân. Ảnh: Huy Thư

Con đường duy nhất dẫn vào trung tâm xã Thanh Xuân đã thông xe, mặc dù một đôi chỗ, nước còn ngập sâu 20 - 30 cm. Nước rút chảy xiết trên mặt đường, nhiều người dân vẫn liều mình đi xe máy qua, không ít xe bị chết máy. Ảnh: Huy Thư

Con đường duy nhất dẫn vào trung tâm xã Thanh Xuân đã thông xe, mặc dù một đôi chỗ, nước còn ngập sâu 20 - 30 cm. Nước rút chảy xiết trên mặt đường, nhiều người dân vẫn liều mình đi xe máy qua, không ít xe bị chết máy. Ảnh: Huy Thư

Tùy vào vị trí cao thấp mà nhà dân bị ngập sâu hay cạn. Ông Bùi Xuân Hồng xóm Phú Lập xã Thanh Xuân cho biết, trong nhà ông bị ngập sâu 1,5 m, ngay khi nước rút còn 0,5 m, người nhà đã tập trung lau dọn. Nước rút đến đâu, phải dọn dẹp sạch đến đó. Ảnh: Huy Thư

Tùy vào vị trí cao thấp mà nhà dân bị ngập sâu hay cạn. Ông Bùi Xuân Hồng xóm Phú Lập xã Thanh Xuân cho biết, trong nhà ông bị ngập sâu 1,5 m, ngay khi nước rút còn 0,5 m, người nhà đã tập trung lau dọn. Nước rút đến đâu, phải dọn dẹp sạch đến đó. Ảnh: Huy Thư

Với người dân vùng Bích Hào nói chung, người dân xã Thanh Xuân nói riêng, mỗi năm 1 lần chạy lụt, chùi rửa dọn dẹp sau lũ khá vất vả. Ảnh: Huy Thư

Với người dân vùng Bích Hào nói chung, người dân xã Thanh Xuân nói riêng, mỗi năm 1 lần chạy lụt, chùi rửa dọn dẹp sau lũ khá vất vả. Ảnh: Huy Thư

Theo người dân địa phương, tại xã Thanh Xuân, nước bắt đầu ngập đường làng và tràn vào nhà vào sáng 29/9. Chiều 3/10, nước lũ chững lại và sau đó rút chậm. Đêm 4/10 nước lũ rút nhanh, chiều cao mức nước hạ xuống khoảng 0,5m. Cho đến sáng nay, nước lũ đã rút tổng khoảng 1,2m. Ảnh: Huy Thư

Theo người dân địa phương, tại xã Thanh Xuân, nước bắt đầu ngập đường làng và tràn vào nhà vào sáng 29/9. Chiều 3/10, nước lũ chững lại và sau đó rút chậm. Đêm 4/10 nước lũ rút nhanh, chiều cao mức nước hạ xuống khoảng 0,5m. Cho đến sáng nay, nước lũ đã rút tổng khoảng 1,2m. Ảnh: Huy Thư

Trước đó, do nước lũ lên nhanh, người dân không kịp đưa gia súc, đặc biệt là trâu bò lên núi, mà phải gửi ở những hộ dân gần nhà, nhưng ở vị trí cao hơn. Nước rút, bà con tích cực chùi rửa chuồng trại để đưa gia súc về. Ảnh: Huy Thư

Trước đó, do nước lũ lên nhanh, người dân không kịp đưa gia súc, đặc biệt là trâu bò lên núi, mà phải gửi ở những hộ dân gần nhà, nhưng ở vị trí cao hơn. Nước rút, bà con tích cực chùi rửa chuồng trại để đưa gia súc về. Ảnh: Huy Thư

Không chỉ tích cực lau dọn nhà cửa, sân vườn, chuồng trại chăn nuôi của gia đình mình, người dân còn chung tay làm vệ sinh tại các công trình công cộng như nhà văn hóa xóm, các di tích lịch sử, đình làng, đền... Ảnh: Huy Thư

Không chỉ tích cực lau dọn nhà cửa, sân vườn, chuồng trại chăn nuôi của gia đình mình, người dân còn chung tay làm vệ sinh tại các công trình công cộng như nhà văn hóa xóm, các di tích lịch sử, đình làng, đền... Ảnh: Huy Thư

Khi nước chưa thoát khỏi di tích đình Phú Lập, người dân trong xóm đã tự giác mang xô chậu, chổi đến chùi rửa, làm sạch đình làng. Ảnh: Huy Thư

Khi nước chưa thoát khỏi di tích đình Phú Lập, người dân trong xóm đã tự giác mang xô chậu, chổi đến chùi rửa, làm sạch đình làng. Ảnh: Huy Thư

Lũ rút để lại trong vườn, nhà, các công trình công cộng một khối lượng bùn, rác đáng kể. Mọi người phải tranh thủ lúc nước đang rút mạnh để đẩy bùn ra khỏi nhà. Chiều 4/10, một số khu vực bị ngập ở xã Thanh Xuân đã có điện lưới, người dân có thể dùng máy xịt nước để chùi rửa khá thuận tiện. Những nơi chưa có điện, bà con lau chùi có vất vả hơn. Ảnh: Huy Thư

Lũ rút để lại trong vườn, nhà, các công trình công cộng một khối lượng bùn, rác đáng kể. Mọi người phải tranh thủ lúc nước đang rút mạnh để đẩy bùn ra khỏi nhà. Chiều 4/10, một số khu vực bị ngập ở xã Thanh Xuân đã có điện lưới, người dân có thể dùng máy xịt nước để chùi rửa khá thuận tiện. Những nơi chưa có điện, bà con lau chùi có vất vả hơn. Ảnh: Huy Thư

Với tinh thần cùng nhau làm sạch đường làng, ngõ xóm, các hộ dân ở vùng bị ngập lũ còn chung tay múc nước, vét bùn để chùi rửa đường làng. Theo bà con, trước đây khi đường xóm là đường đất, sau lụt mặt đường dễ bị lầy lội, nay đường đã bê tông, nên việc chùi rửa không mấy khó khăn, miễn là mọi người đồng lòng. Ảnh: Huy Thư

Với tinh thần cùng nhau làm sạch đường làng, ngõ xóm, các hộ dân ở vùng bị ngập lũ còn chung tay múc nước, vét bùn để chùi rửa đường làng. Theo bà con, trước đây khi đường xóm là đường đất, sau lụt mặt đường dễ bị lầy lội, nay đường đã bê tông, nên việc chùi rửa không mấy khó khăn, miễn là mọi người đồng lòng. Ảnh: Huy Thư

Trong quá trình nước lũ rút, những đoàn xe thiện nguyện chở hàng cứu trợ, chở phương tiện cứu hộ vẫn đang hành quân về xã Thanh Xuân, Thanh Lâm và các địa phương bị ngập lũ vùng Bích Hào để giúp đỡ người dân. Ảnh: Huy Thư.

Trong quá trình nước lũ rút, những đoàn xe thiện nguyện chở hàng cứu trợ, chở phương tiện cứu hộ vẫn đang hành quân về xã Thanh Xuân, Thanh Lâm và các địa phương bị ngập lũ vùng Bích Hào để giúp đỡ người dân. Ảnh: Huy Thư.

Người dân xã Thanh Xuân tích cực dọn dẹp vệ sinh khi nước lũ rút dần. Clip: Huy Thư

Tin mới