Quan hệ kinh tế Trung Quốc - Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump

(Baonghean.vn) - Quan hệ kinh tế giữa hai nước dẫn dẫn đầu thế giới luôn là mối quan tâm lớn. Đặc biệt, trong giai đoạn mà nước Mỹ có một vị tổng thống mới với những bước đi mới trong chính sách. Hãy cùng xem những vấn đề trong quan hệ kinh tế, thương mại giữa hai nước diễn ra như thế nào.

Chiến tranh thương mại

Donald Trump có thể sẽ thay đổi nhiều vấn đề trong các chính sách của mình, tuy nhiên, có một điều mà vị tổng thống này khá kiên định, đó chính là Trung Quốc. Trong chiến dịch tranh cử của mình, Donald Trump luôn buộc tội Trung Quốc đang  là nước ức hiếp Mỹ hay trộm công ăn việc làm của dân Mỹ. Ông Trump đã từng tuyên bố sẽ áp mức thuế không tưởng 45% vào hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc nếu nước này hành xử không công bằng - động thái có thể dẫn đến cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế hàng đầu.

Tổng thống Trump cho rằng các kế hoạch của ông sẽ cho ra một chính sách kinh tế tốt và tạo ra nhiều việc làm cho dân Mỹ. Tuy nhiên, nhiều nhà kinh tế tranh luận rằng nó sẽ làm tổn thương đến người tiêu dùng Mỹ nhiều hơn là ảnh hưởng đến các doanh nghiệp Trung Quốc.

Trung tâm nghiên cứu kinh tế tư bản toàn cầu cho hay, người tiêu dùng Mỹ có thể phải trả thêm tới 10% cho hàng hóa xuất xứ  từ Trung Quốc nếu thuế nhập khẩu được áp dụng. Những mặt hàng có thể bao gồm máy tính xách tay, tủ lạnh và điện thoại di động. Bên cạnh đó, không chỉ các công ty Trung Quốc mới sản xuất các sản phẩm này. Nhiều tập đoàn Hoa Kỳ có nhà máy tại Trung Quốc và có thể chịu ảnh hưởng  bởi bất kỳ loại thuế nhập khẩu nào.

 Điện thoại thông minh có thể tăng giá đối với người tiêu dùng Mỹ nếu có một cuộc chiến tranh thương mại xảy ra. Ảnh: BBC
Điện thoại thông minh có thể tăng giá đối với người tiêu dùng Mỹ nếu có một cuộc chiến tranh thương mại xảy ra. Ảnh: BBC

Thiết bị điện tử, máy móc bao gồm iphone chiếm một nửa số hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ có xuất xứ từ Trung Quốc. Nhưng  nếu làm đúng mục tiêu của tổng thống Trump khi mà iphone được sản xuất hoàn toàn tại Mỹ, chí phí sản xuất có thể chỉ tăng lên 5%. Tuy nhiên, các linh kiện vẫn phải có nguồn gốc nhập khẩu bởi nếu sản xuất tại chỗ, giá thiết bị này sẽ còn cao hơn. Hàng rào thuế quan mà ông Trump định đặt ra có thể tác động lên mặt hàng quần bò, đồ chơi, dụng cụ học tập, ô dù, ủng bao su, đèn giáng sinh.

Trên thực tế, rất khó xác định việc chính quyền Trump sẽ áp dụng các khoản thuế mà họ tuyên bố như thế nào. Theo Deborah Elms từ trung tâm Asian, dựa trên luật pháp Mỹ, mức thuế tối đa được áp dụng lên hàng hóa của nước ngoài là 15%. Mỹ có thể áp đặt thuế quan lên các lĩnh vực cụ thể như ngành thép, tuy nhiên gần như chắc chắn sẽ gặp phải những động thái trả đũa từ Trung Quốc.

Chuyên gia ước tính rằng, nếu Mỹ ngừng hoàn toàn mua hàng hóa từ Trung Quốc, GDP của nền kinh tế đứng thứ 2 thế dưới có thể bị giảm 3 điểm phần trăm. Trong bối cảnh nền kinh tế Trung Quốc đang đi xuống, đó có thể là một kịch bản không thể tưởng tượng nổi với nước này.

Hiện tại, Trung Quốc có thể biết rõ hành động của họ khi cuộc chiến tranh thương mại giữa nước này và Mỹ diễn ra. Khi đó một loạt các đơn đặt hàng Boeing từ phía Trung Quốc sẽ được thay bằng hãng Airbus hay doanh thu từ  ôtô Mỹ,  iphone từ thị trường Trung quốc sẽ hứng chịu thất bại. Ngoài ra, nhiều công ty Mỹ như Boeing, phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động kinh doanh từ Trung Quốc và hàng ngàn việc làm tại Mỹ được tạo ra từ các hoạt động này.

Sự tăng trưởng của tiêu dùng cũng như thị trường 1,3 tỷ dân rộng lớn là điều không thể bỏ qua của các doanh nghiệp Mỹ. Ví dụ như thị trường điện thoại thông minh tại Trung Quốc đã lớn hơn so với Mỹ và Châu Âu cộng lại. Hay việc có tới 60% đậu nành xuất khẩu của Mỹ là dành cho thị trường Trung Quốc, điều này khiến việc giáng đòn mạnh lên thương mại của Trung Quốc là điều khó khăn đối với chính quyền ông Trump. Trên thực tế, chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình vừa có tuyên bố tại diễn đàn Davos rằng “không ai chiến thắng trong một cuộc chiến tranh thương mại’’.

Và nếu dựa vào lịch sử thì ông Tập đã đúng. Trong thời gian hứng chịu hậu quả của cuộc đại suy thoái, nước Mỹ đã áp dụng mức thuế quan cao đối với hàng hóa nhập khẩu nhằm bảo vệ lực lượng lao động trong nước. Điều này khiến các nước đặt ra mức thuế trả đũa dẫn tới một cuộc chiến thương mại toàn cầu mà ở đó nền kinh tế thế giới bị suy giảm và thương mại toàn cầu giảm tới 66%.

Chủ tịch nước Trung Quốc diễn thuyết về toàn cầu hóa tại diễn đàn kinh tế thế giới Davos, Thụy Sỹ. Ảnh: Bloomberg.
Chủ tịch nước Trung Quốc diễn thuyết về toàn cầu hóa tại diễn đàn kinh tế thế giới Davos, Thụy Sỹ. Ảnh: Bloomberg.

Tự do thương mại

Với tư duy phản đối các chính sách tự do hóa thương mại, ngày 23/1 vừa qua, ông Trump đã chính thức thực hiện hành động đầu tiên của mình trên cương vị tổng thống đó là rút khỏi hiệp định thương mại tự do xuyên Thái Bình Dương (TPP). Động thái này của ông Trump là đòn đánh mạnh lên những nỗ lực của người tiền nhiệm Obama trong chính sách xoay trục về Châu Á.

Đây cũng chính là khoảng trống kinh tế chính trị Mỹ để lại mà Trung Quốc “háo hức” để điền vào. Mới đây nhất, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã so sánh chủ nghĩa bảo hộ như việc khóa mình trong căn phòng tối và báo hiệu nước này sẽ hướng đến việc đàm phán các hiệp định tự do thương mại. Hiện nay, Trung Quốc đang tham gia một hiệp ước 16 thành viên với tên gọi đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RECP) mà không có Mỹ.

Hợp tác

Trong bài diễn thuyết về toàn cầu hóa của mình tại diễn đàn kinh tế Davos, chủ tịch Trung Quốc đã nhấn mạnh về vấn đề đẩy mạnh thương mại và tự do hóa đầu tư cũng như nói không với chủ nghĩa bảo hộ. Bên cạnh đó, Trump là người theo chủ nghĩa trọng thương và ông cũng đã từng tuyên bố “thương mại là điều tốt đẹp nếu mọi người cùng tôn trọng luật chơi”.

Do đó, thay vì bảo hộ hay gây ra một cuộc chiến tranh thương mại mà cả hai bên đều bị thiệt hại, việc xây dựng thị trường tự do với tiêu chuẩn cao, công bằng và chặt chẽ sẽ đem lại nhiêu lợi ích không chỉ cho Mỹ hay Trung Quốc. Đây cũng chính là điều mà cả hai quan chức đứng đầu chính phủ hướng đến. Trong tuần trước, Bộ Thương mại Trung Quốc tuyên bố sẵn sàng hợp tác với Mỹ nhằm thúc đẩy quan hệ kinh tế và phát triển thương mại lành mạnh giữa hai bên.

Phan Vũ

TIN LIÊN QUAN

Tin mới