Phong tục đón Giao thừa ở các nước có gì đặc biệt?

(Baonghean.vn) - Giờ phút giao thừa đón năm mới Mậu Tuất sắp đến, hãy cùng khám phá những phong tục đón giao thừa ở các nước trên thế giới có gì đặc biệt?

Brazil:  Vào đêm Giao thừa, những người dân địa phương ở Brazil sẽ mặc đồ màu trắng rồi thả trôi những bông hoa và nến trắng xuống biển để tỏ lòng biết ơn Iemanja - nữ thần ban phước lành cho những bà mẹ và trẻ em trong truyền thuyết châu Phi.

 Vào đêm giao thừa, người dân địa phương mặc áo trắng và ném hoa trắng về phía biển cho nữ thần với hy vọng rằng cô sẽ cho họ may mắn và hạnh phúc.
Vào đêm giao thừa, người dân địa phương ở Brazil mặc áo trắng và ném hoa trắng về phía biển cho nữ thần với hy vọng rằng cô sẽ cho họ may mắn và hạnh phúc.
Đan Mạch: Ở quốc gia này, những mảnh vỡ được cho là đem lại may mắn. Bởi vậy người dân thường đập vỡ những chiếc bát đĩa đã bị nứt hoặc không sử dụng và thả chúng ở ngay bậc thang trước cửa nhà người thân hay bạn bè để mang lại điều may mắn.

Hy Lạp: Món quà năm mới của người dân Hy Lạp dành cho nhau lại là những hòn đá được tìm thấy trên đường. Hòn đá lớn thì người nhận quà sẽ có một năm giàu có và thịnh vượng.

Hungary: Người dân quốc gia này thường chào đón năm mới bằng cách đốt hình nộm hay còn gọi là vật tế thần mang tên “Jack Straw”. Việc đốt hình nộm này mang ý nghĩa xua tan những điều không may và chào đón may mắn đến trong năm mới.

Còn ở Hungary, người dân thường chào đón năm mới bằng cách đốt hình nộm hay còn gọi là vật tế thần mang tên ‘Jack Straw
Còn ở Hungary, người dân thường chào đón năm mới bằng cách đốt hình nộm hay còn gọi là vật tế thần mang tên ‘Jack Straw
Ý: Ở Ý, trong đêm giao thừa, không một ai ra đường vì có lệ, hễ chuông đồng hồ đánh xong 12 tiếng, mọi người sẽ vứt hết ra đường phố mọi đồ cũ, bàn ghế hỏng, thậm chí cả giường hỏng. Theo tập tục cũ: nếu nửa đêm giao thừa vứt hết đồ cũ, thì trong năm mới, người ta sẽ tậu được những đồ vật đó còn mới tinh.

Ở Ý còn có một phong tục thú vị xuất phát từ thời Trung Cổ. Đó là người Ý quan niệm rằng, mặc đồ lót màu đỏ vào ngày đầu tiên của năm mới sẽ đem lại may mắn trong cả năm.

Scotland: Đêm trước ngày tết dương lịch, mỗi gia đình người Scotland đều rải một ít tiền vàng ngay trước cửa nhà. Theo phong tục ở đây, rải tiền vàng trước cửa vào trước đêm giao thừa, hôm sau khi năm mới đến, sớm tinh mơ vừa mở cửa liền nhìn thấy ngay tiền vàng sẽ mang lại nhiều tài lộc, ý nghĩa là "nhìn thấy phát tài".

Đêm giao thừa ở Scotland còn được gọi là
Đêm giao thừa ở Scotland còn được gọi là "Đêm của Nến". Để chuẩn bị cho năm mới, mọi người thường dọn dẹp nhà cửa và đốt nhánh cây bách xù rồi đem xông khắp nhà như một nghi lễ để thanh lọc không gian sống
Vào đêm giao thừa, người Scotland tổ chức ngày hội Hogmanay, những người đàn ông diễu hành trên phố và mang theo ngọn đuốc lớn, tung qua hai tay rồi thổi mạnh. Theo quan niệm, những ngọn lửa này sẽ mang lại ánh sáng và sự trong sạch cho năm mới.

Ba Lan: Dịp này, thanh niên Ba Lan thường tụ tập thành hội, kéo đến từng nhà hát vang bài Kolota. Đi đầu đoàn thanh niên vui vẻ ấy bao giờ cũng là một chàng trai mặt bôi đen, tay cầm đàn, những người theo sau thì hóa trang thành động vật, thánh thần và ma quỷ. Nhiều nơi còn giữ tục lệ: các cô gái cầm gậy gõ vào những ngôi nhà mình gặp để xua đuổi mọi điều xấu xa, rủi ro.

Ecuador: Người dân quốc gia này lại làm hình nộm để đốt chúng. Truyền thống này được cho là phá hủy tất cả những điều tồi tệ trong năm cũ và hướng tới năm mới sáng sủa, tốt đẹp hơn.

Màu đỏ là màu của may mắn, thịnh vượng và tình yêu. Do đó, người Thổ Nhĩ Kỳ thường sắm những chiếc quần lót màu đỏ để dành tặng cho người yêu thương vào dịp năm mới.
Màu đỏ là màu của may mắn, thịnh vượng và tình yêu. Do đó, người Thổ Nhĩ Kỳ thường sắm những chiếc quần lót màu đỏ để dành tặng cho người yêu thương vào dịp năm mới.
Mặc đồ lót màu đỏ ở Thổ Nhĩ Kỳ: Mặc đồ lót đỏ để tượng trưng cho sự may mắn của bản thân và những người thân yêu. Việc này đặc biệt phổ biến ở Thổ Nhĩ Kỳ, vào những tháng cuối năm các cửa hàng đồ lót đỏ mọc lên như nấm và được người dân tiêu thụ một cách chóng mặt.

Hôn tập thể ở Venice: Phong tục đón giao thừa ở quảng trường St Mark, Venice được biết đến không chỉ nhờ những màn pháo hoa công phu, hoành tráng mà còn bởi lễ hội hôn tập thể ở nơi đây. Người thân trong gia đình, bạn bè và đặc biệt là những đôi lứa sẽ kéo đến quảng trường St Mark và trao nhau những nụ hôn nồng thắm. Báo hiệu một năm mới tràn đầy hạnh phúc.

Quảng trường St Mark không chỉ được biết đến với việc tổ chức màn bắn pháo hoa lớn trên lưu vực của quảng trường mà cò tổ chức một màn hôn tập thể thú vị và mới lạ trong quảng trường.
Quảng trường St Mark không chỉ được biết đến với việc tổ chức màn bắn pháo hoa lớn trên lưu vực của quảng trường mà cò tổ chức một màn hôn tập thể thú vị và mới lạ trong quảng trường.
Múa gấu ở Romania: Các vũ công và người dân ở Romania mừng năm mới bằng cách mặc trang phục gấu, hóa trang thành gấu để nhảy múa từ nhà này sang nhà khác. Người dân ở đây tin rằng, gấu là loài vật mạnh mẽ và có khả năng xua đuổi ma quỷ, đem lại sự may mắn và sung túc cho năm mới.

Tục treo chồn ở Mỹ: Theo phong tục ở đây, người dân sẽ nhốt con chồn (possum) vào một chiếc lồng trang trí đèn nháy lộng lẫy và treo ở trên cao để chào đón năm mới. Trước đây, thị trấn này có tên gọi là Possum Snout (tạm dịch: mõm chồn). Tục lễ này vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của những người yêu động vật, vài năm trở lại những con chồn sống đang dần được thay thế bằng mô hình chồn.

Tổ chức năm mới trong nghĩa trang ở Chile: Tại Talca, một thị trấn nhỏ ở Chile có một phong tục rất lạ và kỳ quặc vào dịp năm mới. Mọi người ở Talca sẽ tổ chức chào đón năm mới với những người thân đã khuất.

Tại Chile, ngày đầu năm mới sẽ là dịp toàn bộ gia đình người sống tập trung ở nghĩa trang để đón năm mới cùng ông bà, tổ tiên.
Tại Chile, ngày đầu năm mới sẽ là dịp toàn bộ gia đình người sống tập trung ở nghĩa trang để đón năm mới cùng ông bà, tổ tiên.
Các cánh cửa của nghĩa trang sẽ được mở vào lúc 11h đêm và mọi người mang theo đèn kiểu truyền thống, nến để có thể tạo nên một không khí ấm cúng tại đây. Người dân Talca tin rằng, người đã khuất muốn đón năm mới cùng những người thân yêu trong gia đình. Tục lệ này bắt đầu từ năm 1995, khi một gia đình ở địa phương đã tổ chức lễ đón năm mới ở gần mộ người cha đã khuất của họ.

"Đập phá" đĩa tại cửa nhà hàng xóm ở Đan Mạch: Một tục lệ rất kỳ lạ trong dịp năm mới của người Đan Mạch đó là đập vỡ những chiếc đĩa ở cửa nhà hàng xóm. Điều này làm cho họ cảm thấy hạnh phúc hơn là bị làm phiền. Gia đình nào có nhiều đống đĩa vỡ tại cửa được coi là gia đình may mắn, vì điều đó đồng nghĩa rằng họ có rất nhiều bạn bè.

Tin mới