Phương pháp mới có thể chiết xuất nước từ không khí ở sa mạc

Các nhà nghiên cứu tại Ả Rập Xê Út vừa tìm ra phương pháp có thể lấy được nước từ trong không khí với giá thành cực rẻ và hiệu quả.

Chúng ta đều biết Trái Đất được bao phủ bởi nước tới hàng triệu tỷ lít. Tuy nhiên chỉ có 2% trong số đó là con người có thể uống được. 99,5% bị đóng băng hoặc nằm dưới mặt đất.

Làm thế nào để khai thác được nguồn nước trên Trái Đất hiệu quả hơn? Đặc biệt là ở các vùng khô hạn?

Phương pháp mới có thể chiết xuất nước từ  không khí ở sa mạc ảnh 1
Các nhà nghiên cứu của Ả Rập Xê Út đã tìm ra một phương pháp mới có giá rất rẻ để chiết xuất nước ở những nơi khô hạn.

Một phương án được đưa ra đó là “lấy nước từ trong không khí”. Phương pháp này hiện tại cực kì tốn kém.

Tuy nhiên, một lời giải cho bài toán khó mới đây đã được giải bởi những nhà nghiên cứu ở Ả Rập Xê Út. Một thiết bị có thể hút được nước từ trong không khí và giải phóng nước khi được làm ấm bởi sức nóng của mặt trời đã được sáng tạo ra.

Chìa khóa chính để các nhà nghiên cứu nghĩ đến phương pháp rất đơn giản mà loài người đang “tạm quên” đó chính là muối CaCl2. Loại muối này có khả năng hút ẩm khá mạnh.

Tiếp đến các nhà nghiên cứu đã phát triển một phương pháp có thể lưu trữ CaCl2 như một hydrogel - một loại polymer đặc biệt có thể chứa một lượng lớn nước trong khi vẫn tồn tại ở thể rắn. Cuối cùng, các nhà nghiên cứu Ả Rập Xê Út tiếp tục bổ sung một ống nano carbon để thoát nước.

Kết quả thật bất ngờ, chỉ sau 2,5 tiếng dùng ánh sáng mặt trời để “làm nóng”, thiết bị đã sản xuất ra khoảng 20gram nước. Để cung cấp yêu cầu nước tối thiểu cho một người lớn trong một ngày cũng rất rẻ.

Với chi phí thấp, sản lượng nước cao, hiện tại, thiết bị chiết xuất nước đặc biệt này đang được cho có thể là một giải pháp cho những nơi có độ ẩm thấp, hoặc các vùng khô hạn. Đặc biệt, nó không cần dùng điện.

"Sự khan hiếm nước là một trong những vấn đề khó khăn nhất đe dọa tính mạng của loài người. Công nghệ này cung cấp một giải pháp đầy hứa hẹn cho sản xuất nước sạch ở những vùng xa xôi hẻo lánh nhất trên Trái Đất”, tờ Khoa học và Công nghệ Môi trường nhấn mạnh.

Tin mới