Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: Cần quản lý chặt ngân hàng yếu kém

Quản lý chặt ngân hàng yếu kém, tiếp tục tái cấu trúc các tổ chức tín dụng là hai trong số những nhiệm vụ đặt ra với Ngân hàng Nhà nước được Phó thủ tướng Vương Đình Huệ đưa ra.
Làm việc với Ngân hàng Nhà nước chiều 22/4 liên quan đến Nghị quyết 01 của Chính phủ, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết, Ngân hàng Nhà nước cần bám sát các nội dung và giải pháp về điều hành chính sách tiền tệ nêu trong Nghị quyết này.
Đánh giá 5 năm, Phó thủ tướng cho rằng, ngành ngân hàng đã chủ động, tích cực phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tập trung thực hiện đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ giải pháp đề ra, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tại buổi làm việc với Ngân hàng Nhà nước.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tại buổi làm việc với Ngân hàng Nhà nước.
Điều này khiến tốc độ tăng giá tiêu dùng giảm mạnh, từ 18,12% năm 2011 giảm xuống còn 0,63% vào cuối năm 2015. Mặt bằng lãi suất cho vay giảm tới cuối năm 2015 giảm 50% so với đầu nhiệm kỳ), dư nợ tín dụng tăng gắn với chất lượng tín dụng từng bước được cải thiện.
Thị trường ngoại hối cũng cơ bản ổn định. Niềm tin vào tiền đồng Việt Nam được tăng lên, khắc phục một bước tình trạng đôla hóa, vàng hóa nền kinh tế. Việc xử lý nợ xấu và cơ cấu lại các ngân hàng thương mại cổ phần yếu kém, theo đánh giá, đã đạt được những kết quả bước đầu.
Toàn hệ thống đã giảm được 20 ngân hàng yếu kém thông qua các kênh mua bán, sáp nhập góp phần làm lành mạnh hóa hệ thống. Thanh khoản và an toàn hệ thống được đảm bảo, cung ứng vốn tốt hơn cho nền kinh tế và góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.
Tuy vậy, những vấn đề còn tồn tại được Phó thủ tướng lưu ý gồm có nợ xấu còn cao, xử lý nợ xấu ở VAMC chưa thực chất. Một số tổ chức tín dụng yếu kém chưa được xử lý dứt điểm. Tăng trưởng kinh tế những tháng đầu năm ở mức thấp so với kế hoạch, rủi ro lạm phát tăng do tác động của giá thế giới và việc điều chỉnh các loại giá do Nhà nước quản lý.
Hệ thống ngân hàng cần tiếp tục tái cơ cấu trong giai đoạn 2016-2020. Ảnh minh hoạ
Hệ thống ngân hàng cần tiếp tục tái cơ cấu trong giai đoạn 2016-2020. Ảnh minh hoạ
Bên cạnh đó, tình hình thanh khoản của các tổ chức tín dụng khó khăn hơn trong bối cảnh tín dụng tăng nhanh tạo áp lực tăng mặt bằng lãi suất; tín dụng trung và dài hạn có xu hướng tăng nhanh và cao hơn mức tăng trưởng tín dụng chung...
“NHNN tiếp tục điều hành tăng trưởng tín dụng hợp lý gắn với nâng cao chất lượng tín dụng và giảm nợ xấu, bảo đảm không tạo sức ép lên mặt bằng lãi suất và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế”, ông Vương Đình Huệ nêu rõ. Đồng thời, ông đề nghị Ngân hàng Nhà nước tập trung tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh được ưu tiên, theo dõi chặt chẽ tín dụng bất động sản, hướng tín dụng vào phân khúc nhà ở xã hội.
Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2016-2020 gắn với xử lý nợ xấu thực chất, hiệu quả và đặt trong việc triển khai Đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế cũng cần được triển khai. Các tổ chức tín dụng yếu kém cần được quản lý chặt chẽ. Ngân hàng Nhà nước tiếp tục khuyến khích, tạo thuận lợi cho các tổ chức tín dụng sáp nhập, hợp nhất, mua lại tự nguyện, xử lý dứt điểm các tổ chức tín dụng yếu kém và vấn đề sở hữu chéo.
Theo zing
TIN LIÊN QUAN

Tin mới