Nhiều công trình hư hỏng nặng sau bão lụt khó khắc phục

(Baonghean.vn) - Sau mưa bão, tuy các ngành các cấp đã tích cực vào cuộc chỉ đạo tổ chức xử lý hậu quả thiệt hại nhưng do hư hỏng quá nặng nề, đến nay hàng loạt công trình giao thông, thủy lợi, đê điều, ách yếu vẫn chưa khắc phục, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống kinh tế của người dân. 

Mùa mưa bão năm nay các cơn bão không trực tiếp đổ bộ vào Nghệ An nhưng do hoàn lưu của 2 cơn bão số 4 và số 6  đã gây mưa to và rất to trên địa bàn tỉnh. Lượng mưa các đợt phổ biến từ 200mm đến 350 mm. Đặc biệt đợt mưa lớn từ ngày 10/9 đến ngày 14/9 và từ ngày 15 đến ngày 20/10 không những gây lũ lớn ở thượng nguồn sông Hiếu và sông Cả mà còn gây sạt lở, ngập úng cục bộ thiệt hại nặng nề về người, tài sản, hoa màu, gia súc gia cầm và các công trình giao thông thủy lợi, đê điều, nhà cửa. Ước tính thiệt hại về kinh tế khoảng 748,4 tỷ đồng.

Mặc dù đã được thông xe bước 1 nhưng trên quốc Lộ 16 hay còn gọi đường vành đai biên giơi Nghệ An (từ Quế Phongđi Kỳ Sơn) tuy được thông xe bước 1 nhưng vẫn trong tình trạng hư hỏng nặng
Mặc dù đã được thông xe bước 1 nhưng trên quốc lộ 16 hay còn gọi đường vành đai biên giới Nghệ An (từ Quế Phong đi Kỳ Sơn) tuy được thông xe bước 1 nhưng vẫn trong tình trạng hư hỏng nặng. Trong ảnh: Sạt lở đoạn qua xã Châu Thôn, huyện Quế Phong.

Ngay sau mưa lũ xảy ra, cấp ủy chính quyền các cấp và các ngành liên quan trong tỉnh đã chỉ đạo triển khai nhiều biện pháp xử lý, khắc phục. Trong đó, tập trung huy động nguồn lực và kêu gọi các tập thể và cá nhân, các nhà hảo tâm hỗ trợ ủng hộ 29,79 tỷ đồng giúp địa phương thiệt hại nặng ổn định đời sống, sinh hoạt cho người dân. Đồng thời khôi phục sản xuất và cơ sở hạ tầng kỹ thuật như: đường giao thông, điện, nước...

Cụ thể: đã tổ chức thăm hỏi, động viên các gia đình có người bị chết, nhà bị lũ cuốn trôi và bị sạt lở đất phải di dời. Tìm kiếm người mất tích, giúp đỡ nhân dân sửa chữa, dựng lại nhà ở, vệ sinh môi trường.

Mặc dù đã được thông xe bước 1 nhưng trên quốc Lộ 16 hay còn gọi đường vành đai biên giơi Nghệ An (từ Quế Phongđi Kỳ Sơn) tuy được thông xe bước 1 nhưng vẫn trong tình trạng hư hỏng nặng
Mưa lũ gây sạt lở nhiều đoạn đường trên Quốc lộ 16 đoạn qua xã Mai Sơn, huyện Tương Dương.

UBND tỉnh đã trích nguồn dự phòng ngân sách tỉnh năm 2016, số tiền 1,5 tỷ đồng để khắc phục thiệt hại về dân sinh; cấp 380kg Cloramin B, 9.500 viên Aquatabs  xử lý nước và môi trường. Chỉ đạo xử lý nhanh 1.170 vị trí hư hỏng, ách tắc giao thông với khoảng  83.900m3 đất, đá sụt, bồi lấp trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ và các đường huyện, xã đảm bảo thông xe bước một. Các trường học bị hư hỏng được sửa chữa ngay bảo đảm trường lớp cho công tác dạy và học.

Những hư hỏng nhỏ của công trình thủy lợi được sửa chữa khắc phục, kịp thời phục vụ sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt cho nhân dân. Nhiều địa phương đã kết hợp đợt ra quân làm thủy lợi ngày 16/10 nạo vét kênh mương với khối lượng nạo vét 72.587m3, đắp 246.708m3 đất đá. Nhiều tuyến điện hạ thế và công trình nước sinh hoạt bị hư hỏng đã được sửa chữa đảm bảo sinh hoạt cho nhân dân vùng lũ.

Các địa phương cũng đã động viên, giúp đỡ nhân dân thu hoạch lúa hè - thu và mùa, gieo trồng được 29.421,2 ha cây vụ đông (ngô 18.558,5 ha; lạc 1.584,3 ha; rau màu các loại: 9.278,4 ha) và nuôi trồng 20.500 ha thủy sản...

Tuy vậy, hiện nhiều công trình hạ tầng kỹ thuật, nhất là các tuyến đường giao thông (quốc lộ, tỉnh lộ và đường huyện, xã), các công trình đê điều, hồ đập, kênh mương hư hỏng nghiêm trọng vẫn chưa được sửa chữa, khắc phục.

Mặc dù đã được thông xe bước 1 nhưng trên quốc Lộ 16 hay còn gọi đường vành đai biên giơi Nghệ An (từ Quế Phongđi Kỳ Sơn) tuy được thông xe bước 1 nhưng vẫn trong tình trạng hư hỏng nặng
Nhiều điểm sạt lở sát ta luy đường, đe dọa an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông trên Quốc lộ 16.

NhiêÔng Vương Đình Nhuận, Giám đốc Ban quản lý dự án bảo đảm giao thông tỉnh cho biết: “So với năm 2014 - 2015 thì năm 2016 hệ thống đường giao thông bị sạt lở nặng nề, nghiêm trọng và lại xảy ra trên diện rộng. Tuy đã huy động lực lượng phương tiện xử lý nhưng mới dừng ở mức thông xe bước 1. Lo nhất là hầu hết các tuyến đường tỉnh lộ xuống cấp, hư hỏng nặng nhưng hiện chưa có kinh phí sửa chữa nếu kéo dài rất nguy hiểm cho lưu thông đi lại.

Trong đó đường 538 (Quỳnh Lưu - Nghĩa Đàn - Yên Thành - Đô Lương), rất nhiều đoạn bị sạt lở gây sình lầy mặt đường, lấp rãnh thoát nước; tỉnh lộ 542 Nghi Lộc đi Hưng Nguyên do bị ngập lụt nhiều đoạn mặt đường bong tróc, hư hỏng nặng.

Đặc biệt tuyến Quốc lộ 48 là huyết mạch giao thông quan trọng tại km 99 bị lún hẳn mặt đường đoạn dài 200m, song cũng mới xử lý ở mức mở ta luy dương làm đường tránh; Quốc lộ 48D nhiều điểm mặt đường thũng lún, xói trôi; Quốc lộ 16 xảy ra nhiều điểm sạt lở ta li âm dương vô cùng nghiêm trọng…vẫn chưa được khắc phục”.

Qua số liệu tổng hợp của Văn phòng thường trực Ban chỉ huy phòng chống bão lụt tỉnh, hệ thống giao thông trong các huyện cũng bị hư hỏng nặng, nhất là  đường giao thông Yên Tĩnh - Hữu Khuông; Quốc lộ 7 vào bản Thạch Dương xã Thạch Giám và đường vào trung tâm xã Xiêng My, huyện Tương Dương; đường Châu Kim - Nậm Giải, huyện Quế Phong; đường giao thông Hữu Lập - Bảo Nam, huyện Kỳ Sơn; đường Nhân Tài đi Già Giang huyện Anh Sơn. Hàng loạt cầu cống tràn như: cầu tràn Nà Cày xã Tiền Phong (Quế Phong), Na Loi (Kỳ Sơn), bản Pột, xã Nga My (Tương Dương); cầu Đất (Đô Lương); cầu giao thông, xóm Đại Huệ, xã Hưng Tây (Hưng Nguyên); cầu dân sinh xóm 21, xã Nghi Kiều (Nghi Lộc); cầu Cửa Ông Hoằng xóm 4, xã Nghi Trường (Nghi Lộc)...

Mặc dù đã được thông xe bước 1 nhưng trên quốc Lộ 16 hay còn gọi đường vành đai biên giơi Nghệ An (từ Quế Phongđi Kỳ Sơn) tuy được thông xe bước 1 nhưng vẫn trong tình trạng hư hỏng nặng
Sạt lở trên Quốc lộ 16 đoạn qua xã Nhuôn Mai, huyện Tương Dương.

Hệ thống đê kè: Kè Nhân - Khánh, Hồng Long, Hưng Lĩnh (Hưng Nguyên), Hòa Lam xã Hưng Hòa (thành phố Vinh) thuộc hệ thống đê Tả Lam;  Kè Thanh Lĩnh; bờ sông đoạn xã Thanh Chi (Thanh Chương); đất sản xuất dọc sông Lam khu vực xã Hưng Xá (Hưng Nguyên); hai bên bờ sông Đào, đoạn cách cống bara Nam Đàn về phía hạ lưu khoảng 30m.v.v... sạt lở nặng nề có điểm dài hàng trăm mét chưa được khắc phục.

Mưa lũ gây hư hỏng nặng hàng loạt công trình thủy lợi chưa được khắc phục, bao gồm: đập tràn bản Cắm xã Cắn Muộn (Quế Phong); đập Pai Păn, đập Pai Huống, xã Châu Hội, cầu May, xã Châu Nga (Quỳ Châu); đập và kênh mương thủy lợi bản Lưu Phong, xã Lưu Kiền (Tương Dương);  đập dâng Na Toong xã Châu Cường (Quỳ Hợp); đập cây Đa xã Nghĩa Trung (Nghĩa Đàn); đập Chủ Hu, xã Đôn Phục (Con Cuông)…

Quốc lộ 48 đoạn km99  qua Quỳ Châu bị sụt lún nghiêm trọng
Quốc lộ 48 đoạn km 99 qua Quỳ Châu bị sụt lún nghiêm trọng.

Hiện nay, việc khắc phục hậu quả về bão lụt đang được quan tâm chỉ đạo, nhưng nhìn chung vẫn trong tình trạng “lực bất tòng tâm”.

Theo ông Nguyễn Sỹ Hưng - Phó Giám đốc Sở NN và PTNT, Chánh Văn phòng Ban chỉ huy phòng chống bão lụt và tìm kiếm cứu hộ cứu nạn tỉnh: “Việc khắc phục dân sinh, sản xuất nông nghiệp và cơ sở hạ tầng yêu cầu kinh phí lớn, trong khi tỉnh, huyện đang khó khăn, chưa cân đối được ngân sách. Để sớm khắc phục hậu quả bão và mưa lũ, ổn định đời sống, sản xuất và sinh hoạt cho nhân dân, UBND tỉnh đã có văn bản đề nghị Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo về phòng chống thiên tai và các bộ, ngành liên quan hỗ trợ khẩn cấp cho tỉnh Nghệ An. Bên cạnh đó, tỉnh cũng đã chỉ đạo huy động các nguồn lực, nhất là phương tiện, sức lao động hiện có để sửa chữa khôi phục các công trình giao thông bằng việc phát động đợt cao điểm toàn dân ra quân làm thủy lợi từ 29/11 đến ngày 31/12/2016”.

                                                 Hải Yến

TIN LIÊN QUAN

Tin mới