Phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất cấp quốc gia

Thủ tướng Chính phủ vừa phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất cấp quốc gia cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ Quốc phòng và Bộ Công an.

Tăng phí dịch vụ môi trường rừng

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 147/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR). Một trong những nội dung sửa đổi là điều chỉnh mức chi trả tiền DVMTR đối với cơ sở sản xuất thủy điện và sản xuất nước sạch.

Theo sửa đổi, mức chi trả tiền DVMTR đối với cơ sở sản xuất thủy điện tăng từ 20 đồng/kwh lên 36 đồng/kwh và cơ sở sản xuất nước sạch từ 40 đồng/m3 lên 52 đồng/m3.

Cụ thể, Nghị định 147 quy định mức chi trả tiền DVMTR áp dụng đối với các cơ sở sản xuất thủy điện là 36 đồng/kwh điện thương phẩm. Sản lượng điện để tính tiền chi trả DVMTR là sản lượng điện của các cơ sở sản xuất thủy điện bán cho bên mua điện theo hợp đồng mua bán điện. Số tiền phải chi trả DVMTR trong kỳ hạn thanh toán được xác định bằng sản lượng điện trong kỳ hạn thanh toán (kWh) nhân với mức chi trả DVMTR tính trên 1kWh (36 đồng/kWh).

Chi trả tiền DVMTR áp dụng đối với các cơ sở sản xuất và cung cấp nước sạch là 52 đồng/m3 nước thương phẩm. Sản lượng nước để tính tiền chi trả DVMTR là sản lượng nước của các cơ sở sản xuất và cung cấp nước sạch bán cho người tiêu dùng. Số tiền phải chi trả DVMTR trong kỳ hạn thanh toán được xác định bằng sản lượng nước thương phẩm trong kỳ hạn thanh toán (m3) nhân với mức chi trả DVMTR tính trên 1m3 nước thương phẩm (52 đồng/m3).

Rừng ở xã Đồng Văn - Quế Phong phát triển tốt nhờ được hưởng lợi từ dịch vụ môi trường rừng
Rừng ở xã Đồng Văn - Quế Phong phát triển tốt nhờ được hưởng lợi từ dịch vụ môi trường rừng

Ngoài ra, Nghị định cũng sửa đổi, bổ sung quy định về đối tượng được chi trả tiền DVMTR.

Theo đó, đối tượng được chi trả tiền DVMTR gồm:

*Các đối tượng được chi trả tiền DVMTR là các chủ rừng của các khu rừng có cung ứng DVMTR gồm: a- Các chủ rừng là tổ chức được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng để sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp và các chủ rừng là tổ chức tự đầu tư trồng rừng trên diện tích đất lâm nghiệp được giao; b- Các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng; cộng đồng dân cư thôn được Nhà nước giao rừng để sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp; các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn tự đầu tư trồng rừng trên diện tích đất lâm nghiệp được Nhà nước giao.

* Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn có hợp đồng nhận khoán bảo vệ rừng ổn định lâu dài với các chủ rừng là tổ chức nhà nước (hộ nhận khoán).

*UBND cấp xã được Nhà nước giao trách nhiệm quản lý rừng theo quy định của pháp luật có cung ứng DVMTR.

* Các tổ chức chính trị - xã hội được Nhà nước giao trách nhiệm quản lý rừng theo quy định của pháp luật có cung ứng DVMTR.

Bảo vệ, phát triển rừng sản xuất

Quy chế quản lý rừng sản xuất vừa được Thủ tướng Chính phủ ban hành.

Quy chế này quy định việc tổ chức quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng sản xuất bao gồm diện tích có rừng và diện tích chưa có rừng được Nhà nước giao, cho thuê hoặc quy hoạch lâm nghiệp.

Căn cứ vào nguồn gốc hình thành, rừng sản xuất được phân loại theo 2 đối tượng:

*Rừng sản xuất là rừng tự nhiên gồm có: Rừng tự nhiên và rừng được phục hồi bằng biện pháp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên; căn cứ vào trữ lượng bình quân trên một héc ta rừng tự nhiên được phân loại thành: Rừng giàu, rừng trung bình, rừng nghèo, rừng nghèo kiệt và rừng chưa có trữ lượng.

* Rừng sản xuất là rừng trồng gồm có: Rừng trồng bằng vốn ngân sách nhà nước, rừng trồng bằng vốn chủ rừng tự đầu tư (vốn tự có, vốn vay, vốn liên doanh, liên kết không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước) hoặc có hỗ trợ của nhà nước và các nguồn vốn khác.

Bảo vệ rừng sản xuất

Về phương thức tổ chức bảo vệ rừng sản xuất, rừng sản xuất được bảo vệ theo quy định tại các Điều 46, 47 và Điều 48 tại Nghị định số 23/2006/NĐ-CP của Chính phủ.

Chủ rừng xây dựng phương án bảo vệ rừng và tự tổ chức bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng. Các chủ rừng có diện tích rừng giáp ranh, liền kề với chủ rừng khác thực hiện ký kết phối hợp tổ chức bảo vệ rừng.

Chủ rừng là tổ chức thực hiện khoán bảo vệ rừng cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn hoặc hợp tác xã lâm nghiệp; thuê các lực lượng bảo vệ chuyên nghiệp để bảo vệ rừng.

Cơ quan Kiểm lâm địa phương có trách nhiệm bố trí, phân công kiểm lâm địa bàn phối hợp với các tổ chức, người được giao hoặc thuê rừng để tổ chức bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng theo quy định của pháp luật. Kiểm tra, giám sát các chủ rừng trong việc thực hiện trách nhiệm bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng.

Trồng rừng nguyên liệu  tại vùng phía Tây Yên Thành.
Trồng rừng nguyên liệu tại vùng phía Tây Yên Thành.

Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức lực lượng dân quân tự vệ, công an xã hỗ trợ chủ rừng bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng tại địa phương; bảo vệ diện tích rừng do Ủy ban nhân dân cấp xã đang quản lý chưa giao, chưa cho thuê theo quy định tại Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Phát triển rừng sản xuất                          

Rừng sản xuất được phát triển và tổ chức sản xuất, kinh doanh theo quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng và phương án tổ chức sản xuất kinh doanh của chủ rừng.

Chủ rừng tự đầu tư hoặc liên doanh, liên kết với nhà đầu tư, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn theo dự án, phương án để bảo vệ, phát triển rừng và tổ chức sản xuất kinh doanh rừng trên diện tích rừng, đất lâm nghiệp được nhà nước giao hoặc cho thuê theo quy định của pháp luật.

Các biện pháp lâm sinh được áp dụng để phát triển rừng và tổ chức sản xuất kinh doanh rừng, nâng cao năng suất, chất lượng rừng gồm: Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên hoặc có trồng bổ sung; nuôi dưỡng rừng, làm giàu rừng tự nhiên; trồng rừng, chăm sóc, nuôi dưỡng rừng trồng.

Phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất cấp quốc gia

Thủ tướng Chính phủ vừa phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất cấp quốc gia cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ Quốc phòng và Bộ Công an.

Trong đó, Thủ tướng Chính phủ phân bổ cho thành phố Hà Nội diện tích quy hoạch đến năm 2020 đất nông nghiệp là 174.429 ha, đất phi nông nghiệp là 159.716 ha và đất đô thị 63.468 ha; Thành phố Hồ Chí Minh diện tích đất nông nghiệp là 88.005 ha, đất phi nông nghiệp 117.810 ha và đất đô thị 59.834 ha.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lập điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020) trình Chính phủ phê duyệt theo đúng quy định của pháp luật về đất đai và đảm bảo các chỉ tiêu sử dụng đất cấp quốc gia đã được phân bổ.

Các Bộ, ngành phối hợp với các địa phương rà soát, điều chỉnh ngành lĩnh vực có sử dụng đất cập nhật vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương, đảm bảo phù hợp với Nghị quyết số 134/2016/QH13 của Quốc hội, kịp thời phục vụ phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường xác định khu vực, công khai diện tích đến từng địa phương, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong quý IV/2016 phương án phân bổ chỉ tiêu hơn một triệu ha đất rừng phòng hộ ít xung yếu, kém chất lượng chuyển sang đất rừng sản xuất đã được Quốc hội cho phép tại Nghị quyết số 134/2016/QH13./.

Theo VOV

TIN LIÊN QUAN

Tin mới