Phục hồi chức năng liệt nửa người do tai biến mạch máu não

(Baonghean) - Liệt nửa người là liệt một tay và một chân cùng bên. Tai biến mạch máu não (đột quỵ) là tình trạng rối loạn khu trú chức năng não tiến triển nhanh trên lâm sàng thường do mạch máu nuôi dưỡng một vùng não bị tắc hoặc vỡ làm vùng não đó bị tổn thương, hậu quả là phần cơ thể do vùng não đó chi phối bị rối loạn hoạt động.

Tai biến mạch máu não là loại bệnh lý thường gặp, thường xảy ra ở người trên 45 tuổi, trong đó 2/3 xảy ra ở tuổi trên 65, nam thường bị nhiều hơn nữ. Tai biến mạch máu não có thể gây tử vong nhanh, có tỷ lệ tử vong cao, đứng hàng đầu trong các bệnh thần kinh và là nguyên nhân gây tử vong thứ hai sau các bệnh tim mạch. Tai biến mạch máu não cũng để lại nhiều di chứng ở các mức độ khác nhau và dẫn đến tàn tật nhiều nhất.

Hướng dẫn người bệnh tập đi trong quá trình phục hồi chức năng do tai biến mạch máu não.
Hướng dẫn người bệnh tập đi trong quá trình phục hồi chức năng do tai biến mạch máu não.

Các yếu tố nguy cơ tai biến mạch máu não: tuổi, giới, tiền sử gia đình, tăng huyết áp, các bệnh lý tim, rối loạn lipit máu, béo phì, đái tháo đường, nghiện thuốc lá, uống rượu, uống thuốc ngừa thai, tăng axit uric máu. Các triệu chứng rối loạn cảm giác, rối loạn vận động nửa người; rối loạn thị lực; rối loạn ngôn ngữ; rối loạn tri giác...

Để chẩn đoán chức năng liệt nửa người do tai biến mạch máu não, trước tiên cần khám lâm sàng để phát hiện rối loạn vận động, cảm giác, tri giác, nhận thức, ngôn ngữ, giác quan (thị lực, thị trường...). Chỉ định xét nghiệm cận lâm sàng: Chụp CT hoặc MRI sọ não; điện tâm đồ; XQ tim, phổi; siêu âm tim; các xét nghiệm sinh hóa, huyết học, đông máu; siêu âm mạch cảnh; chụp động mạch não.

Chẩn đoán xác định: Khởi phát đột ngột và diễn biến nhanh, có các dấu hiệu thần kinh khu trú kéo dài quá 24 giờ. Chụp CT hoặc MRI não. Chẩn đoán phân biệt: Cơn thiếu máu não thoáng qua (các rối loạn chức năng kéo dài không quá 24 giờ; Chấn thương sọ não; U não; Viêm não, màng não; Xơ cứng rải rác.

Chẩn đoán nguyên nhân: Tai biến mạch máu não do chảy máu não: Thường  xảy ra ở người cao tuổi (liên quan đến tăng huyết áp), hoặc người trẻ tuổi (liên quan đến dị dạng mạch máu não); Tai biến mạch máu não do thiếu máu não cục bộ: có 3 loại (Tắc mạch do huyết khối: Huyết khối hình thành tại các mảng vữa xơ động mạch lớn dần gây lấp lòng mạch và tắc mạch); Tắc mạch do cục tắc di chuyển từ nơi khác đến: Hay gặp nhất là huyết khối trong tâm nhĩ ở bệnh nhân bị rung nhĩ, có thể là các mảng xơ vữa từ quai động mạch chủ hoặc cục sùi do viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn; Thiếu máu não cục bộ cũng có thể xảy ra khi mạch máu bị xơ vữa gây hẹp nhưng chưa tắc hẳn.  

Đội ngũ bác sỹ, điều dưỡng, kỹ thuật viên Bệnh viện phục hồi chức năng Nghệ An.
Đội ngũ bác sỹ, điều dưỡng, kỹ thuật viên Bệnh viện phục hồi chức năng Nghệ An.

Nguyên tắc phục hồi chức năng và điều trị: Đảm bảo thông khí: Nằm nghiêng; loại bỏ dị vật trong miệng; hút đờm rãi khi cần. Bệnh nhân hôn mê Glasgow < 8="" điểm,="" có="" ứ="" đọng="" đờm="" rãi="" phải="" đặt="" nội="" khí="" quản,="" thở="" máy.="" theo="" dõi="" sát="" các="" chỉ="" số="" sinh="" tồn="" để="" có="" biện="" pháp="" xử="" trí="" kịp="" thời.="" kiểm="" soát="" huyết="" áp:="" với="" bệnh="" nhân="" xuất="" huyết="" não="" khi="" huyết="" áp="" bằng="" hoặc="" trên="" 200/120="" mmhg="" cần="" hạ="" huyết="" áp.="" với="" bệnh="" nhân="" thiếu="" máu="" não="" cục="" bộ="" chỉ="" nên="" hạ="" huyết="" áp="" vừa="" phải,="" nên="" duy="" trì="" huyết="" áp="" ở="" mức="" 150/90="">

Chăm sóc toàn diện: Đảm bảo dinh dưỡng, chống loét, điều chỉnh nước, điện giải, đường máu, chống nhiễm trùng; Khả năng phục hồi tốt nhất của bệnh nhân từ 1 đến 6 tháng sau khi bị liệt, trong quá trình tập luyện cần phát huy tính tích cực và chủ động của người bệnh và gia đình, hướng dẫn người bệnh và gia đình để họ có thể tự thực hiện được các bài tập.

Các phương pháp và kỹ thuật phục hồi chức năng: Giai đoạn đầu (liệt mềm),  các kỹ thuật vị thế: Đặt tư thế đúng trên giường (nằm ngửa, nằm nghiêng sang bên lành, nằm nghiêng sang bên liệt), tư thế đúng khi ngồi trên giường, trên ghế  hoặc xe lăn…

Vận động trị liệu: Tập vận động thụ động các khớp bên liệt;  Khớp vai;  Khớp khuỷu; Khớp cổ tay; Các ngón tay;  Khớp háng;  Khớp gối;  Khớp cổ chân; Các ngón chân; Ngôn ngữ trị liệu; Hoạt động trị liệu; Tâm lý trị liệu. Giai đoạn sau (Liệt cứng): Vận động trị liệu; Tập theo tầm vận động;  Tập vận động ở các tư thế: nằm, ngồi, đứng, đi; Tập dáng đi; Tập thăng bằng (các tư thế); Tập vận động với các dụng cụ trợ giúp. Hoạt động trị liệu: Tập thực hiện các hoạt động tự chăm sóc, Tập bắt buộc sử dụng tay liệt (CIMT: constraint - induced movement therapy), gương trị liệu (mirror therapy). Ngôn ngữ trị liệu: Tập nói, giao tiếp (với những bệnh nhân thất ngôn), tập nuốt… Vật lý trị liệu: Nhiệt, điện trị liệu, FES (kích thích điện chức năng)… Cung cấp dụng cụ chỉnh trực (máng, nẹp..) và dụng cụ trợ giúp (khung tập đi, nạng, gậy…). Tâm lý trị liệu. Giai đoạn hòa nhập (sau bệnh viện): Tư vấn cho bệnh nhân và gia đình: phòng ngừa di chứng và tai biến tái phát. Cải tạo nhà ở và môi trường xung quanh cho phù hợp với bệnh nhân.

phục hồi chức năng sớm cho người bệnh sau tai biến mạch máu não bằng bàn chỉnh thế
Phục hồi chức năng sớm cho người bệnh sau tai biến mạch máu não bằng bàn chỉnh thế.

Các dụng cụ trợ giúp cần thiết cho giai đoạn này: trợ giúp đi lại, trợ giúp sinh hoạt, trợ giúp làm việc. Tham gia các hoạt động hòa nhập cộng đồng: nhóm trợ giúp, hội người tàn tật, tiếp cận các dịch vụ công cộng, các hoạt động của cộng đồng. Hỗ trợ bệnh nhân và gia đình về tâm lý sau tai biến: Chấp nhận những chức năng không thể phục hồi, người bệnh trở thành người khuyết tật. Việc làm và thu nhập: khả năng tiếp tục nghề cũ, hoặc bệnh nhân phải học một nghề mới hoặc có những hoạt động tạo thu nhập.

Các điều trị khác: Thuốc: Chống phù não (nếu có): Manitol 0,5 - 5g/lần truyền tĩnh mạch trong 2.030 phút. Kiểm soát huyết áp: trong giai đoạn cấp cứu có thể dùng Labetalol truyền tĩnh mạch với tốc độ 0,5 - 2mg/phút; Nicardipin truyền tĩnh mạch 515mg/giờ. Thuốc chống đông và ức chế tiểu cầu với bệnh nhân thiếu máu não cục bộ: Nên cho sớm Aspirin và các thuốc ức chế tiểu cầu tuy ít cải thiện về tiên lượng trong giai đoạn cấp nhưng có tác dụng dự phòng tai biến tái phát.

Thuốc tiêu huyết khối chỉ được dùng khi: Bệnh nhân đến sớm trước 3 giờ kể từ khi khởi phát; chẩn đoán chắc chắn là tai biến mạch máu não do thiếu máu não và không có xuất huyết não (có kết quả chụp CT hoặc MRI sọ); Không có chấn thương sọ não hay đột quỵ trong 3 tháng; Không có xuất huyết tiêu hóa trong 3 tuần; Không có phẫu thuật trong 2 tuần; không có chọc động mạch trong 1 tuần; huyết áp tối đa < 180mmhg,="" huyết="" áp="" tối="" thiểu="">< 110="" mm="" hg;="" không="" có="" rối="" loạn="" đông="" máu,="" tiểu="" cầu=""> 100.000/ml.

Trong các loại thuốc tiêu huyết khối chỉ có t - PA (tissue Plasminogen Activator) được chỉ định với liều 0,9mg/kg tiêm thẳng tĩnh mạch 10% tổng liều sau đó truyền tĩnh mạch 90% liều còn lại trong 1 giờ. Liều tối đa không quá 90mg. Thuốc bảo vệ thần kinh (ví dụ: Cerebrolysin, Galatamin, Nootropyl, Citicolin, Tanakan…). Tuy nhiên chưa có thuốc được chứng minh rõ rệt tác dụng bảo vệ thần kinh trong giai đoạn cấp.  Điều trị co cứng cơ: Thuốc uống (Baclofen, Seduxen, Dantrolene…) và thuốc tiêm (tiêm Botolinum toxin nhóm A hoặc nhóm B, phong bế thần kinh bằng Phenol 5% hoặc Alcohol). Thuốc điều trị trầm cảm (nếu có).

Điều trị khác: Oxy cao áp, thủy trị liệu…

Phòng ngừa tai biến mạch máu não: Phòng ngừa theo nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ, cụ thể: Thay đổi lối sống; loại bỏ các yếu tố nguy cơ như không hút thuốc, không uống rượu; Ăn uống điều độ; Tăng cường vận động thể lực, thể dục thể thao; sống vui vẻ tránh căng thẳng; phát hiện sớm và điều trị kịp thời các bệnh đái tháo đường, tim mạch, huyết áp.

Về châm cứu - thủy châm - xoa bóp bấm huyệt:

Châm cứu: Các huyệt toàn thân: Bách hội, Đại chùy, Hợp cốc, Dương lăng tuyền, Huyền chung, Túc tam lý, Khúc trì, Thái xung, Huyết hải, Thái khê, Tam âm giao, Nội quan, Thần môn, Ngoại quan, Giáp tích. Các huyệt tại chỗ: Nếu có kèm theo liệt TK số VII châm thêm các huyệt: Thừa khấp, Nhân trung, Địa thương, Thái dương, Ngư yêu, Đồng tử liêu, Ty trúc không, Tình minh, Toản trúc, Dương bạch, Quyền liêu, Giáp xa.  Nếu có rụt lưỡi, khó nói, nói ngọng, mất tiếng châm thêm các huyệt: Á môn, Đại thiệt, Thượng liêm tuyền, Ngoại kim tân, Ngoại ngọc dịch.

Nếu kèm theo rối loạn Đại tiểu tiện: Châm cứu các huyệt: Trung cực, Khúc cốt, Thiếu hải, Trường cường, Hội âm. Châm cứu các huyệt tại chỗ bên liệt: Giáp tích, Trật biên, Bát liêu, Hoàn khiêu, Bát tà, Dương trì, Dương khê, Kiên tỉnh, Kiên trinh, Kiên ngưng, Khúc trì, Lương khâu, Độc tỵ, Tất nhãn… Mỗi lần châm cứu từ 5 đến 10 huyệt theo phác đồ trên, luân phiên chọn huyệt toàn thân và tại chỗ phù hợp để đạt hiệu quả điều trị và Phục hồi chức năng tốt nhất cho người bệnh.

Xe đạp lực kế trong phục hồi chức năng liệt nửa người do tai biến mạch máu não.
Xe đạp lực kế trong phục hồi chức năng liệt nửa người do tai biến mạch máu não.

Thủy châm: Thường thủy châm vào các huyệt: Túc tam lý, Dương lăng tuyền, Khúc trì, Tam âm giao, Kiên tỉnh, Kiên ngung, Trật biên, Giáp tích (bên liệt). Thuốc dùng trong thủy châm: Thường dùng các thuốc: Vitamine nhóm B, Nucleo, Methycobal,  Citicolin,… Cứu và bó thuốc đắp thuốc, tắm thuốc: Cứu điều ngải, bó thuốc thảo dược, đắp nến Faraffne, Tắm thuốc thảo dược bằng hệ thống Thủy trị liệu.  Xoa bóp, bấm huyệt: Xoa bóp bên liệt, day ấn, masager các huyệt trên.

Theo dõi và tái khám: Sau khi ra viện, bệnh nhân được tiếp tục theo dõi và phục hồi chức năng tại nhà trong chương trình Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng. Bệnh nhân cần được khám lại ít nhất 6 tháng 1 lần tại các cơ sở phục hồi chức năng gần nhất; hoặc khi có dấu hiệu bất thường bệnh nhân cần đến cơ sở Phục hồi chức năng để tiếp tục được khám và phục hồi chức năng.

Các bài tiếp theo sẽ bao gồm: Phục hồi chức năng cho người bệnh bị: Thoát vị đĩa đệm cốt sống, Đau thần kinh tọa, Viêm khớp, Cứng khớp, Thoái hóa cột sống, Liệt dây thần kinh số VII, Trẻ bại não, Bệnh bại liệt trẻ em, Yếu cơ, Người bệnh sau tai nạn gãy xương, Người bệnh sau Phẫu thuật Sản khoa, Ngoại khoa, Chấn thương, chỉnh hình v.v… Mời các bạn theo dõi đón đọc các số báo tiếp theo để có phương pháp Điều trị, Phục hồi chức năng, luyện tập và đặc biệt là phương pháp phòng ngừa bệnh tật và phòng ngừa Khuyết tật hiệu quả nhất!

Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An, với tinh thần: “Tất cả vì sự hài lòng của người bệnh” “Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin”. Mô hình: “Bệnh viện - Khách sạn” Xanh - Sạch - Đẹp đầu tiên tại Nghệ An. Địa chỉ: Số 220, đường Bình Minh, thị xã Cửa Lò, Nghệ An.  ĐT liên hệ: Phòng khám: 0383.949.709; Trực 24/24: 0383.952.020; ĐT nóng: 0966.251.414;  ĐT hotline: 0912.002.210;  ĐT Giám đốc: 0912.487.568.

P.V

TIN LIÊN QUAN

Tin mới