Nuôi lươn đồng lãi 200 triệu đồng/năm

(Baonghean.vn) - Yên Thành có nguồn lươn tự nhiên dồi dào. Nhận thấy bà con khi bắt lươn đồng về còn nhỏ, chưa sử dụng được, cần phải nuôi lớn, ông Nguyễn Thành Minh ở xóm Đông Thị, xã Đô Thành đã đầu tư nuôi lươn trong bể xi măng, mỗi năm lãi 200 triệu đồng.

Ông Nguyễn Thành Minh chia sẻ: Khác với bể xi măng của các hộ nuôi lươn trong và ngoài huyện, bể nuôi lươn của ông ngoài xây dựng bằng bi măng còn được ghép gạch men đảm bảo khi xả nước bể luôn sạch vè kéo theo cả cặn, bã thức ăn, không có tồn dư nên đảm bảo lươn sạch bệnh.
Bể nuôi lươn của ông Minh xây dựng bằng bi măng, ốp gạch men đảm bảo khi xả nước bể luôn sạch. Các bể được lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước khoa học.
Lươn đồng nhỏ được mua về để nuôi
Lươn đồng nhỏ được thu mua về để nuôi.

Năm 2015 ông Nguyễn Thành Minh, xóm Đông Thị, xã Đô Thành, huyện yên Thành đầu tư trên 150 triệu đồng quy hoạch xây dựng mô hình nuôi lươn đồng thuần dưỡng trên diện tích đất vườn khoảng 500 m2, bao gồm 22 bể xi măng, mỗi bể rộng khoảng 4 mét vuông, hệ thống cấp nước, ao xả thải...

Ông Minh cho biết: Sở dĩ xây dựng mô hình này trên địa bàn vì đối với vùng nông nghiệp như ở Yên Thành nguồn lươn đồng dồi dào, giá rẻ tận dụng được nguồn thức ăn sẵn có, lực lượng lao động nhiều, nhu cầu về lươn trên thị trường ngày càng lớn nên rất thuận lợi cho việc chăn nuôi.

Hiện nay, mô hình của ông Nguyễn Thành Minh có 22 bể nuôi lươn và hệ thống cũng cấp, xả nước được lắp đặt trên diện tích khoảng 500 m2. Diện tích mỗi bể trung bình từ 4 m2,  mực nước được duy trì khoảng 30 cm, bên trên bể được lắp đặt bằng má che bằng tôn.
 Hệ thống bể nuôi lươn của ông Nguyễn Thành Minh.
Nuôi lươn trên vỉ tre là cách làm mới và hiệu quả cao; cách nuôi này không gây ô nhiễm môi trường, giảm công chăm sóc, dễ kiểm tra, đàn lươn khỏe mạnh, mau lớn hơn.
Vỉ tre được đặt trên bể xi măng để lươn bám vào.

Năm đầu tiên, ông Minh mua gần 8 tạ lươn đồng của bà con trong và ngoài huyện về để nuôi thương phẩm. Bình quân mỗi bể 50kg lươn, nuôi thường xuyên từ 8 - 10 bể, số bể còn lại để dự phòng và san lươn khi lươn sinh trưởng đến giai đoạn cần thiết. 

Nhờ tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật, nên tỷ lệ hao hụt chỉ ở mức từ 20 – 30%, ông Minh còn xuất bán lươn giống theo đơn đặt hàng của các hộ dân ở Thanh Hóa, Hải Phòng, Thái Bình, Phú Thọ.

Ông Minh hạch toán: Nuôi lươn kiểu này nếu xuất bán lươn giống thì rất được giá, bình quân 1 kg khoảng 140 con, giá bán khoảng 300 ngàn đồng/kg. Lươn thương phẩm 1 kg khoảng 50 con, theo giá thị trường 120 – 130.000 đồng/kg, cao điểm có thể lên đến 150 ngàn đồng/kg.

Hiện tại, gia đình ông thả nuôi hơn 3,5 tạ lươn. Với thời gian nuôi từ 6 - 8 tháng có thể thu về khoảng hơn 4 tấn lươn thương phẩm, lãi khoảng 200 triệu đồng.

Cùng với việc nuôi lươn, ông Nguyễn Thành Minh còn đào một hồ nuôi cá trê, tận dùng nguồn nước thải xả từ các bể lươn  và  nguồn thức ăn dư thừa từ lươn. Với quy trình nuôi như vậy, thức ăn sẽ được sử dụng triệt để nhằm mang lại hiệu quả đầu tư.
Cùng với việc nuôi lươn, ông Minh còn đào một hồ nuôi cá trê, tận dùng nguồn nước, thức ăn dư thừa từ các bể lươn. Với quy trình nuôi như vậy, thức ăn sẽ được sử dụng triệt để nhằm mang lại hiệu quả đầu tư.

Chị Nguyễn Thị Kim Lương – Cán bộ nông nghiệp xã Đô Thành cho biết: Trong định hướng phát triển kinh tế địa phương, Đảng ủy, UBND xã chú trọng lĩnh vực phát triển nông nghiệp và xem mô hình nuôi lươn của ông Nguyễn Thành Minh là mô hình cần phát huy.

Mô hình này phát huy được lợi thế về nguồn thức ăn chính cho lươn là cá tạp có quanh năm và rẻ, đầu ra của lươn khá ổn định. Bà con xã Đô Thành và một số vùng lân cận có thể áp dụng, nhân rộng mô hình để tăng thu nhập cho gia đình, góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Anh Tuấn

TIN LIÊN QUAN

Tin mới