Phương pháp điều trị đau khớp gối hiệu quả ở Bệnh viện phục hồi chức năng Nghệ An

(Baonghean) - Thời gian qua, cùng với điều trị và phục hồi chức năng các bệnh như tai biến mạch máu não, bại não, liệt tủy, thoát vị đĩa đệm…, Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An đã kết hợp giữa uống thuốc và vật lý trị liệu để điều trị đau khớp gối rất hiệu quả, nhiều người bệnh đã hồi phục hoàn toàn chỉ sau 1 thời gian ngắn.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh đau khớp gối 
 Nguyên nhân gây đau khớp gối rất đa dạng, có thể do lão hóa bởi tuổi cao, ăn uống thiếu chất dinh dưỡng gây thoái hóa khớp gối, hoặc do chấn thương (giãn, rách dây chằng, căng hoặc rách gân, viêm gân bánh chè, tổn thương, rách sụn), do bệnh nhuyễn sụn ở xương bánh chè hoặc do viêm khớp cấp hoặc mãn tính, do béo phì làm cho khớp gối luôn bị đè nặng với trọng lực của cơ thể…
Đau khớp gối có thể do thoái hóa khớp gối, lớp sụn đã bị bào mòn gần hoàn toàn, nó không còn che phủ đầu xương, làm cho hai đầu xương liên tục bị cọ xát vào nhau mỗi khi cử động. Mỗi lần cọ xát như vậy sẽ gây đau, nhất là những lúc đi lại nhiều, cố gắng xách vật nặng hoặc leo lên cầu thang, hoặc lúc ngồi xổm. Càng ngày lớp sụn càng bị tác động của lực cơ thể mà bị bào mòn nhiều hơn gây biến dạng hình thể khớp gối, teo cơ. Đau khớp gối còn có thể do người bệnh đã từng mắc bệnh gút hoặc đang mắc bệnh gút.
Bác sỹ khám cho người bệnh tại Bệnh viện PHCN Nghệ An.
Chăm sóc người bệnh tại Bệnh viện PHCN Nghệ An.
Đau khớp gối thể hiện ở các mức độ và vị trí khác nhau tùy theo nguyên nhân. Với bệnh thấp khớp cấp kèm theo đau khớp gối còn có nhiều triệu chứng khác kèm theo như sốt, sưng, nóng, xuất hiện một số ban đỏ (biểu hiện điển hình của viêm và chủ yếu gặp ở thanh, thiếu niên). Với người cao tuổi, đau khớp gối ngoài chấn thương, viêm khớp mạn tính, hiện tượng thoái hóa khớp gối do lão hóa là lý do chính gây đau khớp gối.
Vì vậy, triệu chứng đau khớp gối chủ yếu là đau nhức thường xuyên, kéo dài xuất hiện ở hai khớp gối, cảm giác đau mạnh hơn khi vận động. Các cơn đau thường đến đột ngột, có những trường hợp phát ra tiếng kêu ở khớp khi vận động, thêm vào đó là cứng khớp, cử động rất khó khăn, nhất là sáng sớm lúc vừa ngủ dậy đặt chân xuống sàn nhà.
Khám và chẩn đoán cứng khớp gối cho bệnh nhân. Ảnh tư liệu Đức Anh
Khám và chẩn đoán cứng khớp gối cho bệnh nhân. Ảnh tư liệu Đức Anh
Sở dĩ đau là do phần sụn của khớp là một tổ chức trơn, dễ cử động bị hư hại hoặc do thoái hóa khớp nên mọc thêm các mỏ gai. Triệu chứng đau, nhiều khi người bệnh không ra được khỏi giường và đi lại rất hạn chế.
Những phương pháp điều trị hiệu quả
Thời gian qua, số lượng bệnh nhân nhập viện do cứng khớp gối ở Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An ngày càng tăng, nhất là vào mùa Đông hoặc khi thời tiết giao mùa.
Bà Nguyễn Thị Hường, 70 tuổi ở xã Vĩnh Thành (Yên Thành) bị viêm khớp, teo cơ đã đi chữa trị nhiều nơi nhưng bệnh vẫn không tiến triển. Bà nhập viện trong tình trạng không đi được, phải có người nhà hỗ trợ, chăm sóc. Sau hơn 1 tuần điều trị, được các bác sỹ, điều dưỡng viên chăm sóc chu đáo, nhiệt tình, bệnh của bà đã đỡ hơn 70%.

Trong quá trình điều trị tại bệnh viện, bên cạnh uống thuốc, các bác sỹ còn kết hợp vật lý trị liệu như chườm nóng, xoa bóp, bấm huyệt... kết hợp với điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt và tập thể dục bằng máy... Hiện nay bà đã đi lại dễ dàng, tự phục vụ bản thân.

Bà Nguyễn Thị Hường, 70 tuổi ở xã Vĩnh Thành (Yên Thành)

Điều trị cho bệnh nhân cứng khớp gối ở Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An. Ảnh tư liệu Đức Anh
Điều trị cho bệnh nhân cứng khớp gối ở Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An. Ảnh tư liệu Đức Anh
Còn với ông Thái Văn Lân (72 tuổi, ở xã Hoa Thành, huyện Yên Thành), cách đây 3 năm, một hôm trời trở gió, các khớp toàn cơ thể bị sưng, tấy đỏ lên. Từ khớp mắt cá chân đến khớp gối, khớp háng lên cả khớp khuỷu tay, khớp vai đau đớn, khó chịu vô cùng. Đi lại một chút khớp lại kêu lục khục mà đi lại càng đau hơn.
Lúc đầu ông nghĩ chắc do thời tiết thay đổi nên chỉ lấy dầu gió xoa cho đỡ đau, nhưng xoa cũng chẳng đỡ mà tình trạng đó vẫn cứ tiếp diễn hàng tuần liền. Sốt ruột trước tình trạng bệnh cứ nặng thêm, không có xu hướng thuyên giảm, người nhà đã đưa ông đi khám tại một số bệnh viện và được xác định ông bị viêm đa khớp. Sau thời gian điều trị ở các bệnh viện không khỏi, thời điểm đó do đau nhức, ông mất ngủ triền miên, sức khỏe yếu.

Được nhiều người giới thiệu, ông đã đến Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An để điều trị. Hiện nay, qua đợt điều trị tại bệnh viện, bệnh của ông gần như thuyên giảm rất nhiều, chân, tay không nhức nữa, ngủ ngon hơn, sức khỏe dần dần hồi phục. 

ông Thái Văn Lân (72 tuổi, ở xã Hoa Thành, huyện Yên Thành)

Điều trị khớp gối cho người bệnh tại Bệnh viện PHCN Nghệ An.
Điều trị khớp gối cho người bệnh tại Bệnh viện PHCN Nghệ An. Ảnh tư liệu
Có 3 hướng điều trị và kết hợp với nhau, nhưng về tổng quan, bệnh nhân cần kết hợp giữa việc dùng thuốc, tập luyện vật lý trị liệu phục hồi chức năng là khả quan nhất trong điều trị cứng khớp gối.

Thạc sỹ Thái Thị Xuân - Giám đốc Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An 

Để hiệu quả hơn trong điều trị, người bệnh sẽ sử dụng các phương pháp vật lý trị liệu. Đây là phương pháp gần như bắt buộc trong điều trị đau khớp gối. Việc tập luyện hằng ngày và áp dụng các biện pháp trị liệu vật lý sẽ đẩy nhanh tốc độ hồi phục cho khớp, lấy lại đàn hồi cho dây chằng và tăng linh hoạt cho sụn.
Bệnh viện PHCN Nghệ An rất chú trọng đến vấn đề ăn uống đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho người bệnh trong quá trình điều trị. Ảnh tư liệu
Bệnh viện PHCN Nghệ An rất chú trọng đến vấn đề ăn uống đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho người bệnh trong quá trình điều trị. Ảnh tư liệu
Ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sỹ chuyên khoa khớp, người bệnh cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, tránh ăn quá mặn (bởi muối có thể gây tích nước và phù gây áp lực lên khớp gối). Bia, rượu và các chất kích thích thường gây co cứng cơ khớp gối nên cần hạn chế sử dụng. Nên có một chế độ ăn đầy đủ canxi (tôm, cua, cá nhỏ để ăn cả xương), nhiều rau xanh nhất là các loại rau có màu xanh đậm, ăn nhiều hoa quả tươi.
Lưu ý không được ăn nhiều rau, củ họ cà trong giai đoạn đang bị đau khớp gối do viêm khớp.
Thêm vào đó là vận động cơ thể đều đặn nhẹ nhàng hàng ngày tùy theo sức mình và điều kiện có thể thực hiện được, không nên làm các động tác mạnh như chạy, nhảy và hạn chế lên xuống cầu thang khi khớp gối chưa bình phục hoàn toàn. Tránh ngồi lỳ một chỗ quá lâu, tránh ngồi xổm và nên thường xuyên đi lại vận động, nếu bị béo phì cần giảm cân, duy trì mức cân nặng hợp lý sẽ giảm áp lực lên đầu gối.
Với tinh thần: “Tất cả vì sự hài lòng của người bệnh”; là “Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin”; mô hình “Bệnh viện - Khách sạn” Xanh - Sạch - Đẹp đầu tiên tại Nghệ An. 

Địa chỉ: Số 220, đường Bình Minh, thị xã Cửa Lò, Nghệ An. 

ĐT Phòng khám: 02383.922.922
ĐT trực 24/24: 02383.922.922

 ĐT nóng: 0966.251.414; 0912.002.210

ĐT Giám đốc: 0912.487.568.

Tin mới