Phụ nữ miền núi bị lừa bán bào thai với giá từ 80 đến 140 triệu đồng

(Baonghean.vn) -Đó là thông tin UBND tỉnh Nghệ An trả lời kiến nghị của cử tri về tình trạng mua bán trẻ em, phụ nữ, bào thai sang Trung Quốc diễn biến phức tạp ở các huyện miền núi.
PV Báo Nghệ An trao đổi với một trường hợp bán bào thai. Ảnh tư liệu
PV Báo Nghệ An trao đổi với một trường hợp vượt biên bán bào thai. Ảnh tư liệu
Những người phụ nữ vượt biên bán bào thai

Những người phụ nữ vượt biên bán bào thai

(Baonghean.vn) - Trong khoảng một năm nay, tại Nghệ An rộ lên tình trạng mua bán bào thai - một thủ đoạn mới của những kẻ buôn người mà pháp luật vẫn chưa có những quy định cụ thể.
Theo phản hồi của UBND tỉnh Nghệ An, thời gian qua, tình hình tội phạm mua bán người trên địa bàn tỉnh, nhất là tại các huyện miền núi tiềm ẩn phức tạp. Trong đó nổi lên thủ đoạn phạm tội mới là các đối tượng tìm đến các gia đình có phụ nữ mang thai sắp sinh (khoảng 6 - 8 tháng) ở các vùng miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số để dụ dỗ, rủ rê lôi kéo đưa sang Trung Quốc sinh con rồi bán con lại cho người Trung Quốc, mỗi trường hợp từ 80 đến 140 triệu đồng.
Chỉ tính riêng trên địa bàn huyện Kỳ Sơn, qua rà soát, tính đến cuối năm 2018 có 25 trường hợp phụ nữ dân tộc thiểu số mang thai sang Trung Quốc để sinh, trong số đó lực lượng Công an đã xác minh làm rõ 06 trường hợp khai nhận sau khi sinh con đã bán lại bên Trung Quốc. Các trường hợp còn lại do thường xuyên vắng mặt tại địa phương nên chưa thể xác minh, làm rõ được.
Những người bị dụ dỗ, lừa phỉnh chủ yếu là phụ nữ đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng miền núi phía Tây Nghệ An. Đây là những nơi có trình độ dân trí thấp, đời sống kinh tế khó khăn, người dân cả tin, nhiều ng­ười thiếu việc làm nên dễ bị các đối tượng lừa gạt, dụ dỗ.  

Bản chất của hành vi này là “Mua bán trẻ em” nhưng do không giải cứu được nạn nhân (cháu bé) và không có tài liệu, căn cứ nào xác định được mẹ nạn nhân đi Trung Quốc (chỉ có lời khai của mẹ nạn nhân và lời khai của đối tượng) do đó việc điều tra, xử lý gặp rất nhiều khó khăn.

Hiện tượng buôn bán bào thai xảy ra nhiều ở kbu vực miền núi phía tây Nghệ An. Ảnh: Google Maps
Hiện tượng buôn bán bào thai xảy ra nhiều ở khu vực miền núi phía Tây Nghệ An. Ảnh: Google Maps
Thời gian qua, Công an tỉnh Nghệ An cũng phát hiện được một số vụ việc khi các đối tượng này đang trên đường đưa người phụ nữ mang thai đi Trung Quốc để sinh rồi bán cho người Trung Quốc. Nhưng giai đoạn này mẹ nạn nhân chưa sinh con, do đó nếu truy tố về tội “Mua bán người” hoặc “Mua bán người dưới 16 tuổi” theo các điều 150, 151 BLHS năm 2015 thì không phù hợp và cũng chưa có văn bản nào hướng dẫn việc truy tố về hành vi này.
Trong các văn bản quy phạm pháp luật hiện nay thì thai nhi chưa được xem là một con người (ngay trong BLHS năm 2015, tại điểm a, điểm c, khoản 1, Điều 123 quy định hai tình tiết phân biệt “giết 02 người trở lên” và “giết phụ nữ mà biết là có thai” như vậy được hiểu bào thai không phải là người thứ hai). Như vậy, về việc xử lý hành vi mua bán bào thai, hiện nay pháp luật chưa có quy phạm điều chỉnh. 
 
Lực lượng chức năng hỗ trợ một phụ nữ quê ở xã Hữu Kiệm ( Kỳ Sơn) bị dụ dỗ sang Trung Quốc sinh con trở về nhà. Ảnh: Tư liệu
Lực lượng chức năng hỗ trợ một phụ nữ quê ở xã Hữu Kiệm ( Kỳ Sơn) bị dụ dỗ sang Trung Quốc sinh con trở về nhà. Ảnh: Tư liệu

Trước tình hình trên, Công an tỉnh Nghệ An đã báo cáo Cục C02 và có Công văn số 59/CAT-PV01 ngày 05/12/2018 báo cáo lãnh đạo Bộ Công an, Viện Trưởng Viện KSND tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, các Cục nghiệp vụ Bộ Công an để chỉ đạo, hướng dẫn.

Trong thời gian chờ hướng dẫn của Trung ương, UBND tỉnh ban hành Công văn số 213/UBND-NC ngày 19/2/2019 chỉ đạo các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành, thị tăng cường các giải pháp phòng, chống mua bán người, mua bán bào thai.  

Hiện nay Công an tỉnh đang tích cực tham mưu, đề xuất các ngành tư pháp Trung ương tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về lĩnh vực phòng, chống mua bán người, mua bán bào thai.  Đồng thời, chỉ đạo Công an các đơn vị phối hợp với địa phương tăng cường công tác tuyên truyền về phương thức, thủ đoạn phạm tội mới của loại tội phạm này để các cấp, các ngành và nhân dân chủ động phòng ngừa, ngăn chặn hiệu quả.

Tin mới