[Quiz] Bạn biết gì về phong trào thi đua yêu nước

Bạn biết gì về phong trào thi đua yêu nước?

Mời độc giả cùng tìm hiểu về phong trào thi đua yêu nước của dân tộc Việt Nam qua bài trắc nghiệm nhỏ sau.

Câu 1: Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc, đánh dấu bước khởi đầu cho phong trào thi đua yêu nước của cả dân tộc vào thời gian nào?

  • 23/9/1945
  • 27/3/1948
  • 11/6/1948

C. Ngày 11/6/1948, nhân kỷ niệm 1.000 ngày kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc. Đến nay, sau 70 năm, đã có hàng trăm phong trào thi đua yêu nước trên tất cả các lĩnh vực.

Câu 2: Phương châm thi đua yêu nước theo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh là gì?

  • “Thi đua chứ không phải ganh đua”, “giúp đỡ những người và những nhóm còn kém theo kịp mức cao hiện nay”
  • Thi đua phải gắn liền với khen thưởng, khen thưởng là kết quả của phong trào thi đua
  • Tất cả các ý trên

C. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ, “thi đua chứ không phải ganh đua”, nên cần đoàn kết, thân ái giúp đỡ lẫn nhau để đạt thành tích cao. Khen thưởng đúng người, đúng việc, kịp thời sẽ động viên, giáo dục và thúc đẩy phong trào thi đua phát triển liên tục.

Câu 3: “Ruộng rẫy là chiến trường, cuốc cày là vũ khí, nhà nông là chiến sỹ, hậu phương thi đua với tiền phương” là một trong những khẩu hiệu của phong trào thi đua yêu nước giai đoạn nào?

  • Kháng chiến chống thực dân Pháp
  • Kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
  • Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

A. Thời kỳ này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động nhiều phong trào thi đua yêu nước. Trên chiến trường, chiến sỹ thi đua giết giặc lập công; ở hậu phương, nhân dân thi đua tăng gia sản xuất, diệt giặc đói, giặc dốt…

Câu 4: Đâu là các phong trào thi đua nổi bật ở miền Bắc trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, cứu nước?

  • Ba sẵn sàng; Năm xung phong; Người người thi đua, ngành ngành thi đua, ta nhất định thắng, địch nhất định thua
  • Tay búa, tay súng; Ba sẵn sàng; Năm xung phong; Ba đảm đang
  • Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược; Mỗi người làm việc bằng hai; Bám đất giữ làng; Tất cả vì công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa

B. Đây là thời kỳ Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi quân và dân miền Bắc đẩy mạnh thi đua “Mỗi người làm việc bằng hai”. Hưởng ứng lời kêu gọi ấy, các phong trào được dấy lên rộng khắp: Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược; Tay búa, tay súng; Ba sẵn sàng; Ba đảm đang; Năm xung phong…

Câu 5: Trong 70 năm qua, có bao nhiêu kỳ đại hội thi đua yêu nước đã được tổ chức?

  • 7 kỳ
  • 8 kỳ
  • 9 kỳ

C. Sau 4 năm phát động, Đại hội thi đua yêu nước lần thứ nhất diễn ra từ ngày 1 đến ngày 6/5/1952. Từ đó đến nay, 9 kỳ đại hội TĐYN đã được tổ chức, tôn vinh hàng nghìn điển hình tiên tiến tiêu biểu trên các lĩnh vực qua các thời kỳ.

Câu 6: Ngày Truyền thống thi đua yêu nước được chính thức lựa chọn, trong văn bản nào?

  • Nghị quyết về Đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước ngày 26/1/1961 của Ban Bí thư Trung ương Đảng
  • Quyết định số 258/QĐ-TTg ngày 4/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ
  • Chỉ thị số 39-CT/TW ngày 21/5/2004 của Bộ Chính trị (khoá IX)

B. Nhằm phát huy ý nghĩa, giá trị của Lời kêu gọi thi đua ái quốc và sức mạnh của các phong trào TĐYN, tạo khí thế thi đua sôi nổi, rộng khắp, ngày 4/3/2008, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 258/QĐ-TTg về việc lấy ngày 11/6 hàng năm làm Ngày Truyền thống thi đua yêu nước.

Câu 7: Chủ đề thi đua yêu nước giai đoạn 2016 - 2020 là gì?

  • Đoàn kết, sáng tạo, thi đua xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
  • Đoàn kết, năng động, sáng tạo, thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội
  • Phát huy truyền thống yêu nước, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, hăng hái thi đua thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội

A. Đại hội thi đua yêu nước lần thứ IX diễn ra trong 2 ngày 6 và 7/12/2015 tại thủ đô Hà Nội đã xác định chủ đề thi đua giai đoạn 2016-2020 là “Đoàn kết, sáng tạo, thi đua xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

Hãy trả lời các câu hỏi để biết kết quả của bạn