Phụ nữ Nghệ An với đôi tay đảm âm thầm ‘giữ lửa’ nghề truyền thống

(Baonghean.vn) -  Không chỉ “giữ lửa” hạnh phúc gia đình, chị em phụ nữ ở Nghệ An còn là những người miệt mài chăm lo việc gìn giữ và trao truyền bản sắc văn hóa, trong đó nổi bật là “giữ lửa” nghề truyền thống.
Những năm gần đây, trước nguy cơ nghề dệt thổ cẩm truyền thống bị mai một, nhiều phụ nữ dân tộc Thái ở miền Tây Nghệ An đã dành công sức, tấm lòng và nhiệt huyết dành để giữ gìn vốn quý của tổ tiên bằng cách truyền ngọn lửa đam mê cho những người trẻ. Trong ảnh: Bà Lương Thị Hoành ở bản Bộng, xã Thành Sơn (Anh Sơn) truyền nghề cho những người trẻ. Ảnh: Đình Tuyên

Những năm gần đây, trước nguy cơ nghề dệt thổ cẩm truyền thống bị mai một, nhiều phụ nữ dân tộc Thái ở miền Tây Nghệ An đã dành công sức, tấm lòng và nhiệt huyết dành để giữ gìn vốn quý của tổ tiên bằng cách truyền ngọn lửa đam mê cho những người trẻ. Trong ảnh: Bà Lương Thị Hoành ở bản Bộng, xã Thành Sơn (Anh Sơn) truyền nghề cho những người trẻ. Ảnh: Đình Tuyên

Thế hệ trẻ ở bản Bộng, xã Thành Sơn (Anh Sơn) háo hức khi được truyền dạy nghề dệt thổ cẩm truyền thống. Ảnh: Đình Tuyên

Thế hệ trẻ ở bản Bộng, xã Thành Sơn (Anh Sơn) háo hức khi được truyền dạy nghề dệt thổ cẩm truyền thống. Ảnh: Đình Tuyên

Ở xã Châu Nhân (Hưng Nguyên) có sản phẩm mắm rươi nổi tiếng, là đặc sản của vùng quê hạ nguồn sông Lam. Với 42 năm làm mắm rươi, bà Võ Thị Lý (xóm Phú Xuân) đang giữ những “bí quyết” và sẵn sàng trao truyền cho con cháu gần xa và bà con lối xóm. Ảnh: Đình Tuyên

Ở xã Châu Nhân (Hưng Nguyên) có sản phẩm mắm rươi nổi tiếng, là đặc sản của vùng quê hạ nguồn sông Lam. Với 42 năm làm mắm rươi, bà Võ Thị Lý (xóm Phú Xuân) đang giữ những “bí quyết” và sẵn sàng trao truyền cho con cháu gần xa và bà con lối xóm. Ảnh: Đình Tuyên

Ở Châu Nhân còn có nghề làm bánh kẹo đã được công nhận làng nghề truyền thống. Và chị em luôn giữ vai trò “chủ lực” trong việc giữ gìn và phát huy những nghề truyền thống này. Ảnh: Đình Tuyên

Ở Châu Nhân còn có nghề làm bánh kẹo đã được công nhận làng nghề truyền thống. Và chị em luôn giữ vai trò “chủ lực” trong việc giữ gìn và phát huy những nghề truyền thống này. Ảnh: Đình Tuyên

Chị Mạnh Thị Lan (bên trái) ở xóm 4 có thâm niên 32 năm làm bánh kẹo và truyền nghề cho những người đi sau, góp phần xây dựng làng nghề nổi tiếng. Ảnh: Đình Tuyên

Chị Mạnh Thị Lan (bên trái) ở xóm 4 có thâm niên 32 năm làm bánh kẹo và truyền nghề cho những người đi sau, góp phần xây dựng làng nghề nổi tiếng. Ảnh: Đình Tuyên

Xã Châu Nhân có làng Do Nha từng nổi tiếng với nghề đan lát. Nhưng gần đây, với sự phát triển của các mặt hàng nhôm, nhựa và vật liệu xây dựng tiện ích, nhu cầu sản phẩm nghề đan giảm sút. Nhiều người bỏ nghề, nhưng vẫn có một số chị em gắn bó, chung thủy với công việc đan lát. Ảnh: Đình Tuyên

Xã Châu Nhân có làng Do Nha từng nổi tiếng với nghề đan lát. Nhưng gần đây, với sự phát triển của các mặt hàng nhôm, nhựa và vật liệu xây dựng tiện ích, nhu cầu sản phẩm nghề đan giảm sút. Nhiều người bỏ nghề, nhưng vẫn có một số chị em gắn bó, chung thủy với công việc đan lát. Ảnh: Đình Tuyên

Cụ bà Phạm Thị Ưng xấp xỉ tuổi 90 vẫn hàng ngày gắn bó với công việc đan lát và động viên mọi người giữ lấy nghề truyền thống của làng Do Nha. Ảnh: Đình Tuyên

Cụ bà Phạm Thị Ưng xấp xỉ tuổi 90 vẫn hàng ngày gắn bó với công việc đan lát và động viên mọi người giữ lấy nghề truyền thống của làng Do Nha. Ảnh: Đình Tuyên

Tương tự, ở xã Trù Sơn (Đô Lương) có nghề làm nồi đất nổi tiếng, được đánh giá là một trong những làng nghề gốm cổ nhất khu vực Đông Nam Á. Ngày nay, với sự phát triển của khoa học – công nghệ, nồi đất không còn được dùng phổ biến trong mỗi gia đình nên không còn nhiều người theo nghề làm nồi đất. Nhưng ở đây vẫn còn những người phụ nữ tỉ mẩn và âm thầm với việc sản xuất nồi đất với mong muốn gìn giữ nét văn hóa của quê hương. Ảnh: Đình Tuyên

Tương tự, ở xã Trù Sơn (Đô Lương) có nghề làm nồi đất nổi tiếng, được đánh giá là một trong những làng nghề gốm cổ nhất khu vực Đông Nam Á. Ngày nay, với sự phát triển của khoa học – công nghệ, nồi đất không còn được dùng phổ biến trong mỗi gia đình nên không còn nhiều người theo nghề làm nồi đất. Nhưng ở đây vẫn còn những người phụ nữ tỉ mẩn và âm thầm với việc sản xuất nồi đất với mong muốn gìn giữ nét văn hóa của quê hương. Ảnh: Đình Tuyên

Tin mới