Kinh nghiệm phát hiện sớm những hư hỏng trên xe ô tô

(Baonghean.vn) - Việc phát hiện sớm những lỗi kỹ thuật báo trước sẽ giúp bạn giảm chi phí sửa chữa, tránh nguy hiểm khi điều khiển xe.

Người sử dụng cần hiểu cơ bản về hệ thống trên xe ô tô để khi phát hiện các dấu hiệu khác lạ có cách xử lý phù hợp, cũng như biết được khi nào cần đưa xe đến gara để kiểm tra bảo dưỡng hoặc thay thế kịp thời.

Đèn cảnh báo trên bảng táp lô

Sau khi bật khóa điện, tất cả đèn cảnh báo trên táp lô sáng lên vài giây rồi tắt. Tuy nhiên, nếu có một hoặc một số đèn  vẫn sáng ngay sau khi khởi động thì đó là dấu hiệu một chi tiết hay hệ thống nào đó có vấn đề, cần khắc phục.

Có những đèn báo đỏ ngay tức thì khi gặp lỗi, ví như đèn đỏ báo áp lực dầu sáng (hình cốc dầu) phát lên cả khi xe đang chạy, lúc này bạn cần nhanh chóng dừng xe tắt máy bởi xe đang bị thiếu dầu gây mất dầu áp lực bôi trơn cho động cơ và hết độ nhớt. Hãy kiểm tra hộp dầu để khắc phục. 

xe hỏng, bảo dưỡng ô tô, lái xe

Đồng hồ cảnh báo nhiệt độ của động cơ

Có thể khẳng định đây là chỉ số quan trọng trên xe ôtô nên đã được nhà sản xuất biểu hiện một cách cụ thể bằng vạch màu thông qua cụm đồng hồ riêng biệt trên bản táp-lô, nó cho biết động cơ làm việc trong điều kiện nhiệt độ cho phép hay không.

Nếu giá trị đo vượt quá mức bình thường điều đó có nghĩa rằng động cơ đang làm việc quá tải.

Khi chiếc xe đang trong chế độ tải nặng như đang leo dốc, chở nặng hay có hư hỏng ở hệ thống làm mát động cơ (quạt làm mát hỏng, thiếu nước làm mát, van hằng nhiệt không hoạt động...) thì lúc đó cách giải quyết vấn đề khẩn cấp là hãy tắt hết các thiết bị phụ tải như máy lạnh, hệ thống âm thanh.. và về số thấp để tăng mô men xoắn.

xe hỏng, bảo dưỡng ô tô, lái xe

Kiểm tra dưới gầm xe

Khi phát hiện có chất lỏng dưới nền, nơi đậu xe  nếu là nước bình thường không có màu, mùi thì không có gì đáng ngại. Điều này chứng tỏ khả năng làm lạnh của điều hòa tốt, nhiệt độ lạnh sâu nên hơi nước chuyển thành dạng lỏng nhiều, nhanh.

Trường hợp khác nếu nước có màu (xanh, cam) rất có thể là nước làm mát động cơ, nếu là dầu nhờn, nhớt máy thì nhiều nguyên nhân. Cần kiểm tra kĩ rất có thể ốc xả nhớt siết chưa đúng, lực các ron hộp số, ly hợp, các-đăng, thước lái, có vấn đề.

Tốt nhất nên mang đến những garage hay trạm sửa chữa chính hãng để tìm nguyên nhân khắc phục trước khi xảy ra những hư hỏng đột ngột trong quá trình vận hành.

Kiểm tra lốp xe

Trước khi di chuyển đặc biệt trong những hành trình dài, có đi vào cao tốc, đường đồi núi thì kiểm tra lốp là cực kì quan trọng. Thời gian gần đây có không ít trường hợp xe bị nổ lốp trên cao tốc dẫn đến những vụ tai nạn nghiêm trọng.

Kiểm tra áp suất lốp thường xuyên để đảm bảo không quá mềm hoặc quá cứng. Kiểm tra những vết nứt trên lốp xe, kiểm tra độ mòn của lốp, nếu thấy mòn không đều thì nên đảo lốp xe theo những qui tắc mà nhà sản xuất khuyến nghị trong sách hướng dẫn sử dụng xe.

xe hỏng, bảo dưỡng ô tô, lái xe

Kiểm tra hệ thống phanh

Khi di chuyển nếu cảm giác đánh lái nặng hơn bình thường, khó trả về vị trí ban đầu thì kiểm tra mức dầu trợ lực lái; trường hợp khác cảm giác đánh lái bị lệch khi đánh lái thì đến garage chỉnh lại thước lái.

Đối với hệ thống phanh, khi đạp phanh mà quãng đường phanh dài hơn bình thường, phanh không “ăn” hoặc khi phanh xe bị đâm một bên thì nên kiểm tra lại hệ thống phanh. Có nhiều nguyên nhân như thiếu dầu phanh, xy lanh phanh có vấn đề.

Để xe luôn trong trạng thái hoạt động tốt nhất thì bạn nên kiểm tra thường xuyên bằng mắt thường và cảm giác khi lái. Bên cạnh đó, nên kiểm tra, bảo dưỡng xe hơi theo định kỳ để phát hiện sớm nhất những hư hỏng.

Âm thanh xuất phát từ trục lái

Một trong những âm thanh phổ biến nhất là tiếng “kẽo kẹt” từ vô lăng. Âm thanh này xuất hiện trong quá trình tăng tốc sau một thời gian không hoạt động. Đó có thể là nguyên nhân tiềm ẩn của một số bộ phận như: Khớp bị mòn, cạn dầu hoặc do vòng bi của trục lái bị mòn...

Những tiếng kêu không bình thường có thể do lỗi nào đó trong xe, vì vậy, chẩn đoán đúng nguyên nhân tiếng kêu sẽ giúp chủ nhân của chiếc xe tránh nhiều phiền toái và nguy hiểm đến tính mạng.

“Bắt bệnh” xe ôtô bằng… tai - ảnh 1

Ân thanh từ bánh xe phía trước

Lốp xe là bộ phận duy nhất của xe tiếp xúc với mặt đường và ảnh hưởng lớn đến tính năng điều khiển của xe và bánh xe là bộ phận có nhiều phần chuyển động hơn trục lái. Đặc biệt bánh trước sẽ phát ra nhiều tiếng ồn hơn bánh sau.

Một trong những âm thanh phổ biến phát ra như tiếng rít hoặc tiếng gầm gừ khi đạp phanh. Do đó, người lái phải thật chú ý tới âm thanh mài từ bánh xe trước khi đạp phanh. Nguyên nhân dẫn đến tiếng kêu là do má phanh bị mòn, nên kiểm tra hoặc thay má phanh mới càng sớm càng tốt. 

“Bắt bệnh” xe ôtô bằng… tai - ảnh 2


Tiếng động từ động cơ

Động cơ luôn luôn phát ra tiếng ồn mà các tài xế thì không mấy chú ý tới thứ âm thanh đó. Một trong những loại âm thanh phổ biến là tiếng kêu rít lên khi xe tăng tốc, nguyên nhân có thể do bộ trợ lái hoặc dây đai quạt bị trượt.

Tiếng “lách cách” có dấu hiệu cho thấy động cơ đang chạy ở mức dầu quá thấp, van bị lỏng hoặc 1 số bộ phận khác bị lỗi.

Tiếng ồn phát ra từ phía dưới ống xả có thể do động cơ quá nóng, tích tụ carbon trong buồng đốt hoặc nhiên liệu thấp.

Ngoài ra, thông qua tiếng tiếng “lách cách” của rơle giúp chúng ta nhận biết vành đai ổ trục cam lắp chưa đúng, đổ nhầm nhiên liệu hoặc động cơ quá nóng.

“Bắt bệnh” xe ôtô bằng… tai - ảnh 4

Tiếng ồn phát ra từ con đội

Đây là chi tiết truyền lực trung gian giữa xu-páp với cam. Con đội mòn hoặc rỉ sét khiến nó làm việc lệch nhịp với cam và xu-páp tạo ra tiếng ồn. Đây cũng làm nguyên nhân làm tăng khe hở nhiệt.

Âm thanh lạ xuất hiện còn do một trong những nguyên nhân

- Phanh bị bám bụi lâu ngày

- Đế phanh bị méo

- Mâm phanh bị cong

- Lò xo của đế phanh bị giãn hoặc bị kẹt

- Khô dầu hoặc lót phanh bị mòn

- Vong bi của bánh xe bị rơi hoặc mòn.

Tất cả các loại âm thanh đó đều nhắc nhở các tài xế nên dừng xe để kiểm tra bởi nó ảnh hưởng tới sự an toàn của chủ xe cũng như an toàn của xe.

Ngọc Anh

(Tổng hợp)

TIN LIÊN QUAN

Tin mới